Tokyo hợp tác quốc phòng với Jakarta để “chơi” Bắc Kinh
Nhân chuyến công du Nhật Bản bốn ngày, bắt đầu từ ngày 22/03/2015 của tân Tổng thống Indonesia, Tokyo sẽ ký với Jakarta một thỏa thuận hợp tác quốc phòng.
Ảnh minh họa.
Nhân chuyến công du Nhật Bản bốn ngày, bắt đầu từ ngày 22/03/2015 của tân Tổng thống Indonesia, Tokyo sẽ ký với Jakarta một thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Đây được xem là một bước tiến mới trong trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm củng cố chặt chẽ hơn các quan hệ về quốc phòng và an ninh với khu vực Đông Nam Á, làm đối trọng với thế lực ngày càng tăng của Trung Quốc, RFI đưa tin.
Ngay sau khi lên cầm quyền, đương kim Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cho thấy ngay là ông xem Đông Nam Á là một trọng điểm trong chính sách đối ngoại của ông, với chuyến công du ngoại quốc đầu tiên vào tháng Giêng 2013 dành cho ba nước có trọng lượng trong ASEAN là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Từ đó đến nay, chính sách Đông Nam Á của Tokyo càng lúc càng được Nhật Bản cụ thể hóa, với thành tố an ninh, quốc phòng đặc biệt được quan tâm.
Trong lĩnh vực này, vào lúc quan hệ với Bắc Kinh đã gặp khó khăn, Trung Quốc không ngần ngại gây sức ép trên Nhật Bản trong tranh chấp ngoài Biển Hoa Đông, Tokyo không ngần ngại giúp đỡ hai nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông.
Video đang HOT
Có rất nhiều yếu tố phản ánh rõ nét đà dấn thân sâu hơn của Nhật Bản vào Đông Nam Á về phương diện an ninh quốc phòng. Đó là quyết định cung cấp tàu tuần tra biển Việt Nam và Philippines, việc tổ chức các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp đầu tiên với Philippines dự trù trong những tháng tới đây, và các tuyên bố của giới quân sự Nhật Bản, không loại trừ khả năng mở rộng vùng tuần tra từ Biển Hoa Đông sang Biển Đông.
Chính trong bối cảnh kể trên mà Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản Indonesia mang ý nghĩa một sự phát triển vì lẽ Indonesia là nước lớn nhất trong khối Đông Nam Á, một tác nhân nặng ký mà Trung Quốc phải ít nhiều kiêng dè.
Theo các nguồn tin từ cả Tokyo lẫn Jakarta, thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản Indonesia bao hàm hai lĩnh vực chính là huấn luyện quân sự và công nghệ quốc phòng. Đây là một bước nhảy vọt vì lẽ cho đến nay, hai nước chỉ mới có một thảo thuận quốc phòng duy nhất liên quan đến trao đổi sinh viên quân sự.
Theo ông Armanatha Nasir, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia, thỏa thuận quốc phòng sắp được ký kết sẽ liên quan đến vấn đề xây dựng năng lực, hợp tác quốc phòng, và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình. Một số quan chức cũng nói đến khả năng chia sẻ thông tin tình báo.
Đối với Nhật Bản, quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Indonesia có thể cho phép các tập đoàn vũ khí Nhật Bản chen chân vào một thị trường rất có tiềm năng, cạnh tranh trực tiếp với Hàn Quốc, và cả với Trung Quốc, nước cho đến nay đã cung cấp tên lửa và một số thiết bị quân sự khác cho Indonesia.
Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản-Indonesia cũng là một bước tiến trong chiến lược hạn chế bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh, vì Trung Quốc cho đến nay đã có một mối quan hệ quân sự khá phát triển với Indonesia.
Theo Bizlive
Phó Thủ tướng: Gìn giữ hòa bình cần tập trung vào gốc rễ của xung đột
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về gìn giữ hòa bình ngày 26/9, lãnh đạo hàng chục quốc gia đã họp bàn những giải pháp nhằm cải tổ và đẩy mạnh hoạt động này. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, hoạt động gìn giữ hòa bình cần tập trung nhiều hơn vào gốc rễ của xung đột.
Hội nghị Thượng đỉnh về gìn giữ hòa bình ngày 26/9 tại trụ sở Liên hợp quốc, New York, Mỹ.
Tại hội nghị do Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon chủ trì trong khuôn khổ Đại Hội đồng LHQ Khóa 69, Phó Thủ tướng (PTT), Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu nêu bật tầm quan trọng của hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB) quốc tế, cũng như cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với hoạt động này.
Theo đó, từ năm 1996 tới nay Việt Nam đã liên tục có những đóng góp tài chính cho các hoạt động GGHB của LHQ. Từ tháng 6/2013, Việt Nam đã gửi các sĩ quan liên lạc tham gia các chiến dịch tại Nam Sudan. Trung tâm GGHB cũng đã được lập trong nước, nhằm huấn luyện, chuẩn bị và phát triển lực lượng GGHB Việt Nam cho tương lai.
"Trở thành một nước đóng góp thực sự là nhiệm vụ quan trọng và nghiêm túc mà Chính phủ Việt Nam đề ra. Điều đó chứng tỏ sự quyết tâm và cam kết của chúng tôi trong việc đóng góp một cách có trách nhiệm cho công việc của cộng đồng quốc tế, nỗ lực vì một môi trường quốc tế hòa bình và ổn định", PTT nói, đồng thời khẳng định Việt Nam hướng tới hợp tác chặt chẽ hơn nữa với LHQ và các quốc gia khác trong công cuộc GGHB.
Nhằm đạt được mục tiêu đó, thay mặt Việt Nam, PTT đề xuất các hoạt động GGHB trong tương lai "cần tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của các cuộc xung đột, bằng cách sử dụng những biện pháp hòa bình để lôi kéo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đưa ra những giải pháp dài hạn toàn diện".
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp nhiều hơn cho hoạt động GGHB, đặc biệt trong vấn đề tăng cường tốc độ phản ứng, trong bối cảnh số lượng "mũ nồi xanh", tức số nhân sự tham gia GGHB trên toàn cầu đã tăng lên con số kỷ lục - hơn 130.000 người.
"Bối cảnh an ninh toàn cầu đang chuyển dịch rất nhanh", ông Ban nói. "Các cuộc xung đột nội bộ đi kèm với khủng bố, tội phạm có tổ chức và các cuộc khủng hoảng y tế như dịch Ebola, đang đe dọa hàng triệu người. Hơn bao giờ hết, những hiểm họa này là xuyên quốc gia".
Ông Ban đã đề xuất 6 lĩnh vực chính cần được cải thiện cho các nhiệm vụ GGHB, trong đó quan trọng nhất là khả năng phản ứng nhanh, cụ thể là "khả năng đưa quân tới đúng nơi cần vào đúng lúc cần"; cũng như khả năng di chuyển linh hoạt hơn khi đã tới được vùng cần tới.
Tại Hội nghị, thay mặt nước chủ nhà, đồng thời là nước đề xuất tổ chức hội nghị lần này, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ với vai trò nước đóng góp tài chính lớn nhất thế giới cho hoạt động GGHB. Mỹ cũng cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự đóng góp của mình thông qua nhiều sáng kiến mới, trong đó có Hợp tác Phản ứng nhanh GGHB tại Châu Phi, sẽ được triển khai từ năm 2015 với khoản đóng góp từ Mỹ là 110 triệu USD mỗi năm.
Đại diện hàng chục quốc gia tham dự hội nghị cũng đưa ra những cam kết mới cho hoạt động GGHB, bao gồm các đóng góp về hàng không, vận tải, kỹ thuật, y tế, an ninh...
Cũng trong ngày 26/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dự Hội nghị ASEAN - LHQ, và Hội nghị Bộ trưởng ASEAN không chính thức. Tại Hội nghị ASEAN - LHQ, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và Chủ tịch Đại Hội đồng khóa 69, ông Sam Kahamba Kutesa, đã bày tỏ những tiến bộ đạt được trong việc củng cố quan hệ ASEAN - LHQ. Tại Hội nghị, lãnh đạo LHQ và các nước ASEAN đã thảo luận những hướng mới trong việc lên các kế hoạch phối hợp chiến lược và triển khai chung, không chỉ trong những vấn đề hiện tại mà cả hàng loạt vấn đề mới như kết nối vùng, đối phó với nạn phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng, và sự lây lan các bệnh dịch như Ebola. Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cũng có mặt tại New York để tham dự hội nghị này. Tại đây, LHQ bày tỏ sự ủng hộ việc tiến tới thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng hoan nghênh việc thành lập cơ quan đại diện của LHQ tại Jakarta.
Tuấn Anh ( từ New York)
Theo Dantri
Úc, Indonesia nối lại hợp tác tình báo, quân sự sau thời kỳ "sóng gió" Úc và Indonesia đã nhất trí phục hồi hợp tác tình báo và quân sự, giới chức từ cả hai nước hôm nay cho biết, chấm dứt một cuộc tranh cãi vốn bùng phát hồi cuối năm ngoái xung quanh chuyện Indonesia giận dữ vì bị Úc nghe lén. Thủ tướng Úc Tony Abbott (trái) và người Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono...