Tôm hùm đỏ vẫn hút khách sau lệnh cấm
Dù bị cấm sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, nhưng nhiều cơ sở, nhà hàng vẫn bán tôm hùm đỏ dưới dạng món ăn đặc sản với giá trên nửa triệu đồng một kg.
Thời gian qua, vẫn có nhiều nơi nuôi lén và nhập tôm hùm đỏ (còn gọi là tôm hùm đất) về làm món đặc sản và khá hút khách với giá sỉ 180.000-250.000 đồng một kg (hàng đông lạnh, chưa sơ chế), còn đã chế biến là 600.000-700.000 đồng một kg.
Chủ một cơ sở chuyên bán tôm hùm đất tại Hà Nội cho biết, từ tháng 5 đến tháng 11 là thời điểm lượng hàng tôm hùm đất dồi dào nên mỗi tháng cửa hàng anh bán ra thị trường khoảng 2 tấn, bao gồm cả tôm sống và đông lạnh. Đa phần hàng nhập từ Trung Quốc, giá bán sỉ là 180.000-250.000 đồng.
“Trước đây, tôi có từng nuôi loại này làm cảnh và bán hàng sống nhưng gần đây biết quy định cấm không được nuôi nên tôi đã dừng, còn việc nhập hàng đông lạnh về bán không ảnh hưởng gì nên hàng năm cứ đến vụ là tôi nhập. Tất cả hàng hóa đông lạnh đều được hải quan kiểm tra khắt khe”, chủ cơ sở này cho biết.
Tôm hùm đỏ được chế biến thành món đặc sản tại nhà hàng Việt Nam.
Cũng kinh doanh nhiều năm nay, một nhà hàng ở quận Yên Phụ (Tây Hồ) vẫn hút khách khi bán mặt hàng này. Món tôm hùm đất sốt bơ tỏi kiểu Mỹ có giá gần 600.000 đồng một kg. Còn tại TP HCM, nhà hàng tại đường Cách mạng tháng 8 (quận 1) bán với giá 700.000 đồng một kg. Sản phẩm được bán quanh năm. Theo các nhà hàng này, nguồn hàng đa phần nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, đồng thời, vì nhập hàng đông lạnh theo dạng thực phẩm nên không ảnh hưởng. Mặt khác, từ trước tới nay chưa thấy cơ quan chức năng nào phàn nàn về sản phẩm chế biến nay nên các cơ sở vẫn bán bình thường.
Mặc dù cho rằng không ảnh hưởng, nhưng theo lãnh đạo Tổng cục thủy sản thì trong Thông tư liên tịch số 27 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường, tôm hùm đỏ được xếp vào nhóm ngoại lai có khả năng xâm hại, nên không được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Quang Huy, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, đại diện đơn vị duy nhất được cấp phép nhập loài tôm này về nghiên cứu cho biết, sau khi nghiên cứu, viện đã đưa ra khuyến cáo không phát triển loại tôm này ở nước ta từ nhiều năm nay. Mới đây, khi biết một số vùng nuôi lén thì Tổng cục thủy sản cũng đã chỉ đạo thu hồi và tiêu hủy loại này vì chúng thuộc nhóm sinh vật ngoại lai, không có giá trị kinh tế cao và còn phá hoại mùa màng. Chúng hay đào hang làm hỏng đê điều. Vì là giống ăn tạp, nên tôm hùm đỏ có khả năng thích nghi tốt với môi trường, dẫn tới có thể phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng.
Tôm hùm đỏ hay còn gọi là tôm hùm đất có nhiều tên tiếng Anh như: Crawfish, Crayfish, Crawdads, Mudbugs, Red Swamp Crayfish. Loại này có nhiều ở Louisiana (Mỹ) nên còn gọi là Louisiana Crayfish. Đây là loại ăn tạp, chúng ăn cả động vật sống lẫn động vật chết và cả thực vật.
Mới đây, Tại xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã phát hiện có đơn vị nuôi tôm hùm đỏ. Sau khi biết thông tin, chính quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra tiêu huỷ số tôm hùm đỏ tại doanh nghiệp này.
(Theo VnExpress)
Thực hư thông tin doanh nghiệp "xúi" dân phá lúa, nuôi sinh vật lạ
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp xác nhận có sự việc Công ty Sen Hoàng Giang thả tôm hùm đỏ - loài sinh vật thuộc danh mục cấm nuôi ở Việt Nam - xuống ao sen nhưng số tôm này đã được bắt và tiêu hủy. Về thông tin công ty này có người Trung Quốc làm việc, mới xác định có một vài người đến theo diện đối tác...
Ngày 6/2, PV Dân trí có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp xung quanh thông tin Công ty TNHH Sen Hoàng Giang "xúi" dân phá lúa, trồng sen và nuôi tôm hùm đỏ... gây ồn ào dư luận vừa qua.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, sự việc xảy ra từ giữa năm 2016. Khi biết Công ty Sen Hoàng Giang có thả nuôi tôm hùm đỏ, ngành chức năng đã đến công ty tiến hành tát ao, thu gom và xử lý triệt để. Ngoài ra, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng tiếp tục theo dõi cũng như tuyên truyền cho người dân khi thấy loại sinh vật này là bắt, tiêu hủy ngay.
Cụ thể sự việc, ông Lê Văn Công - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp - thông tin: Có nhiều thông tin khác nhau về hoạt động của Công ty Sen Hoàng Giang (đóng trên xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh) nhưng có thể chia ra làm 3 vấn đề.
Thứ nhất về sen, Công ty Sen Hoàng Giang được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép mô hình trồng sen lấy ngó. Khi ngành nông nghiệp xác định giống sen của công ty này không phải giống sen bản địa nên cho phép trồng thử nghiệm khoảng 300m2. Tuy nhiên theo thông tin Sở NN&PTNT nắm được từ người dân lân cận thì sen họ trồng xuống ban đầu phát triển xanh tốt nhưng sau đó đều chết hết.
Hình ảnh những con tôm hùm đỏ tại ao thuộc Công ty Sen Hoàng Giang mà ngành chức năng bắt và tiêu hủy vào tháng 12/2016
Vấn đề thứ hai là tôm hùm đất hay còn gọi là tôm hùm đỏ. Sở xác định con tôm này nằm trong danh mục cấm nuôi của Việt Nam và có xuất xứ ở Nam Mỹ. Khi nhận thông tin Công ty Sen Hoàng Giang có nuôi loại này, Sở Nông nghiệp kết hợp với chính quyền địa phương đến kiểm tra.
Theo lời ông Trần Văn Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Sen Hoàng Giang, số tôm công ty thả xuống ao sen là khoảng 4kg, trọng lượng từ 30 - 40g/con. Số tôm này ông Hòa nói do một người bạn cho nên mang về thả nuôi và không biết sinh vật này nằm trong danh mục cấm nuôi.
Đoàn công tác yêu cầu ông Hòa tát ao và bắt được 83 con tôm hùm đỏ. Sau đó dân bắt thêm 3 con và Sở tiếp tục yêu cầu ông Hòa tát ao còn lại, bắt thêm 18 con nữa. Tất cả số tôm bắt được đều bị tiêu hủy. Sở cũng đã buộc ông Hòa phun thuốc xuống ao để diệt nốt những con tôm còn sót lại. Sau đợt tiêu hủy lần 3 vào cuối tháng 12/2016, đến nay người dân và ngành chức năng chưa phát hiện thêm con tôm hùm đỏ nào.
Nhà báo Phan Huy - Trưởng VP báo Dân trí tại TP Cần Thơ trao đổi với ông Lê Văn Công - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp (phải)
Riêng về thông tin người Trung Quốc làm việc tại Công ty Sen Hoàng Giang, ông Công cho rằng đây là lĩnh vực ngành Công an quản lý. Tuy nhiên theo tìm hiểu của ngành nông nghiệp thì khi doanh nghiệp này hoạt động có xuất hiện 2-3 người Trung Quốc đến bằng vi sa du lịch. Một số người dân thông tin, những người Trung Quốc này đến rồi đi như đối tác của ông Hòa chứ không phải người làm công. Hiện tại, không có người Trung Quốc nào làm việc tại Công ty Sen Hoàng Giang.
Về thông tin công ty này "xúi" dân phá lúa, ông Công nói, có sự việc này nhưng trong tổng số 23ha công ty Sen Hoàng Giang thuê đất trồng sen thì có 1ha của ông Đinh Văn Út ở ấp 6 là lúa đang chuẩn bị thu hoạch. Ông Hòa đã buộc ông Út phá lúa giao đất và trả 42 triệu đồng.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp Lê Văn Công khẳng định, đến thời điểm này chưa thể kết luận Công ty Sen Hoàng Giang đúng sai hay có dấu hiệu gì khác trong toàn bộ sự việc này. Riêng việc nuôi tôm hùm đỏ là sai hoàn toàn nhưng qua làm việc, ông Hòa hợp tác tốt và đã làm giấy cam kết không tái phạm, do vậy Sở NN&PTNT không xử phạt hành chính.
Ông Công cho biết, nếu thời gian tới, công ty này tiếp tục nuôi hay không làm đúng theo giấy phép đã đăng ký, ngành nông nghiệp và Sở Kế hoạch & Đầu tư sẽ kiến nghị UBND tỉnh xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
Về vấn đề người dân thấy gì từ mô hình trồng sen "lạ" của Công ty Sen Hoàng Giang, PV Dân trí sẽ tiếp tục tìm hiểu và cập nhật đến bạn đọc.
Tôm hùm đỏ còn gọi là tôm hùm nước ngọt, tôm hùm đất, tên khoa học là Procambarus clarkii, có nguồn gốc từ Đông Nam Hoa Kỳ và còn được tìm thấy trên các châu lục khác, nơi mà nó gây ra một dịch hại xâm lấn nghiêm trọng.
Chúng có thể sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ từ 0 đến 38 độ C. Chúng có thể từ môi trường nước, có thể kéo lên bờ sống, thậm chí cả đàn có thể di chuyển lên bãi cỏ ở. Với sức đề kháng mạnh, chúng có thể sống trong môi trường ô nhiễm, thậm chí sống trong cống rãnh.
Đây là loài tôm ăn tạp, sống trong đầm lầy nước ngọt và nước lợ, là loài có sức mạnh nên có thể ăn tất cả động vật và cây cỏ. Chúng ăn được mùn bã hữu cơ từ tự nhiên, sống được trong môi trường nước lợ. Chúng có thể ăn các loại côn trùng, nhiều loại cây cỏ, nên sinh sôi nảy nở rất nhanh. Nếu không đủ thức ăn, loài này sẽ ăn sang hoa màu, thậm chí chúng còn ăn được cả gỗ, làm biến dạng môi trường sống.
Theo Wikipedia
(Theo Dân Trí)
Vụ doanh nghiệp trồng sen, nuôi sinh vật lạ: Người Trung Quốc dạy kỹ thuật? Người dân sống gần Công ty Sen Hoàng Giang cho rằng trước đây họ từng thấy và bắt được vài con tôm hùm đỏ ở ao của công ty này nhưng nay không thấy nữa. Về việc 2 người Trung Quốc ăn ở tại công ty, phiên dịch viên cho biết họ sang để dạy về kỹ thuật trồng sen. Liên quan đến...