“Tôi yêu Việt Nam” giúp trẻ tham gia giao thông an toàn
Sáng nay 23/3 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và Honda Việt Nam đã tổng kết hiệu quả chương trình giáo dục An toàn giao thông dành cho đối tượng mầm non từ 3 đến 5 tuổi năm đầu tiên.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh phát biểu tại Hội nghị
Sau hơn 6 tháng triển khai với hai hình thức là phát sóng Series phim phiên bản “Vui giao thông” trên truyền hình và thí điểm đào tạo trong cấp giáo dục mầm non tại một số tỉnh thành trên cả nước, chương trình đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía phụ huynh, giáo viên và có sức hấp dẫn lớn với các bạn nhỏ. Một chương trình khảo sát bởi 1 bên thứ 3 diễn ra vào tháng 1/2021 cho thấy chương trình đã đóng góp vào thành công khi tỷ lệ nhận thức về an toàn giao thông của các bé ở lứa tuổi mầm non từ 3-5 tuổi đạt 76%.
Từ đó đến nay, chương trình đã liên tục được cải tiến, đổi mới về hình thức và nội dung phù hợp với thị hiếu của đông đảo khán giả cả nước nhằm đem đến những câu chuyện, hình ảnh chân thực về thực trạng giao thông tại Việt Nam cùng những bài học giao thông bổ ích, giúp người xem bổ sung kiến thức và kỹ năng để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng một xã hội giao thông văn minh và an toàn.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Năm 2020, “ Tôi Yêu Việt Nam” trở lại với phiên bản “Vui giao thông” hoàn toàn mới, tập trung vào lứa tuổi Mầm non, từ 3 đến 5 tuổi, là độ tuổi hình thành nhận thức, yêu thích khám phá thế giới xung quanh và bắt đầu tham gia giao thông. Chương trình là series phim hoạt hình 26 tập với độ dài mỗi tập 5 phút được phát sóng trên kênh VTV3 vào tối thứ bảy hàng tuần; Ngoài ra, phim còn được phát trên các kênh Youtube và Fanpage chính thức của “Tôi Yêu Việt Nam” và POPS Kids TV – Kênh giáo dục và giải trí hàng đầu cho trẻ em tại Việt Nam.
Video đang HOT
Nội dung truyền tải đến các em được HVN và Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ GDĐT biên soạn dựa trên thực trạng tham gia giao thông hằng ngày của trẻ nhỏ, lồng ghép các kiến thức về luật giao thông đường bộ hiện hành phù hợp với nhận thức của các bé, đặc biệt là hình thức thể hiện sinh động thông qua các tập phim hoạt hình về ATGT, bộ giáo cụ, mô hình giao thông, bài nhạc giao thông… ngộ nghĩnh, vui nhộn, được truyền tải thông qua phương pháp giảng giải trực quan, hấp dẫn của các thầy cô giáo bằng các trò chơi, cuộc thi, thảo luận, trò chuyện, sân khấu hóa, đọc thơ, kể chuyện, ca nhạc, trải nghiệm thực tế…
Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ GDMN, Bộ GD&ĐT đã đánh giá cao hiệu quả của chương trình. Nhờ đó, các bạn nhỏ vừa có cơ hội thực hành, vừa “chơi mà học” các kiến thức về ATGT, tạo niềm yêu thích và sự hào hứng đón chờ mỗi tiết học về ATGT. Đây chính là nền tảng để các bạn nhỏ từng bước ghi nhớ và hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn và tự bảo vệ mình trước những nguy cơ khi tham gia giao thông.
Tham luận tại Hội nghị, đại diện 5 tỉnh, thành tham gia chương trình năm đầu tiên đều đồng quan điểm Chương trình cần được mở rộng tiến đến phổ cập tại tất cả các trường mầm non trên cả nước để 100% trẻ em tại Việt Nam đều có nhận thức tốt về ATGT, từ đó bảo vệ chính mình và những người xung quanh khi tham gia giao thông, hướng đến một xã hội giao thông văn minh và an toàn.
Song song với việc phát sóng trên truyền hình, để các bạn nhỏ có thể tiếp cận với kiến thức ATGT một cách dễ dàng nhất, HVN còn phối hợp với Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm chương trình giáo dục ATGT cấp mầm non năm học 2020 – 2021 tại 15 trường thuộc 5 tỉnh/thành. Nhiều Hội thảo – Tập huấn triển khai thí điểm chương trình giáo dục ATGT “Tôi yêu Việt Nam” trong cấp học GDMN năm học 2020 – 2021 đã được tổ chức. Trong năm học 2020 – 2021, đã có khoảng 5.735 em nhỏ được đào tạo trực tiếp kiến thức về ATGT theo chương trình “Tôi yêu Việt Nam”.
Quan sát trẻ theo quá trình trong giáo dục mầm non sao cho hiệu quả
Sáng 17/3 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Triển khai thực hành quan sát trẻ theo quá trình trong cơ sở giáo dục mầm non". Tham dự là nhóm chuyên gia chuẩn bị triển khai thí điểm tại 6 tỉnh thành trên cả nước.
Các chuyên gia sẽ chia sẻ kinh nghiệm hay tại Hội thảo.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GD Mầm non, Bộ GDĐT cho biết: Hội thảo là khởi đầu cho giai đoạn thứ 2, Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện Chuyên đề "Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Tôi mong rằng các chuyên gia sẽ giúp Bộ GD&ĐT và hệ thống GDMN đánh giá sự phát triển của trẻ; Kết nối việc đánh giá trẻ với việc tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm; Tổ chức "học qua chơi và học qua trải nghiệm.
PGS.TS Nguyễn Bá Minh phát biểu tại Hội thảo
Ông Filip Lenaerts - Cố vấn giáo dục đến từ Tổ chức VVOB Việt Nam đã đưa ra những thông tin gợi mở để các chuyên gia hiểu được những tiêu chí đánh giá cảm giác thoải mái và sự tham gia để biết được trẻ có đang học được tốt không; Phát triển kỹ năng quan sát trẻ và xác định mức độ cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ; Tìm hiểu lý do vì sao một số trẻ (có nguy cơ) không học được; Cách thức tạo ra những thay đổi trong cách tổ chức hoạt động giúp trẻ học tập tốt hơn và phát huy tối đa năng lực của trẻ.
Chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia đến từ VVOB Viẹt Nam
Hội thảo "Triển khai thực hành quan sát trẻ theo quá trình trong cơ sở giáo dục mầm non" cũng nhằm nâng cao hiệu quả, hiện thực hóa các cuộc tập huấn trước đây, không chỉ cung cấp khung lý thuyết, mà cán bộ quản lý và giáo viên mầm non còn có nhiều cơ hội được trải nghiệm thực tế thú vị và có ý nghĩa thông qua các hoạt động học thông qua chơi. Giáo viên được hướng dẫn kĩ năng quan sát, và theo dõi sự tiến bộ trẻ nhằm đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non có chất lượng.
Một trải nghiệm của các chuyên gia với đồ dùng dạy học
Trong đó đề cao việc nâng cao năng lực cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả, nhằm giúp trẻ học tập tốt hơn và phát triển toàn diện. Quan sát trẻ theo quá trình là kỹ thuật giúp giáo viên hiểu được việc học, việc chơi... của trẻ, quan sát mức độ thoải mái và tham gia của trẻ trong các hoạt động hàng ngày và phân tích nguyên nhân tác động đến cảm giác thoải mái và mức độ tham gia của trẻ.
Nhiều ý kiến mang tính thực tiễn cao
Nhân rộng và lan tỏa những kinh nghiệm hay qua triển khai quan sát trẻ theo quá trình trong cơ sở GDMN chắc chắn sẽ đem lại những giá trị tích cực, mang tính thực tiễn cao. Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục (thông qua việc áp dụng "các điểm hành động") nhằm tối đa hóa hiệu quả tác động, giải quyết các rào cản, tạo ra những thay đổi trong tổ chức các hoạt động hướng tới giáo dục tiếp cận cá nhân và phát huy tối đa năng lực của trẻ.
Thực tế cho thấy, việc triển khai thí điểm nhằm nhân rộng việc áp dụng "Tài liệu hướng dẫn Quan sát trẻ theo quá trình trong cơ sở giáo dục mầm non" cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán 6 tỉnh/thành phố nâng cao năng lực triển khai đánh giá sự phát triển của trẻ em trong Chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm và thực hiện Chương trình GDMN đạt hiệu quả là rất cần thiết.
Các chuyên gia đại diện cho các cơ sở đào tạo tạo GV mầm non, Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức VVOB Việt Nam, đã cùng trao đổi các kỹ thuật quan sát cụ thể, quan tâm hơn các cảm xúc tình cảm xã hội và sự tham gia sâu của trẻ mầm non. Từ đó, đề xuất để giáo viên có các biện pháp hỗ trợ để giúp trẻ tiến bộ, phát huy tính tích cực hoạt động và khả năng của trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non chăm sóc, giáo dục trẻ MN.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã cùng nhận xét và đánh giá cuốn Tài liệu "Thưc hành quan sát tre theo quá trình trong co sơ GDMN" do các chuyên gia của VVOB Viẹt Nam, chuyên gia GDMN và Vu GDMN, Bọ GD&ĐT cùng xây dưng, điêu chinh sau hơn 3 năm thử nghiệm công phu, khoa học vơi sư góp ý cua các chuyên gia đâu ngành vê GDMN. Được biết tài liệu này sẽ là công cụ hỗ trợ giáo viên theo dõi, đánh giá trẻ hàng ngày và trong quá trình phát triển của trẻ nhằm hỗ trợ, điều chỉnh các hoạt động giáo dục.
"Cú hích" cho giáo dục mầm non Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ mầm non, nhiều địa phương có quyết định hỗ trợ thêm tiền ăn, trả công cho nhân viên nấu ăn cùng nhiều biện pháp khác. Chăm sóc bữa ăn của bé, Trường MN Hải Tân, huyện Hải Hậu. Ảnh: Hạ Vi Nỗ lực của các cấp Theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh -...