Tôm hùm đất được bày bán số lượng lớn : Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra làm rõ
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ liên quan kiểm tra, làm rõ phản ánh của báo chí về tình trạng tôm hùm đất được bày bán số lượng lớn.
Trong những ngày qua, nhiều cơ quan báo chí phản ánh việc tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu, cấm phát triển từ năm 2013 nhưng vẫn được bày bán, kinh doanh trên thị trường nội địa với số lượng lớn.
Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình – Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Bộ Tài chính – Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh việc tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu từ năm 2013 nhưng vẫn được bày bán, kinh doanh trên thị trường nội địa.
Phó Thủ tướng yêu cầu xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực – Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kết quả.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.
Trước đó, thông tin loài tôm hùm đất được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam từ Trung Quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của dự luận. Nhiều chuyện gia nhận định tôm hùm đất là loại sinh vật ngoại lai nguy hiểm, nếu du nhập có thể trở thành “thảm họa” với nền nông nghiệp Việt Nam.
TS Bùi Quang Tề (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) cho biết, tôm hùm đất là loài sinh vật có nguồn gốc ngoại lai và không phải bây giờ mới du nhập vào Việt Nam. Cách đây khoảng 5 – 7 năm, loài này từng được nuôi thử nghiệm tại tỉnh Phú Thọ và cả ở Đồng Tháp.
Tuy nhiên, sau đó xác định đây là loài ngoại lai nguy hại, các nhà khoa học đề nghị không nhân giống phát triển.
Video đang HOT
Theo ông Tề, tôm hùm đất là loại sinh vật hoạt động mạnh, phàm ăn, có nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái của các loại sinh vật bản địa.
Hiện Trung Quốc vất vả đối phó với nạn tôm hùm đất phát triển dọc sông Trường Giang khi chúng đã lấn át hết các sinh vật bản địa.
“Nếu loài này phát tán ra đồng ruộng Việt Nam sẽ nguy hại cho sản xuất nông nghiệp, làm lây lan mầm bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng, gây thiệt hại nặng nề cho các đầm nuôi tôm”, ông Tề cho hay.
Tôm hùm đất (tôm hùm đỏ/ tôm càng đỏ).
Đồng quan điểm, GS Nguyễn Lân Dũng cũng cho rằng, tôm hùm đất nếu lọt ra ngoài môi trường như ốc bươu vàng hoàn toàn có thể gây ra cuộc tàn phá mới với nông nghiệp.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, khi lọt vào môi trường tự nhiên, loài này gây ra sự tàn phá khủng khiếp. Chúng cắt ngang thân cây lúa, ăn tất cả các loại búp cây non, ăn được cả các loài tôm, cá nhỏ. Chúng là nguồn gây những bệnh nguy hiểm cho các vùng nuôi tôm và gây ra dịch bệnh nghiêm trọng.
GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, việc cấm tôm hùm đất ở Việt Nam là chuyện không cần bàn nhiều, loài này có hại nhiều hơn có lợi.
Ngày 20/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra công văn hỏa tốc gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ tôm hùm đất.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, loài tôm hùm đất không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại. Việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản.
Nhằm bảo vệ môi trường và tránh tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
Khi phát hiện có phát tán ra môi trường phải có biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt loài tôm hùm đất theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Đồng thời tuyên truyền, phồ biến về tác hại của loài tôm càng đỏ đối với môi trường và sản xuất nông nghiệp; ngăn chặn sự phát tán của loài này ra môi trường tự nhiên.
XUÂN TRƯỜNG
Theo VTC
Bất chấp lệnh cấm, 2 quán ăn ở Quảng Ninh vẫn bán tôm càng đỏ
Bất chấp lệnh cấm nuôi, buôn bán tôm càng đỏ, 2 cửa hàng kinh doanh ăn uống ở TP.Móng Cái (Quảng Ninh) vẫn tích trữ loài thủy sinh ngoại lai này để bán cho thực khách. Cả hai cửa hàng này đã bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử phạt và buộc tiêu hủy số tôm càng đỏ trên.
Tôm càng đỏ hay còn gọi là tôm hùm đất được đưa vào Việt Nam, nuôi thử nghiệm ở các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam vào năm 2006 và Phú Thọ năm 2012. Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy đây là loài thủy sinh có nguồn gốc ngoại lai, ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưa đào hang, hoạt động về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao với môi trường, thường đào hang sâu 1-2m nên có khả năng phá hủy hệ thống tưới tiêu nông nghiệp.
Đặc biệt, chúng còn là vật chủ lây truyền, phát tán nhiều loại bệnh dịch ra môi trường, cạnh tranh thức ăn, tiêu diệt loài tôm, cá bản địa.
Vì thế loài tôm này không có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loài ngoại lai xâm hại. Do đó việc kinh doanh, tiêu thụ loài tôm này là vi phạm quy định pháp luật về đa dạng sinh học và thủy sản.
Cục quản lý thị trường Quảng Ninh xử lý các trường hợp vi phạm về tôm càng đỏ. (Ảnh: Tổng cục QLTT)
Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh về tăng cường, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với tôm càng đỏ, Đội Quản lý thị trường số 4 (TP. Móng Cái) đã phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đường mòn lối mở, các địa điểm tập kết thu mua thủy hải sản tại các tuyến đường vận chuyển trọng điểm, triển khai các biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển tôm càng đỏ vào thị trường nội địa.
Mới đây, trong quá trình rà soát 48 cửa hàng ăn uống trên địa bàn, lực lượng QLTT Quảng Ninh đã phát hiện và xử lý 2 trường hợp vi phạm kinh doanh tôm càng đỏ, tiêu huỷ 7kg, phạt tiền 1,5 triệu đồng.
Cụ thể, Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh đã kiểm tra quán ăn của hộ kinh doanh Hoàng Văn Tăng (số 171 Tuệ Tĩnh, phường Ka Long, Móng Cái) và phát hiện 3kg tôm càng đỏ. Đội tiến hành lập biên bản, xử phạt 750.000 đồng, đồng thời tiêu huỷ toàn bộ tang vật.
Ngoài ra, Đội tiếp tục kiểm tra hộ kinh doanh cơm Thúy, có địa chỉ tại số 70 Triều Dương, phường Trần Phú, Móng Cái, phát hiện 4 kg tôm càng đỏ, xử phạt 750.000 đồng, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm.
Theo Danviet
Sự thật: Tôm càng đỏ nguy hiểm hơn ốc bươu vàng, ăn 1 bữa là chán Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Quang Huy - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I khi trao đổi với PV Dân Việt về loài tôm càng đỏ đang gây "sốt" trên mạng. Được biết, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cũng là nơi đầu tiên thử nuôi loài tôm "lạ" này ở Việt Nam. Tôm...