Toilet ở Bắc Kinh và “quy định chỉ 2 con ruồi”
Giới chức trách ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, đã thiết lập tiêu chuẩn mới cho các nhà vệ sinh công cộng, trong đó có điều khoản không được có quá hai con ruồi.
Quy định mới, được ủy ban quản lý thành phố đưa ra, cũng thiết lập tiêu chuẩn về mùi và việc lau dọn thùng rác.
Nhà vệ sinh ở các địa điểm du lịch bắt buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn mới này.
Tuy nhiên không rõ các nhà vệ sinh không đáp ứng tiêu chuẩn có bị phạt và nếu có sẽ bị phạt như thế nào.
Quy định mới cũng lập tiêu chuẩn về việc lau dọn, dùng các thiết bị, đào tạo nhân viên.
Thậm chí còn có cả quy định các nhà vệ sinh công cộng này không được có quá hai con ruồi.
Ngoài ra, tiêu chuẩn mới yêu cầu lắp đặt biển báo bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh tại toilet.
Theo tờ Beijing Times, giới chức trách cũng đặt ra quy định về việc quảng cáo ở các nhà vệ sinh, theo đó quảng cáo không cản trở chức năng của nhà vệ sinh và phải được cấp phép.
Ủy ban quản lý và môi trường đô thị của Bắc Kinh ra tuyên bố cho biết các quy định mới nhằm tiêu chuẩn hóa công tác quản lý ở những nơi như công viên, nhà ga, bệnh viện, trung tâm mua sắm.
Video đang HOT
Một quan chức giấu tên cho biết hướng dẫn về ruồi là nhằm giúp công tác giám sát dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc tỏ ra nghi ngờ về khả năng hiện thực hóa các hướng dẫn này. Một bình luận được xuất bản trên trang Beijing News cho biết một quận trung tâm ở Bắc Kinh đã áp dụng quy định tương tự vào năm 2008 khi thành phố đăng cai tổ chức thế vận hội Olympic, song tình trạng vệ sinh ở các nhà vệ sinh công cộng vẫn rất khác nhau. Một số cho rằng cần phải đầu tư công sức giáo dục công chúng dùng nhà vệ sinh công cộng.
Theo phóng viên BBC, nhà vệ sinh công cộng ở Bắc Kinh thường “nổi tiếng” bởi mùi. Người ta thường ngửi thấy trước khi “bắt hình dong” chúng. Và từ lau dọn dường như bị biến đổi nghĩa khi áp dụng với nhà vệ sinh công cộng tai Bắc Kinh. Những chiếc chổi lau bẩn, đen ngòm thỉnh thoảng có được lết qua lết lại trên sàn nhà, nhưng không đem lại hiệu quả gì. Và gần như không có giấy vệ sinh hay nước rửa tay. Từ tốt (hay xấu) nhất có thể dành cho số lượng nhà vệ sinh công cộng ở đây là: nhan nhản.
Tuy nhiên, phóng viên BBC cho rằng có khía cạnh nghiêm túc đối với các quy định mới. Nhiều người sống trong khu phố cổ vẫn không có nhà vệ sinh riêng và họ không có lựa chọn nào khác là dùng nhà vệ sinh công cộng. Với họ, những quy định mới có thể biến “nỗi buồn” thường nhật không thể tránh khỏi trở nên dễ chịu hơn.
Theo Dân Trí
'Ngôi nhà hạnh phúc' trong toilet
Dù phải thuê một toilet cũ làm nơi sinh sống vì không đủ tiền mua nhà trong thời sốt đất, Zeng Lingjun và vợ vẫn cảm thấy tự hào khi nói đến tổ ấm đặc biệt của họ.
Zeng Lingjun sinh ra ở một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. Anh từng đỗ vào một trường cao đẳng nhưng vì nhà quá nghèo, Zeng đành phải từ bỏ cơ hội học lên. Anh một mình đến Thẩm Dương, thành phố lớn nhất đông bắc Trung Quốc, với hành trang vỏn vẹn 50 tệ (6 USD) trong túi. Zeng kiếm sống bằng nghề đánh và sửa giày kiêm luôn thợ sửa khóa. Sự cẩn thận và tỉ mỉ của anh đã chiếm được lòng tin của rất nhiều khách và đưa họ quay lại với cửa hàng nhỏ của anh. Công việc này giúp Zeng kiếm được 2.000 tệ một tháng (hơn 300 USD) để trang trải cuộc sống.
Cách đây 6 năm, Zeng nghe một người bạn mách rằng có một nhà vệ sinh nhỏ của khách sạn không sử dụng nữa được đem cho thuê. Zeng liền vay mượn bạn ít tiền và thuê lại toilet này làm nhà. Anh dỡ bớt những cánh cửa và tấm chắn giữa hai bệ xí rồi kê các thanh gỗ lên trên các bệ xí xổm làm thành chiếc giường đôi. Đôi khi mùi cống từ dưới nhà vệ sinh bốc lên nồng nặc cả "nhà" anh.
Phòng vệ sinh được gọi là "nhà" này chỉ rộng chưa đến 19 mét vuông nhưng là nơi sinh hoạt của gia đình kiêm luôn cửa hàng sửa giày của Zeng. Dù đã được sơn sửa lại sáng sủa hơn trước nhưng những bệ tiểu nhô ra trên tường và mùi hôi thối vẫn khó làm ai quên được nguồn gốc của "ngôi nhà" khi bước vào đây.
Anh gặp người vợ hiện tại, cũng là một lao động di cư, năm 2008. Họ kết hôn năm 2010. Dù chẳng thể gom góp đủ tiền để cho vợ một tuần trăng mật như những đôi vợ chồng mới cưới, Zeng vẫn muốn vợ mình có một cuộc sống tốt hơn. Anh rút 500 tệ (80 USD) từ tiền tiết kiệm được để thuê một căn hộ hơn 80 mét vuông ở một khu phố gần đó. Tuy nhiên, họ chỉ sống ở căn hộ cao cấp đó được 6 ngày trước khi quay lại với "ngôi nhà vệ sinh".
Nhà quá nhỏ nên không có chỗ cất đồ đạc. Zeng phải cất nhiều thứ lỉnh kỉnh lên trần buồng vệ sinh.
Cậu con trai 4 tuổi của Zeng chơi đùa trước nhà.
Bữa ăn của gia đình anh thường có bắp cải, khoai tây và rau bina, những thực phẩm rẻ nhất ở chợ.
Không có bếp, vợ của Zeng phải nấu nướng bằng một chiếc bếp nhỏ đặt ở hành lang đi lại.
Dù cuộc sống vật chất còn khó khăn nhưng Zeng rất lạc quan. Anh thần tượng ông vua nhạc pop Michael Jackson. Trong hình, anh đang mở một bài hát của Michael trên chiếc máy tính bàn, tài sản có giá nhất trong nhà anh.
Một bức tranh Michael Jackson mà Zeng tự vẽ.
Anh đội chiếc mũ và tạo dáng giống thần tượng của mình.
Nhiều người không thể tưởng tượng được cuộc sống trong nhà vệ sinh ra sao. Trong khi rất nhiều thành phố hiện đại ở Trung Quốc bị bỏ hoang như một phần hậu quả của bong bóng bất động sản thì lại có những người phải chen chúc trong nhà vệ sinh cũ như gia đình Zeng. Tuy nhiên, Zeng lại rất tự hào về nhà của mình. Anh nói rằng đây là ngôi nhà của hạnh phúc, nơi anh đã cưới vợ và có một cậu con trai khỏe mạnh, kháu khỉnh. "Tôi hài lòng với chỗ ở của mình", Zeng chia sẻ.
Theo VNExpress
Cắt đứt "của quý" tình nhân đồng tính vứt vào toilet Theo AFP, một người đàn ông ở Pháp đã phải ra tòa sau khi nổi máu "Hoạn Thư" cắt phăng của quý của người tình đồng tính và vứt nó vào trong toilet. Ảnh minh họa (Nguồn: news.iafrica.com)Tại tòa, Blaise Fragione đã thừa nhận rằng hồi tháng 10/2008, anh ta đã đấm ngất nạn nhân, được gọi là F, và sau đó dùng...