Tokyo đón tên lửa Triều Tiên với… 12 tỉ USD
Hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không PAC-3 của Nhật Bản được triển khai ở trụ sở Bộ Quốc phòng tại thủ đô Tokyo – Ảnh: Reuters
Theo báo New York Times, Nhật Bản đã đầu tư 12 tỉ USD xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa, nhằm bảo đảm không bàng hoàng, lo lắng như 14 năm trước khi tên lửa Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật.
Cũng như hệ thống Vòm Sắt của Israel, chương trình phòng thủ tên lửa đa lớp của Nhật Bản sử dụng công nghệ của Mỹ theo thỏa thuận đã đạt được với Mỹ năm 2003. Tuy nhiên, theo giáo sư khoa học quân sự Robert Farley – Đại học Kentucky (Mỹ), “Vòm Sắt được thiết kế để đánh chặn tên lửa tầm thấp và bay chậm, trong khi hệ thống của Mỹ và Nhật Bản được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo bay cao và nhanh hơn”.
Video đang HOT
Hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của Nhật Bản kết hợp cả tên lửa đất đối không Patriot (PAC-3) và tên lửa đánh chặn tầm xa SM-3 được phóng từ tàu khu trục Aegis để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ngoài khí quyển Trái đất. Giáo sư Shinichi Ogawa của Đại học Ritsumeikan, cựu chuyên viên Viện nghiên cứu quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản, khẳng định: “Nhật Bản đang có lợi thế là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ sở hữu tên lửa đánh chặn tầm xa SM-3″. Đến nay, Nhật Bản có 16 xe phóng tên lửa Patriot để tiêu diệt tên lửa tầm thấp và bốn tàu khu trục Aegis được trang bị tên lửa đánh chặn.
Các quan chức quốc phòng Nhật Bản tiết lộ định vị được các tên lửa tầm xa mà Triều Tiên từng phóng vào năm 2006 và 2009, nên Nhật Bản chắc chắn sẽ bắn hạ được chúng. “Chúng tôi từng theo dõi được đường bay của những tên lửa này nên rất tự tin” – giám đốc phụ trách phòng thủ tên lửa và chính sách vũ trụ thuộc Cục Chính sách phòng thủ của Bộ Quốc phòng Nhật Masayuki Iwaike nói.
Theo 24h
Tên lửa Triều Tiên giữa muôn trùng vây
Tên lửa Unha-3 tại bãi phóng Sohae của CHDCND Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Nhiều nước trong khu vực tuyên bố sẵn sàng đánh chặn nếu tên lửa của CHDCND Triều Tiên chệch hướng trong lần phóng sắp tới.
Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thuộc LHQ cho biết CHDCND Triều Tiên xác nhận thông tin về kế hoạch phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh trong tháng 12. Đến hôm qua, truyền thông Hàn Quốc đưa tin tầng 2 của tên lửa đã vào vị trí và các chuyên gia Triều Tiên đang bắt đầu thao tác tầng 3 tại bãi phóng Sohae, tây bắc nước này. Hồi tháng 4, một cuộc phóng tên lửa tương tự đã thất bại và Kyodo News ngày 4.12 dẫn kết quả phân tích của các chuyên gia Nhật Bản - Mỹ cho rằng khi đó, tên lửa Unha-3 gặp trục trặc ở bộ phận đẩy của tầng 2 và lỗi kỹ thuật gây mất kiểm soát độ cao xảy ra ngay sau khi tên lửa rời bệ phóng.
Tương tự lần trước, Triều Tiên tuyên bố cuộc phóng tên lửa lần này nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo và khẳng định đã tính toán kỹ đường bay để không ảnh hưởng đến các nước láng giềng. Yonhap dẫn lời một quan chức Hàn Quốc dự báo tầng 1 của tên lửa sẽ rơi xuống Hoàng Hải phía tây bán đảo Triều Tiên. Sau đó, tầng 2 sẽ rơi xuống biển cách Philippines khoảng 190 km về phía đông. Nhiều nước đã bày tỏ quan ngại về động thái sắp tới của Triều Tiên. Ngoài cáo buộc lâu nay rằng đây là một vụ thử tên lửa quân sự trá hình, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ còn lo ngại tên lửa đi chệch hướng và rơi vào lãnh thổ các nước láng giềng.
Theo Yonhap, quân đội Hàn Quốc ngày 4.12 đã thiết lập lực lượng phản ứng trong tình trạng khẩn cấp và sẽ triển khai 2 tàu chiến được trang bị radar SPY-1 đến vùng biển phía tây để theo dõi đường phóng của tên lửa. Seoul đồng thời cân nhắc điều động hệ thống đánh chặn PAC-2 trong trường hợp tên lửa Bình Nhưỡng lệch khỏi quỹ đạo dự kiến. Trước đó, Nhật đã đưa hệ thống PAC-3 đến Okinawa và xung quanh Tokyo, trong khi quân đội Nga tuyên bố sẽ bắn rơi tên lửa Triều Tiên nếu nó đe dọa lãnh thổ nước này, theo Đài tiếng nói nước Nga.
Cũng trong ngày 4.12, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Lim Sung-nam khẳng định nước ông và Mỹ sẽ tối đa hóa các nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ kế hoạch. Theo Yonhap, một cuộc họp khẩn cấp giữa đại diện Hàn - Nhật - Trung Quốc - Nga cũng đã được tổ chức tại Seoul vào ngày 3.12 nhằm tìm kiếm giải pháp chung.
Theo TNO
Máy bay không người lái của châu Âu bay thử nghiệm Một máy bay không người lái chiến đấu tàng hình do châu Âu chế tạo đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên thành công ở miền nam nước Pháp, theo hãng tin AP ngày 2.12. Công ty quốc phòng Dassault-Aviation của Pháp là nhà thầu chính của dự án mang tên Neuron, vốn được khởi động hồi năm 2005 với sự tham...