Tokyo xem xét đóng cửa trường học đến đầu tháng 5
Sau khi số lượng ca nhiễm lên đến 78 người, Tokyo, Nhật Bản, xem xét việc đóng cửa trường đến đầu tháng 5.
Ngày 1/4, NHK cùng nhiều tờ báo Nhật Bản đưa tin chính quyền thành phố Tokyo xem xét đóng cửa trường công lập đến đầu tháng 5.
Trước đó, Tokyo thông tin đang lên kế hoạch mở lại một số trường trong năm học mới vào tuần tới. Từ đầu tháng 3, hầu hết trường học ở Nhật Bản đóng cửa theo chỉ đạo của Thủ tướng Shinzo Abe.
Học sinh Tokyo có thể tiếp tục nghỉ học đến đầu tháng 5. Ảnh: Kyodo.
Nếu Tokyo tiếp tục đóng cửa trường đến đầu tháng 5, học sinh ở đây không thể bắt đầu năm học mới theo lịch như hàng năm. Trong ngày 1/4, Hội đồng Giáo dục Tokyo sẽ họp, thảo luận về việc này.
Video đang HOT
Cùng ngày, phát ngôn viên cao cấp của Chính phủ cho biết Nhật Bản có số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng. Đến nay, nước này có hơn 2.200 ca nhiễm, 66 người tử vong.
Tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới. Hàn Quốc, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề, vừa quyết định bắt đầu năm học mới qua phương pháp online sau 3 lần lùi lịch khai giảng. Kỳ thi tuyển sinh đại học cũng được dời sang tháng 12.
Nguyễn Sương
Hơn 120 quốc gia đóng cửa trường học: Nhóm học sinh nào bị ảnh hưởng nhất?
Theo UNESCO, hơn 120 quốc gia trên thế giới đã thực hiện đóng cửa trường học các cấp, khiến 1/4 học sinh, sinh viên thế giới (tương đương khoảng 1,2 tỷ) bị ảnh hưởng.
Con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng do dịch bệnh còn đang tiếp tục lây lan trên diện rộng.
Đã có ca nhiễm Covid-19 ở dải Gaza và Syria. Ảnh: Time
Quỹ Cứu trợ trẻ em (Save the Children) đã kêu gọi các chính phủ thực hiện các biện pháp chăm sóc khẩn cấp cho học sinh nghỉ học. Đồng thời thực hành dạy và học từ xa cho rộng khắp tất cả các đối tượng, do việc đóng cửa trường học sẽ khiến những học sinh thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Thêm vào đó, các chính phủ cũng cần hỗ trợ và đào tạo kỹ năng cho giáo viên để đảm bảo việc giảng dạy từ xa có thể được tiến hành.
Ảnh hưởng của việc đóng cửa trường học kéo dài khiến hoạt động dạy - học bị gián đoạn. Ngoài ra, học sinh thuộc nhóm gia đình thu nhập thấp và nhóm cư dân số dễ bị tổn thương là bị ảnh hưởng nhiều nhất do rất nhiều trong số những học sinh này nhận bữa ăn miễn phí từ nhà trường.
Theo Giám đốc Chương trình Nhân đạo toàn cầu thuộc Quỹ Cứu trợ trẻ em Gabriella Waaijman, "Chúng ta đang đối mặt với một tình huống chưa từng xảy ra trước đây. Một số lượng lớn học sinh, sinh viên tương đương với dân số của cả đất nước Ấn Độ bỗng nhiên không được đến trường nữa. Hàng trăm triệu trong số này rất có thể sẽ không quay lại với trường học khi hết dịch bệnh trong nhiều tháng tới đây...
"Kinh nghiệm cho thấy, học sinh bỏ trường lớp càng lâu thì nguy cơ bỏ hẳn là càng cao, đặc biệt là trẻ gái ở những gia đình có thu nhập thấp.
Đó là lý do các chính phủ cần phải ngay lập tức thực hiện chương trình học từ xa theo phương thức dễ tiếp cận nhất, đảm bảo công nghệ không là điều gạt bỏ nhóm học sinh nghèo, học sinh yếu thế ra khỏi môi trường giáo dục. Chúng ta cần phải sáng tạo. Ví dụ, ở những nơi không có Internet, chính phủ có thể phát sóng các chương trình giáo dục qua đài phát thanh, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận được nội dung học tập".
Quỹ Cứu trợ trẻ em kêu gọi toàn thế giới chung tay bảo vệ học sinh thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan rộng.
Những học sinh này gồm trẻ cơ nhỡ, vô gia cư, trẻ cần chăm sóc đặc biệt, trẻ khuyết tật. Đối tượng trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương trong đại dịch lần này bao gồm trẻ trong trại tị nạn và trẻ lạc gia đình hiện đang sống trong các trại tập trung tạm thời.
Đó là bởi, "Khi áp lực gia tăng lên các gia đình thu nhập thấp, trẻ em có thể phải làm việc để bù đắp chi phí gia đình. Trẻ gái có thể sẽ phải gánh chịu phần nặng nề hơn là chăm sóc các thành viên trong gia đình bị nhiễm Covid-19 hoặc phải chăm em nhỏ trong gia đình. Nếu không có kế hoạch nào được nhanh chóng thực hiện, một số nhóm học sinh sẽ bỏ học hoàn toàn sau khi kết thúc đại dịch".
Hữu Dương
Hàn Quốc tiếp tục đóng cửa trường, lùi lịch thi đại học đến tháng 11 Sau 3 lần hoãn khai giảng, Hàn Quốc chuyển sang dạy học online, vẫn đóng cửa trường học. Kỳ thi đại học có thể lùi đến tháng 11 vì dịch Covid-19. Theo Reuters, do dịch Covid-19, Hàn Quốc từng 3 lần lùi lịch khai giảng, từ đầu tháng 3 đến ngày 6/4. Dù cố gắng kiểm soát sự gia tăng ca bệnh xuống...