Tôi và mẹ chồng bắt quả tang anh đang ‘mèo mỡ’
Cùng lúc anh ‘qua lại’ với hai phụ nữ, khi tôi và mẹ bắt gặp ở khách sạn, anh không hối cải còn đổ tại tôi.
ảnh minh họa
Tôi vừa sinh em bé được hơn 2 tháng thì nhận được tin nhắn của một người phụ nữ. Nội dung chỉ toàn những lời chửi bới tôi. Những lời đó toàn là do chồng tôi nói xấu vợ với họ, để họ biết mà chửi tôi. Tôi đã suy sụp hoàn toàn nhưng anh xin lỗi và tôi đã tha thứ vì đứa con.
Rồi khi con tôi 7 tháng tuổi, tôi đọc được tin nhắn tình cảm gửi đến cho anh. Anh chối bay chối biến, thề thốt đủ điều, rằng người đó thích anh. Tôi không tin nên đã âm thầm thuê thám tử theo dõi anh. Chỉ trong 2 ngày, thám tử cho tối biết có tới hai người phụ nữa. Một người thì chở nhau tình tứ đi ăn, còn người kia thì vào khách sạn.
Thám tử đã điện thoại cho tôi đến tận khách sạn bắt tại trận. Tôi đi cùng cả mẹ chồng. Thì ra, người nhắn tin tình cảm với anh là người anh chở đi ăn, còn người nhắn tin chửi tôi là người ở trong khách sạn. Tôi đã bắt tại chỗ như vậy mà anh còn không biết hối cải và ăn năn, không biết cầu xin tôi tha thứ, chỉ nói là tại tôi nên anh như vậy.
Video đang HOT
Đến giờ, con tôi đã 11 tháng rồi, anh vẫn không nói một lời xin lỗi. Tôi cũng dọn về nhà mẹ đẻ ở từ mấy tháng nay. Anh không hề nói mẹ con tôi về. Tôi phải làm sao đây? Có nên ly dị hay tiếp tục ly thân cho đến khi nào anh ấy chán rồi trở về bên tôi? Tôi thương con gái bé bỏng. Tháng sau nó đầy năm mà cha mẹ lại trong tình cảnh này. Bạn đọc hãy cho tôi lời khuyên, tôi vẫn còn yêu anh lắm!
Theo VNE
Hơn 5 triệu người Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh thường để lại di chứng như còi cọc, xương dễ gãy, méo mó, mũi tẹt, chân, tay khèo...
Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam, trên thế giới có khoảng 7% dân số mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Căn bệnh này phổ biến, mang tính toàn cầu, nhiều nước, nhiều dân tộc mắc bệnh.
Nước ta được coi là khu vực có nguy cơ cao với khoảng hơn 5,3 triệu người mang gen bệnh này, trong đó thường xuyên có khoảng hơn 20.000 bệnh nhân nặng cần điều trị nội trú tại các bệnh viện. Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh.
Cũng theo GS Trí, gen bệnh tan máu bẩm sinh ở nước ta thường gặp nhiều nhất ở các dân tộc miền núi. Tại Hà Nội, có khoảng 3-4% người mang gen bệnh.
GS Trí ví, bệnh tan máu bẩm sinh như quả bom nguyên tử đã phát nổ, nhưng rất tiếc chúng ta không nghe được tiếng nổ đó. Và hiện, bệnh này đang len lỏi khắp các dân tộc trên đất nước Việt Nam, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, giống nòi của cả một dân tộc.
Một trường hợp mắc u tan máu bẩm sinh
Những dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh tan máu bẩm sinh đó là thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt; da vàng, sau đó đen dần và thâm; gan to lên; cơ thể bắt đầu méo mó; chân, tay khèo...
Theo BS.Vũ Hải Toàn, Khoa Thalassemia, Viện Huyết học và Truyền máu TW, bệnh tan máu bẩm sinh là căn bệnh di truyền qua gen làm hồng cầu vỡ. Người bệnh liên tục bị thiếu máu, do đó, cả đời phải truyền máu vì hồng cầu chỉ sống được một thời gian ngắn.
Khi hồng cầu vỡ tạo ra ứ sắt và tích tụ ở toàn bộ cơ thể. Từ đó làm tổn thương đến các bộ phận khác của cơ thể bị như: thận, tuyến giáp, các tuyến nội tiết, bộ xương...khiến bệnh nhân còi cọc, xương dễ gãy, méo mó, mũi tẹt, mặt to, chân, tay bị khèo... Nếu không phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ bị suy tim, suy gan, chậm phát triển về thể chất, không có khả năng sinh con...
Theo các chuyên gia y tế, không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tan máu bẩm sinh vì đây là một bệnh mang gen di truyền. Khi bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh nhân sẽ phải điều trị suốt đời.
Để hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới, ngày 8/5, Viên Huyêt hoc-Truyên mau Trung ương và Hôi Tan mau bâm sinh Viêt Nam đã phôi hơp vơi tô chưc chương trình mittinh.
Đây là hoạt động ý nghĩa hướng tới bệnh nhân tan máu bẩm sinh, đồng thời góp phần cung cấp kiến thức, thông tin về bệnh này, từng bước góp phần giảm thiểu tỷ lệ dân số mang gen bệnh trong cộng đồng, góp phần xây dựng mục tiêu chất lượng dân số quốc gia.
Thu Trịnh
Theo khampha
Những khuôn mặt biến dạng chỉ với cuộn băng dính Thay vì phải ngồi hóa trang hàng giờ hoặc sử dụng công nghệ photoshop để tạo ra các khuôn mặt méo mó, dị dạng, nhiếp ảnh gia Wes Naman đã thực hiện ý bộ ảnh dựa trên ý tưởng về các khuôn mặt biến dạng do quá trình phẫu thuật thẩm mỹ bị hỏng gây ra. Ông đã sử dụng các cuộn băng...