Tom Cruise “đùa giỡn” với tử thần
Hết nhảy ra từ những tòa nhà cao tầng, cheo leo trên những ngọn núi mà không có dây bảo hiểm Tom Cruise đang cống hiến hết mình cho điện ảnh.
Nam diễn viên này luôn khăng khăng anh sẽ tự làm hết mọi việc khi thực hiện một bộ phim hành động.
Và những hình ảnh mới nhất đã chứng minh sự can trường và độ dẻo dai của ngôi sao đã sắp bước sang tuổi 50. Trong những hình ảnh mới nhất anh gần như lơ lửng ở độ cao hơn 800 mét trong không khí tại tòa nhà cao nhất thế giới.
Nam diễn viên này đang thực hiện những cảnh quay tại Dubai cho phần 4 của series phim Mission: Impossible/ Nhiệm vụ bất khả thi.
Tom Cruise chạy trên mặt kính phía ngoài của tòa nhà Buri Khalifa – tòa nhà cao nhất thế giới
Vào hôm thứ 7 tuần trước, nam diễn viên này đã quyết định treo mình ở tầng thứ 124 của tòa nhà này với những thiết bị bảo hiểm không thực sự chắc chắn. Bên dưới đường đám đông người hâm mộ hồi hộp nhìn lên để theo dõi những hành động của anh.
Mặc cả một bộ đồ đen trên người, nam diễn viên 48 tuổi chạy ngang những cửa sổ của tòa tháp cao chọc trời này trong khi các kĩ thuật viên cũng như các thành viên trong đoàn làm phim nín thở dõi theo anh từ một ô cửa sổ mở phía trên.
Một nam diễn viên khác cũng thực hiện cảnh quay này cùng Tom và có vẻ như cả hai đang rượt đuổi nhau xung quanh tòa nhà này.
Cruise và một diễn viên khác với cảnh quay mạo hiểm
Cruise sau đó cùng các bạn diễn của mình là Jeremy Renner, 39 tuổi và Paula Patton, 34 tuổi đã có mặt tại khách sạn Armani nơi họ tổ chức một buổi họp báo để thông báo chi tiết về phần 4 của bộ phim có tên gọi Mission Impossible: Ghost Protocol.
Video đang HOT
Địa điểm thực hiện những cảnh quay mạo hiểm – tòa nhà cao nhất thế giới
Người hâm mộ và khách du lịch đứng bên dưới theo dõi Cruise đóng phim
Cruise nổi tiếng là người luôn tự thực hiện những cảnh quay mạo hiểm trong các bộ phim trong đó có Mission: Impossible.
Anh đã hy sinh khá nhiều cho vai diễn điệp viên Ethan Hunt trong Missions Impossible và luôn tính toán tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ trong mỗi cảnh quay.
Chia sẻ với Daily Record mùa hè vừa rồi, anh tâm sự: “Tôi muốn chiêu đãi cho khán giả và một phần những người làm bộ phim này những pha hành động nguy hiểm của mình”.
Tiếp đất, Tom cùng các bạn diễn trong Mission: Impossible: Ghost Protocol – Jeremy Renner và Paula Patton tại buổi họp báo ra mắt phim
“Tôi yêu thích việc chiếc máy quay ở trước mặt tôi nơi bạn có thể nắm bắt từng cảnh quay một cách sống động nhất. Tôi nghĩ nó sẽ tăng thêm sự phấn khích cho khán giả. Đó là điều thách thức tôi phải làm. Luôn luôn có vô vàn khó khăn trước khi bạn thực hiện bộ phim nhưng chúng tôi đã vượt qua. Chúng tôi chuẩn bị kĩ lưỡng và chúng tôi chắc chắn mình luôn sẵn sàng”.
Tom hết lái xe lại tay không leo núi trong Mission: Impossible II
Hadex (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Khi xe gặp nạn: Thoát hiểm bằng cách nào?
Dù trên thành xe có giá để búa nhưng không có búa
Những vật dụng bảo hộ trên xe khách như búa thoát hiểm, bình xịt cứu hỏa, dây an toàn... dường như đang bị quên lãng, khi hầu hết các xe khách từ xe của tư nhân đến xe của các công ty vận tải đều không có.
Nhiều ý kiến cho rằng, số người thiệt mạng trong vụ xe khách bị lũ cuốn trôi ở Hà Tĩnh có thể không lớn như vậy nếu ngay khi xảy ra tai nạn, những người trên xe có thể đập được nhiều ô cửa kính để thoát ra ngoài, chứ không phải chỉ một ô cửa duy nhất.
Hiện nay, dường như bản thân các nhà xe và hành khách đang quên đi những dụng cụ bảo hộ trên xe khách, những vật dụng tuy nhỏ nhưng sẽ rất hữu ích khi xe xảy ra sự cố, như búa thoát hiểm, bình xịt chữa cháy, dây an toàn... Đặc biệt là với những chiếc xe khách đời mới, kính xe được làm khá dày, khó vỡ và thường là loại kính liền, thành một khối với thân xe.
Búa thoát hiểm dùng đập vỡ kính xe trong trường hợp khẩn cấp, nó có đầu nhọn, thậm chí có thêm lò xo để gia tăng lực khi sử dụng. Búa nhỏ, nhẹ và tiện sử dụng khi cần. Thông thường, búa khẩn cấp được trang bị kèm theo xe và được gắn trên thành xe, bên trong khoang hành khách.
Tuy nhiên, thực tế trên các xe khách chạy liên tỉnh, đường dài hiện nay đều thiếu hoặc không có những vật dụng bảo hộ đó.
Chúng tôi lên một xe khách chạy tuyến Hà Nội - Thanh Hóa, BKS 29T-89..., của HTX Dịch vụ vận tải thương mại TP, loại xe 47 chỗ, chiếc xe còn khá mới.
Trên khung cửa sổ xe, vị trí được thiết kế để đặt búa thoát hiểm, chỉ còn lại giá để búa, còn búa thì đã mất từ bao giờ, toàn bộ dây bảo hiểm dành cho hành khách đều không có.
Khi chúng tôi vặn hỏi, tài xế tên Lê Văn Huy biện bạch: "Khi đưa xe vào chạy một thời gian thì không còn thấy những chiếc búa ấy nữa, có thể do bị rơi, cũng có khi hành khách thấy nó "xinh xinh" nên lấy xem, rồi bỏ túi luôn. Thay rồi lại mất, biết bao nhiêu cho đủ. Với lại, để đấy cũng đâu có dùng tới".
Trên kính xe cũng có dán chữ "cửa thoát hiểm" nhưng dòng chữ khá mờ, khách đi xe phải để ý mới thấy được. Hơn nữa, dù biết là cửa thoát hiểm nhưng cũng chẳng ai biết thoát hiểm bằng cách nào, làm sao để thoát ra ngoài qua cái cửa kính đấy.
"Cửa thoát hiểm" - nhưng thoát hiểm bằng cách nào?
Khi chúng tôi hỏi một số hành khách đang đi trên xe về búa thoát hiểm, và cách thoát hiểm, họ đều tỏ ra ngơ ngác vì không biết chúng tôi hỏi cái gì.
"Tôi cũng không rõ lắm về cái này, đi một số xe có thấy nhưng cũng không để ý lắm, nó đâu liên quan đến mình. Lâu nay đi xe chỉ lên đi vậy thôi, chứ đâu có thấy ai nói gì đâu mà biết", anh Trịnh Văn Quý, một hành khách trên xe cho biết.
Không chỉ thiếu búa thoát hiểm, trên xe chúng tôi đi còn không có cả dây an toàn ở các hàng ghế của hành khách. Gần 40 hành khách trên xe đều không có ai thắt dây an toàn. Chỉ duy nhất tài xế có dây an toàn, có lẽ vì đây là yêu cầu bắt buộc với tài xế xe ô tô khi tham gia giao thông.
"Theo thiết kế xe nào cũng có, nhưng nói thật, dân ta đi xe có bao giờ thắt dây an toàn đâu. Có khi mình bắt họ thắt, đến lúc mình quay đi họ lại tìm cách tháo ra ấy chứ. "Thượng đế" không thích mà mình vẫn ép họ thì khác nào đuổi họ đi xe khác. Khách không dùng thì tháo đi cho gọn, để cũng đâu làm được gì", tài xế Huy cho biết thêm.
Ngoài việc thiếu các trang bị cứu hộ khi cần, các xe khách hiện nay cũng không hề có bất cứ chỉ dẫn, hay hướng dẫn nào cho các "thượng đế" của mình, làm sao để thoát hiểm khi xe xảy ra sự cố, những dụng cụ hỗ trợ nào cần dùng...
"Nói mấy cái đấy với hành khách, khác nào bảo họ xe của tôi không an toàn, có thể xảy ra sự cố bất kể lúc nào. Như thế ai còn dám đi xe của mình", tài xế Huy biện minh.
Theo khảo sát của chúng tôi, tại hai bến Giáp Bát và Nước Ngầm một số xe chất lượng cao chạy tuyến liên tỉnh có trang bị búa thoát hiểm ở thành cửa kính xe. Tuy nhiên, những chiếc búa này lại được đặt ở vị trí khuất, sau những tấm rèm cửa, nên rất khó thấy nếu không chủ ý tìm kiếm. Như một số xe chạy tuyến Hà Nội - Thái Bình, Hà Nội - Thanh Hóa, Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Hà Tĩnh...
Còn hầu hết các xe khách hiện nay đều "lãng quên" dây an toàn, chúng bị nhà xe tháo bỏ, hoặc đẩy xuống gầm ghế cho khỏi... vướng. Theo các quy định an toàn xe khách hiện nay, chỉ bắt buộc thắt dây an toàn đối với người ngồi ở hàng ghế đầu của xe, các hàng ghế sau thì không bắt buộc, nên nhiều nhà xe bỏ qua thiết bị này.
Theo Bee
Teen và trào lưu học hè cùng... người yêu Đến lớp học với những trang phục hở hang, nước hoa thơm phức, sách vở thì chẳng mang. Vào lớp lại ngồi nói chuyện, đùa giỡn, chẳng học hành. Nhiều teen vẫn làm người khác khó chịu với kiểu đến lớp học chỉ để nũng nịu cùng người yêu. Lớp học hay công viên? Hè đến, cảm thấy đi chơi thời gian vẫn...