Tôi vừa trekking vừa vẽ lại cảnh núi rừng
Mang trên lưng bộ màu nước, tôi ghi lại hành trình khám phá trong những bức tranh đầy màu sắc, từ Bidoup đến Tà Giang hay trên các đỉnh núi cao gần 3.000 m.
Với “bộ đồ nghề” khoảng 2 kg, tôi thỏa sức ghi lại những khung cảnh, khoảnh khắc đáng nhớ trên hành trình trekking. |
Trong hàng chục chuyến trekking khắp mọi miền đất nước, chuyến đi Tà Năng – Phan Dũng lần 3 vào tháng 11/2022 có lẽ là chuyến đi khiến tôi nhớ nhất, nơi lần đầu tiên tôi thử kết hợp niềm đam mê trekking và hội họa. Chuyến trekking thứ 6 trên hành trình khám phá Việt Nam tươi đẹp cũng là lần đầu tiên tôi đặt bút ký họa giữa thiên nhiên núi rừng. Từ đó, hội họa trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi hành trình trekking của tôi.
Tôi là Phạm Lan Phương, một người phụ nữ đam mê xê dịch, đồng thời cũng là một họa sĩ tự do hiện sinh sống tại TP.HCM.
Hội họa vốn là niềm đam mê từ lâu của tôi, nhưng vì bận rộn với công việc, gia đình, tôi không có nhiều cơ hội đi du lịch một mình để có thể thỏa sức vẽ với. Khi bắt đầu trekiking, tôi nhận ra rằng hoạt động này không chỉ giúp tôi thoát khỏi bộn bề cuộc sống mà còn cho tôi thời gian và không gian để tập trung vào ước mơ được vẽ mọi thứ.
Vẽ như một phần cuộc sống
Ban đầu, dụng cụ vẽ của tôi rất đơn giản, chỉ gồm một cuốn sổ nhỏ, bút chì, gôm và bút mực. Đến năm 2024, khi sức khỏe và kinh nghiệm trekking được cải thiện, đủ sức mang đồ nặng, tôi mang theo cả bộ đồ nghề “xịn xò” với giấy màu nước chuyên dụng khổ lớn, khay màu, bộ cọ vẽ, hộp màu nước Lucas cùng nhiều vật dụng khác.
|
|
Vừa được ngao du, vừa được vẽ là một niềm hạnh phúc của họa sĩ tự do như tôi. |
Việc mang theo đồ vẽ trong chuyến trekking tất nhiên không dễ dàng, đối với chuyến các ngọn núi phức tạp, chiếc balo lắc qua lắc lại trên lưng khiến tôi di chuyển khá khó khăn. Vì vậy tôi phải ráng tập luyện để leo tốt rồi vẽ. Chiếc balo dung tích 55 lít trên vai khiến tôi trông như “bà lão” khi chụp ảnh. Dù balo nặng thêm tầm 2 kg, tôi thấy rất hạnh phúc khi có thể ghi lại những bức tranh rực rỡ giữa núi rừng.
Để thực hiện xong một bức vẽ mất từ 20 phút đến 1 tiếng, thường là ở điểm nghỉ dọc đường hoặc nơi bãi trại. Khi đặt tour, tôi thường hỏi rõ về điểm dừng chân để xem chỗ nghỉ có gì đẹp cũng như thỏa thuận về giờ vẽ để không làm ảnh hưởng đến cả đoàn.
Mỗi chuyến đi là một câu chuyện đặc biệt, nhưng kỷ niệm khiến tôi nhớ nhất có lẽ là lần vẽ tranh tại lán trong cung trekking Bidoup – Tà Giang băng qua 3 tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Khánh Hòa.
Video đang HOT
|
Tôi cần từ 20 phút đến một tiếng để hoàn thành một bức vẽ trên núi. |
Sau một ngày dài trekking, khi đã tắm rửa sạch sẽ, tôi dành 2 tiếng để vẽ một bức tranh tại đây. Giữa không gian yên bình, tôi phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn những đồi cỏ trùng điệp rực rỡ dưới ánh nắng chiều. Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng sự thoải mái trong tâm hồn đã giúp tôi tạo nên một tác phẩm rất ưng ý.
Trong lúc vẽ, nhiều người qua lại đều tò mò dừng chân ngắm nhìn trước khi di chuyển xuống các lán thấp hơn. Có người thốt lên “Tranh đẹp y như cảnh thật!”, họ còn tưởng tôi vẽ trước ở nhà. Một số bạn trek còn ngồi bên cạnh, xem tôi vẽ từ đầu đến cuối. Những ánh mắt trầm trồ và sự cổ vũ của mọi người khiến tôi càng thêm yêu điều mình đang làm.
Những kỷ niệm đáng nhớ trên núi
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc vẽ tranh cũng dễ dàng. Có những chuyến đi gặp thời tiết xấu, tôi buộc phải gói gọn đồ nghề, hoặc những cung đường phức tạp như Tà Xùa (chuyến trekking đầu tiên ở Tây Bắc) khiến tôi không đủ sức lực để vẽ.
Nhưng tôi không quá buồn, vì thực ra mình có thể cảm nhận trọn vẹn cái đẹp của cảnh vật mà không cần phải vẽ. Tôi hiểu rằng hội họa là niềm vui, không nên ép buộc. Nếu không vẽ được trên núi, tôi sẽ chụp ảnh lại để hoàn thành bức tranh khi trở về.
Mỗi bức tranh không chỉ ghi lại phong cảnh thiên nhiên mà còn chứa đựng những khoảnh khắc cảm xúc thật đặc biệt.
|
|
Tranh thủ thời gian nghỉ, tôi bày đồ vẽ và bắt đầu thỏa sức vẽ vời. |
Trong chuyến leo Ngũ Chỉ Sơn hồi đầu tháng 11, khi nhìn thấy tôi vẽ, các anh porter nghẹn ngào nhìn ngắm khung cảnh tưởng chừng như bình dị mà họ thường gắn bó lại trở nên thật thơ mộng và đầy tính nghệ thuật trong tranh.
Có lần, khi tôi vẽ bên một con suối ở Đại Bình, mọi người trong đoàn kéo đến xem và trầm trồ khen ngợi. Đặc biệt, một cô gái đã ngồi lại trên phiến đá kế bên suốt 20 phút, mắt không rời bức tranh, và nói với tôi: “Nhìn màu chị vẽ khiến em mê quá”. Chính những phản hồi đó đã tiếp thêm động lực cho tôi trong hành trình sáng tạo và truyền tải hứng khởi hội họa đến cho nhiều người hơn.
|
Tôi luôn cố gắng ghi lại hình ảnh những người bạn đồng hành, tourguide, porter trong bức tranh. |
Trong những bức tranh, tôi thường vẽ bạn trek, tourguide hoặc porter, vì họ là một phần của khung cảnh lúc đó, và là một phần của ký ức.
Điều đáng buồn khi vẽ trên núi đó là phải hoàn thành bức vẽ rất nhanh. Nếu không nhanh chóng xác định vật thể, bố cục và phong cách vẽ thì sẽ không kịp. Có lần đi núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), vì quá mê vẽ mà tôi xém trễ xe phải chạy vội như “ma đuổi” nhưng không kịp, buộc phải đi nhờ xe đoàn khác để đến chỗ xe đoàn mình. Bù lại, bức tranh vẽ núi Dinh đó khá đẹp, mọi người trong đoàn rất thích.
Được nhìn ngắm và ghi lại cảnh đẹp đất nước mang đến cho tôi rất nhiều cảm hứng sáng tạo và hạnh phúc. |
Tới thời điểm hiện tại, khó khăn lớn nhất mà tôi phải đối mặt trong hành trình vừa đi trekking vừa sáng tạo nghệ thuật đó là lấy được sự chấp nhận của guide và công ty tour. Họ thường muốn khách mang gọn nhẹ để đi nhanh, vì vậy tôi thường dành nhiều thời gian trò chuyện với guide trước khi đi để nhận được sự chấp nhận và hỗ trợ của họ.
Trekking và hội họa đã dạy tôi rằng thiên nhiên không cần quá hoàn hảo, chỉ cần trái tim mình cảm nhận đủ, tôi có thể sáng tạo nên vẻ đẹp của riêng mình. Và hơn hết, được mang niềm vui hội họa đến với mọi người, với tôi, chính là món quà lớn nhất từ những chuyến đi.
Check-in 'vịnh Hạ Long' của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
Gân đây, hồ Tà Đùng (ở Đắk Nông) trở thành địa điểm check-in mới nổi tiếng của dân mê xê dịch.
Cảnh sắc tuyệt đẹp nơi đây được ví như 'vịnh Hạ Long' của núi rừng Tây nguyên.
Hồ Tà Đùng được ví như một tuyệt tác đẹp đến ngỡ ngàng. Giữa mênh mông biển nước là những quả đồi sừng sững như những hòn đảo nhỏ được kiến tạo từ đất đỏ bazan. Nhìn bao quát, du khách dễ ngỡ mình lạc giữa chốn mê cung trên cao nguyên với khung cảnh nên thơ.
Nên đi Tà Đùng khi nào?
Hiện nay, các tour được các công ty du lịch tổ chức đến hồ Tà Đùng - "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên khởi hành từ TP.HCM chủ yếu di chuyển bằng ô tô, vì trên đường đi thường ghé lại Madagui 1 ngày.
Nơi đây, mỗi năm được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tùy theo mục đích đi du lịch mà bạn có thể sắp xếp thời gian đi vào thời điểm nào trong năm.
Tuyệt sắc của thiên nhiên |
Nói vậy không có nghĩa trong mùa mưa bạn không thể đến Đắk Nông vì đặc điểm thời tiết, mưa thường xuất hiện vào buổi chiều tối. Mùa mưa nhưng ban ngày vẫn có nhiều ngày nắng, tiết trời mát mẻ, dễ chịu.
Đại diện Công ty Vietravel cho hay từ Tà Đùng Topview (một homestay có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp hùng vĩ của hồ Tà Đùng), du khách có thể thưởng thức bữa trưa cạnh hồ bơi vô cực, phóng tầm nhìn ôm trọn cảnh sắc tuyệt đẹp của cao nguyên hùng vĩ.
Điểm check-in nổi tiếng thời gian gần đây của giới mê xê dịch |
"Hồ Tà Đùng mang một nét đẹp nguyên sơ hòa với sự hùng vĩ của thiên nhiên làm thoả mãn cả những khách lữ hành khó tính. Nơi đây không có gì tuyệt mỹ hơn với cảnh trời mây, sông nước, núi non, thiên nhiên hòa quyện, làm nền cho nhau tạo thành một bức tranh như thực như mơ. Các tour đi Đắk Nông 2 ngày của công ty với điểm dừng chân kèm theo là Khu du lịch rừng Madagui và thác Dambri thường được khởi hành vào dịp cuối tuần", đại diện công ty chia sẻ.
Tham quan gì ở Đắk Nông?
Ngoài Tà Đùng, đến Đắk Nông du khách có thể tham quan làng nghề truyền thống Đắk Nia nằm cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa chưa đầy 10km. Đây là công trình lớn nhất và là làng nghề được xây dựng đầu tiên tại các tỉnh Tây nguyên.
Làng nghề được xây dựng với mục đích bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống, tạo công ăn việc làm cho con em các đồng bào dân tộc. Đồng thời, làng nghề cũng sẽ kết hợp tham quan du lịch, bán hàng lưu niệm và có thêm các hoạt động trải nghiệm như ngồi dệt thổ cẩm, đan lát... Qua đó, góp phần gìn giữ, giới thiệu, quảng bá hình ảnh bản sắc văn hóa địa phương và tạo ấn tượng đối với du khách.
Trên đường từ TP.HCM đi hồ Tà Đùng, du khách có thể ghé tham quan tại khu du lịch rừng Madagui |
Ngoài ra, còn nhiều nghề truyền thống được lưu truyền đến ngày nay mà du khách có thể vừa tham quan vừa trải nghiệm như nghề: dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần ở Đắk Nông.
Từ lâu, người Mạ ở Đắk Nông đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong rừng như mây, tre, lồ ô, dây rừng để đan lát các vật dụng trong gia đình như gùi, nong nia, giỏ bắt cá, rổ rá, lồng nhốt gà... phục vụ đời sống sinh hoạt.
Ghé thăm khu du lịch Thác Dambri dọc đường đi |
Với nghề làm rượu cần, du khách có thể tham quan tại khu vực xã Đắk Nia (TX.Gia Nghĩa). Điều đặc biệt là các sản phẩm chế biến hoàn toàn tự nhiên, từ việc làm men sử dụng vỏ, củ, rễ cây rừng đến dùng nguyên liệu chính là lúa, gạo, nếp, khoai mì, bắp... thu hoạch từ ruộng lúa, nương rẫy của đồng bào.
Các tour từ TP.HCM đi Tà Đùng của Công ty Vietravel thường là tour 2 ngày, 1 đêm có giá từ 890.000 đồng |
Với sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ kết hợp với bí quyết riêng của mỗi gia đình đã tạo nên các hương vị đặc trưng góp phần tạo nên một sản phẩm văn hóa đầy sức hấp dẫn lạ kỳ của núi rừng Tây Nguyên. Chính vì vậy, rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội buôn làng, đám cưới và dành đãi khách.
Khám phá ẩm thực
Khi đi du lịch theo tour của các công ty, du khách thường được sắp xếp để dùng bữa ở những nhà hàng với món ăn đặc trưng vùng miền hoặc tại quán ăn có view đẹp.
Tuy nhiên, nếu bạn đi tự túc hoặc theo nhóm gia đình thì hãy tham khảo các món ăn dân dã mang đậm hương vị của núi rừng cũng chính là nét ẩm thực nổi bật của người bản địa như: rượu cần, cơm lam, thịt nướng và các món ăn được chế biến từ đặc sản của núi rừng như lẩu lá rừng, măng chua rừng, canh thụt, cà đắng, rượu cần...
Khác với thịt nướng ở miền xuôi, thịt nướng tại đây được cắt thành từng miếng to, nhỏ tùy ý, dùng tre nhọn xiên rồi nướng, đặc biệt thịt nướng không ướp gia vị, đồng bào cho rằng nướng không gia vị mới giữ được hương vị thơm ngon nguyên thủy của thịt.
Cách nướng này khá phổ biến và phù hợp với điều kiện sống cũng như sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người M'Nông ở Đắk Nông. Thưởng thức thịt nướng bằng cách chấm với các thức chấm dân dã làm từ muối, ớt giã với lá, củ nén hay ngò gai, sả.
Theo chân anh chàng Minh Hiếu khám phá bản Cu Vai - "Nơi tách biệt trần thế" của núi rừng Tây Bắc Bạn có dám thử một lần "vén mây" đi tìm bản Cu Vai - chốn tiên cảnh bị lãng quên ở Trạm Tấu, Yên Bái? Có lẽ khám phá miền núi phía Bắc là một trong những trải nghiệm được săn đón nhất của hội đam mê xê dịch bởi những dãy núi cao hùng vĩ với thiên đường mây quanh năm giăng...