Tôm, cá Việt chinh phục “ông lớn”
Trải qua gần 20 năm kể từ những ngày đầu “lò dò” đặt chân đến thị trường Mỹ, tôm cá Việt Nam hiện đã giành được thị phần khá ổn định, lọt vào danh sách những sản phẩm thủy sản được ưa thích tại Mỹ.
Chinh phục “ông lớn” Mỹ
Năm 1994, những lô hàng thủy sản đầu tiên của Việt Nam xuất hiện tại thị trường Mỹ. Dù giá trị kim ngạch trong những năm đầu tiên còn rất khiêm tốn, chỉ khoảng 6 triệu USD, tuy nhiên, theo đánh giá, việc đặt chân được đến thị trường rộng lớn này đã mở ra cơ hội mới cho ngành thủy sản Việt Nam.
Đến năm 2001, Mỹ lọt vào danh sách các nước nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam với tổng giá trị khoảng 500 triệu USD, chiếm khoảng 28,4% thị phần. Hiện tại, Mỹ là thị trường lớn nhất của thủy sản xuất khẩu Việt Nam ở 4 mặt hàng, gồm tôm, cá tra, cá ngừ và cua ghẹ.
Là sản phẩm xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam, mặt hàng tôm đông lạnh cũng đã có mặt tại thị trường Mỹ từ đầu những năm 2000. Đặc biệt, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng mạnh trong năm 2013 với giá trị kim ngạch đạt khoảng 831 triệu USD, tăng 82,5% so với năm 2012.
Bên cạnh tôm, cá tra cũng được xem là “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam tại thị trường Mỹ. Năm 2009, lần đầu tiên cá tra, cá basa Việt Nam lọt vào danh sách thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ, xếp ở vị trí thứ 10, với mức tiêu thụ bình quân 0,356 pound/người (1pound = 0,45kg). Kể từ đó đến nay, loài cá này đã không ngừng “thăng hạng” tại Mỹ. Năm 2011, với mức tiêu thụ bình quân đạt 0,628 pound/người, tăng thêm 0,223 pound so với 0,405 pound trong năm 2010, cá tra Việt Nam lần đầu tiên vượt qua cả cá da trơn Mỹ nhảy từ vị trí số 9 lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 10 loại thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ, tức tăng thêm 3 bậc so với năm trước đó.
Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến, Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sự gia tăng nhanh chóng của xuất khẩu cá tra vào Mỹ đã khẳng định vị trí loại thủy sản này trong lòng người tiêu dùng Mỹ. Hiện tại, Mỹ là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 22% thị phần trong năm 2014.
Biển to, sóng lớn
Video đang HOT
Cũng theo ông Trương Đình Hòe, thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhưng cũng là thị trường phức tạp nhất và khó khăn nhất bởi các tranh chấp thương mại hay các yêu cầu kỹ thuật khắt khe trong xuất nhập khẩu hàng hóa…
Theo đó, những vụ kiện chống bán phá giá, vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm đông lạnh… đã khiến nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Mỹ gặp nhiều khó khăn.
Ông Trần Văn Lĩnh – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Thủy sản Thuận Phước (Đà Nẵng), cho rằng, cùng với sự tăng trưởng của xuất khẩu tôm cá Việt Nam vào Mỹ, hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản nội địa nước này ngày càng teo tóp. Do đó, hàng rào thuế quan và các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng là cách để Chính phủ nước này bảo vệ người tiêu dùng và ngành sản xuất trong nước.
Việc áp thuế chống bán phá giá lên tôm, cá nhiều lần khiến doanh nghiệp Việt gần như phải buông bỏ thị trường Mỹ, lượng xuất khẩu giảm rõ rệt. Cụ thể, sau khi lần đầu tiên đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá vào cuối năm 2002, lượng cá tra Việt Nam tại thị trường Mỹ đã giảm từ 5.000 tấn năm 2003 xuống còn 274 tấn năm 2005. Mới đây nhất, trong quý I.2015, xuất khẩu thủy sản vào Mỹ đã giảm đến 44% so với cùng kỳ năm trước do bị áp thuế cao.
Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam liên tục bị cảnh báo về tình trạng nhiễm khuẩn, kháng sinh… khi Mỹ thắt chặt kiểm tra, kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu. Năm 2014, số lô hàng bị cảnh báo nhiễm kháng sinh tại Mỹ cũng tăng 1,6 lần, lên 58 lô. Mặt hàng thủy sản bị cảnh báo nhiều nhất là tôm và cá tra, một số ít là cá rô, lươn, ếch. Hay như gần đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đại dương đi Mỹ gặp khó khăn, bị trả hàng liên tục vì cá nhiễm vi sinh như khuẩn E.Coli, Salmonella…
Năm 2011, Mỹ lọt vào danh sách các nước nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam với tổng giá trị khoảng 500 triệu USD, chiếm khoảng 28,4% thị phần. Hiện tại, Mỹ là thị trường lớn nhất của thủy sản xuất khẩu Việt Nam ở 4 mặt hàng, gồm tôm, cá tra, cá ngừ và cua ghẹ.
Theo_Dân việt
Hà Nội chặt vội, trồng nhầm!
Theo các chuyên gia, cây vàng tâm thuộc vào danh sách sẽ nguy cấp, là đối tượng bảo vệ của một số khu rừng cấm, vườn quốc gia. Dù quý hiếm nhưng đây là loại cây hoàn toàn xa lạ với các đô thị.
Theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị 2 bên đường phố đã được UBND TP Hà Nội thông qua, các cây xanh tại 10 quận không đúng chủng loại cây xanh đô thị (cây cấm trồng); cây cong, xấu, ảnh hưởng mỹ quan, giao thông... sẽ bị chặt hạ với số lượng 6.700 cây, thay vào đó là cây vàng tâm và một số chủng loại cây trồng khác.
Quá vô lý!
Trong số các tuyến đường sẽ được trồng cây vàng tâm có đường Nguyễn Chí Thanh vừa được ráo riết thực hiện trong mấy ngày qua và đã trồng cây mới mà lãnh đạo TP khẳng định đây là cây vàng tâm. Tuy nhiên, những người thực hiện đã nhầm lẫn.
Các chuyên gia nhận định cây đang được trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) như trong ảnh là không phù hợp
Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường (74 tuổi, người có hàng chục năm kinh nghiệm trong nghiên cứu cây bóng mát và cây cổ thụ, hiện đang sinh hoạt tại Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường và Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp) khẳng định cây được trồng mới ở đường Nguyễn Chí Thanh không phải là vàng tâm.
"Tôi đã 2 lần ra đường Nguyễn Chí Thanh để khảo sát xem họ trồng thế nào, trồng cây gì. Tôi khẳng định toàn bộ số cây trồng mới không phải là cây vàng tâm trong sách đỏ mà chỉ là cây mỡ, hay còn gọi là mỡ vàng tâm. Mỡ vàng tâm và vàng tâm là 2 cây hoàn toàn khác nhau" - ông Cường khẳng định.
Theo bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước (do Bộ Lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 1298-CNR ngày 26-11-1977) vẫn còn hiệu lực, cây vàng tâm có tên khoa học là Manglietia glauca Anet, cây mỡ có tên khoa học là Manglietia fordiana Oliv.
Ông Cường nói muốn đưa một cây rừng về trồng ở đô thị thì cần tiến hành các bước rất khoa học. Cụ thể, ban đầu phải gieo ươm và trồng trong vườn ươm, sau đó nuôi dưỡng trong vườn ít nhất 7-8 năm rồi đưa ra trồng thử nghiệm ở đường phố xem có thích nghi và sống được hay không. Sau đó mới trồng đại trà, chứ không phải mang ra trồng ồ ạt như Hà Nội đang làm.
Về chủng loại cây, ông Cường cho rằng cây trồng ở đường đô thị phải có tán đẹp, không gây ô nhiễm môi trường. Hầu hết cây bóng mát ở Hà Nội đều có nguồn gốc từ rừng nhưng đã được trồng cả vài chục cho đến hơn trăm năm, từ thời Pháp, đều có khảo nghiệm rồi mới trồng đại trà.
"Hà Nội đùng một cái mang cây vàng tâm hay cây mỡ là những cây rất mới mẻ về trồng ở đường phố làm cây bóng mát, tôi thấy rất vội vàng, vô lý quá và chả có cơ sở khoa học nào cả. Từ thời Pháp đến nay, chưa từng có ghi nhận loài cây này được trồng ở thủ đô làm cây bóng mát" - ông Cường nói.
Chuyên gia Lê Huy Cường cũng cho rằng ông cũng như các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về lâm nghiệp cảm thấy rất buồn khi Hà Nội quá vội vàng để triển khai một dự án lớn mà không hề tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Những cây mỡ liệu có sống lâu dài hay không, ông Cường cho biết không thể khẳng định được. "Cây này tán hẹp, không tạo được bóng mát rộng. Trên rừng thì nó sống tốt bởi hợp với đất chua ở đồi. Đất ở Hà Nội là đất kiềm mà tầng nước ngầm rất là cao, vậy thì làm sao nó sống được" - ông Cường phân tích.
Không nên trồng vàng tâm
Theo các chuyên gia, cây vàng tâm hiện thuộc vào danh sách sẽ nguy cấp, là đối tượng bảo vệ của một số khu rừng cấm, vườn quốc gia. Bởi gỗ quý nên vàng tâm bị khai thác nhiều dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Dù quý hiếm nhưng theo các nhà khoa học thì đây là loại cây hoàn toàn xa lạ với các đô thị. Thậm chí trồng cây này là một sự mạo hiểm dẫn đến lãng phí.
TS Đặng Văn Hà, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và nội thất, nguyên chủ nhiệm bộ môn lâm nghiệp đô thị (Trường ĐH Lâm nghiệp), cho biết việc trồng cây gì ở đô thị cần được nghiên cứu kỹ về khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái tại nơi trồng. Riêng với cây đô thị tại Hà Nội, ngoài tiêu chí về bóng mát còn phải có các tiêu chí về cảnh quan, văn hóa. Muốn vậy, phải có nghiên cứu chứ không phải khơi khơi là mang cây trên rừng về trồng.
Cây vàng tâm là cây rễ cọc, khi trồng có chiều cao 6-8 m và đường kính 8-10 cm khiến cây phát triển kém, nguyên nhân do chặt rễ cọc và cắt hết lá nên thiếu quang hợp. Ngoài ra, cây chậm phát triển do đất đô thị ở ven đường rất chặt, rễ khó bám sâu vào đất. Đây có thể sẽ là nguyên nhân khiến cây dễ gãy đổ vào mùa mưa bão.
"Hà Nội trồng cây vàng tâm là không phù hợp" - ông Hà khẳng định và cho biết Hà Nội nên trồng một vài loài cây chủ đạo để tạo nên sự đặc sắc riêng của thủ đô. Cây sấu là một lựa chọn hợp lý. Ở những tuyến phố ngắn, nhỏ, vỉa hè hẹp thì nên chọn những loại cây tán thấp, gọn (cau ta, tùng la hán hoặc cọ); đường có vỉa hè rộng có thể trồng những loài thân lớn (sấu, nhội, lát hoa, lộc vừng). Những khu phố như Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo thì giữ nguyên những cây hiện có và chỉ thay thế khi có nguy cơ gãy đổ hoặc chết.
Sở Xây dựng phải trả lời báo chí trước ngày 25-3
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, vừa có văn bản chỉ đạo giám đốc Sở Xây dựng phải có văn bản trả lời các câu hỏi cua báo chí liên quan đến cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn. Công văn nêu rõ: Tại cuộc họp ngày 20-3 của UBND TP với một số cơ quan báo chí về việc tổ chức thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn, đã có 21 nhà báo nêu câu hỏi chi tiết về việc cải tạo, thay thế cây xanh trong thời gian qua. Để giải đáp, làm rõ những vấn đề các cơ quan báo chí quan tâm, UBND TP giao giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo tổng hợp, có văn bản trả lời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 25-3.
Theo Người lao động
Tết Việt mênh mang trên Biển Hồ Trong cuộc đời đi sứ của mình, tôi đã đón nhiều cái tết ở nước ngoài, nhưng tôi vẫn không thể quên được cái tết đến với bà con người Việt trên Biển Hồ mênh mông xa xứ... Một đời kiều Ngày 23.1.2006, nhân dịp Tết Bính Tuất, tôi đi thăm một xóm Việt kiều trong đó có nhà bà Võ Thị Lền,...