Tôi và em đang dắt nhau đứng giữa ngã ba dòng nước chảy
Tôi biết bây giờ khó có thể khuyên bảo, thuyết phục em. Hơn nữa tôi cũng không thể dối lòng để nói với em những câu tàn nhẫn. Vì khi cố tình nói những lời này, tôi sẽ không thể kiểm soát nổi hậu quả sẽ đi đến đâu.
Tôi biết bây giờ khó có thể khuyên bảo, thuyết phục em. Bởi vì khi cố tình nói những lời này, tôi sẽ không thể kiểm soát nổi hậu quả sẽ đi đến đâu.
Hơn em cả một con giáp, tôi gặp em tại buổi giao lưu bạn bè đồng hương. Khi đó tôi đã có gia đình, một công việc tuy xa nhà nhưng ổn định. Còn em chỉ là cô sinh viên mới ra trường và đang trong quá trình thử việc.
Nghiệt ngã thay, cái khiếu hài hước của tôi, cái ngây ngô, ngộ nghĩnh của em lại gặp nhau trong cái buổi tiệc định mệnh đó. Để rồi giờ đây, cả tôi và em đang dắt nhau đứng giữa ngã ba dòng nước chảy… chọn đường nào cũng khó.
Điều làm tôi và em thường xuyên gặp nhau, chia sẻ là vì em cần tôi chỉ cho em thật nhiều cái em muốn làm, muốn biết giữa xã hội chen chúc đầy mưu toan này. Cái tôi cần ở em là những lúc ngây ngây, ngô ngô nhìn đến muốn cười vỡ bụng sau những ngày làm việc đầy căng thẳng…
Cái em đưa đến cho tôi là những phút vui cười, những lúc thật sự được quên đi công việc hàng ngày. Cái tôi đưa đến cho em là sự vững tin, lạc quan trong công việc và các mối quan hệ. Thời gian cứ thế trôi đi trong sự mất cảnh giác của tôi, của em và cả của vợ tôi nữa.
Rồi cái gì đến cũng phải đến. Bạn trai em biết được việc em thường xuyên đến thăm và đi chơi với tôi rồi ghen tuông, giận dỗi. Người ấy làm em buồn và mặc cho em giải thích thế nào cũng vô ích. Và cái ngày em đưa tôi về sau khi cùng bạn bè tàn cuộc gặp gỡ… chúng tôi đã đi quá giới hạn của mối quan hệ anh em đồng hương.
Em vẫn thường xuyên đến gặp tôi hay thi thoảng tôi lại đến gặp em. Chúng tôi cứ cùng nhau kéo dài thời gian tội lỗi ấy cho đến khi vợ tôi bắt đầu ngờ ngợ nhận ra.
Vợ tôi đã yêu cầu tôi không gặp em nữa, không có bất cứ quan hệ gì nữa. Tôi thực hiện yêu cầu của vợ vì với tôi, em trước đây là người bạn tâm giao. Còn em bây giờ ngoài ý nghĩa là người bạn, tôi còn cảm thấy như một tội lỗi của bản thân mình.
Chúng tôi đã không còn gặp nhau suốt hơn một năm trời. Nhưng một lần vô tình tôi gặp em và cùng nhau đi uống cà phê, vợ tôi biết được lại gọi điện chửi mắng em. Em tức giận nói thẳng với vợ tôi là “Em yêu anh ấy và suốt đời em sẽ yêu anh ấy. Chị có thể cấm em và anh ấy gặp nhau, nhưng chị không cấm được em nghĩ về anh ấy”.
Video đang HOT
Rồi cuộc sống của tôi đi vào những tháng ngày căng thẳng trong cơn ghen hờn giận của vợ. Mặc dù tôi và em không bao giờ lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Nhưng “tình ngay, lý gian” và tôi không thể giải thích được với vợ.
Còn em, cứ tưởng khi tức giận em nói vậy, nhưng mãi cho tới sau này em vẫn khẳng định rằng chỉ yêu một mình tôi. Ba năm rồi, em không quan tâm, tiếp xúc với bất cứ bạn trai nào nếu đó là mối quan hệ để có thể đi đến tình yêu. Còn tôi vẫn thường xuyên khuyên bảo và mong em tìm được người xứng đáng.
Rồi em gọi điện cho tôi nói rằng muốn gặp tôi để giới thiệu bạn trai của em. Đó là anh chàng người yêu cũ, tôi rất bất ngờ khi nghe em giới thiệu.
Em nói với tôi là người ấy sẵn sàng bỏ qua tất cả những gì trong quá khứ để đến với em và yêu cầu em đi cùng anh ta đến một nơi xa (nơi anh ta làm việc) để xây dựng hạnh phúc. Tôi và em đã có 1 buổi chiều nói chuyện với nhau. Tôi hầu như đã thuyết phục được em chuyển công tác theo anh ta đi thật xa để chuyện chúng tôi dứt khoát, không còn làm ảnh hưởng đến bất cứ ai.
Tôi đã không nghe điện thoại, không gặp em trong suốt 3 tháng kể từ ngày em đồng ý chuyển công tác theo bạn trai. Nhưng rồi em lại gặp tôi và tuyên bố không đi nữa. Tôi ngỡ ngàng và cố gắng thuyết phục trong vô vọng. Tôi càng thuyết phục, em càng im lặng và buồn.
Em gửi mail cho tôi, nói rằng không thể sống xa tôi. Em sẽ ở lại cho dù chỉ được nhìn tôi từ xa, không làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình tôi…
Với tôi, bây giờ thật không biết làm sao. Tôi biết tôi có lỗi với gia đình, với em, nhưng với thực tại và những gì đã qua, tôi biết ngồi tự trách mình hay hối hận thì cũng chẳng ích gì. Tôi chỉ mong em tìm được người xứng đáng, yêu em và đưa đến hạnh phúc cho em để trong thâm tâm tôi vơi đi một phần tội lỗi.
Tôi biết bây giờ khó có thể khuyên bảo, thuyết phục em. Hơn thế nữa tôi cũng không thể dối lòng mình để nói với em những câu tàn nhẫn như: “Em chỉ là một món đồ chơi đã cũ. Em chỉ là một cô gái dễ dãi, để đàn ông thỏa mãn thú vui. Tôi chỉ xem em là thú vui tiêu khiển như bao người đàn ông khác trong xã hội…”. Bởi khi cố tình nói những lời này, tôi biết sẽ không thể kiểm soát nổi hậu quả sẽ đi đến đâu.
Tết đến gần rồi, tôi vẫn đang phải đối diện với hàng ngàn suy nghĩ day dứt. Tôi phải làm sao để giải quyết được việc này?
Theo Afamily
Nắng nóng, dân xếp hàng mua nước chảy ra từ núi
Dòng nước chảy từ núi ra nhưng người dân phải bỏ tiền để mua. Dù không còn tin vào lời đồn thổi về khả năng chữa bệnh của dòng nước Cống Kẹp này nhưng hàng trăm người vẫn xếp hàng mua nước về dùng.
Cứ buổi chiều, người dân xã Khánh Sơn và khu vực lân cận lại đổ xô tới Cống Kẹp mua nước về dùng.
Những ngày này, nhiệt độ ở Nghệ An luôn ở mức cao, tình trạng hạn hán đã xảy ra ở một số địa phương. Tại Khánh Sơn (Nam Đàn, Nghệ An), nhiều giếng nước, bể chứa nước dự trữ của người dân đã bắt đầu cạn kiệt. Tuy nhiên, dòng nước Cống Kẹp dưới chân núi Sắt (xóm 14, xã Khánh Sơn) vẫn chảy róc rách suốt ngày đêm.
Theo ông Vinh, một người dân xã Khánh Sơn, nước Cống Kẹp hè mát, đông ấm và rất lành. "Người dân ở đây quanh năm uống nước Cống Kẹp nhưng chưa bao giờ bị đau bụng, kể cả ăn thịt mỡ rồi uống cũng không vấn đề gì. Nước chảy trực tiếp từ trong núi ra, không có mùi, không có gợn, không rong rêu và rất ngọt", ông Vinh khẳng định.
Trước đây, có lời đồn thổi về khả năng chữa bệnh của nước Cống Kẹp nên người dân khắp nơi đổ về đây hứng nước uống và mang về. Lượng người đổ xô đến lấy nước quá đông đã gây ra tình trạng lộn xộn tại khu vực này. Trước tình trạng đó, UBND xã Khánh Sơn đã cho đầu thầu lại mỏ nước này. Mức giá trúng thầu là 120 triệu đồng/năm. Ngành chức năng đã bác bỏ khả năng chữa bệnh của nước Cống Kẹp nhưng mỏ nước này đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sau khi trúng thầu, ông Nguyễn Trọng Lịch đã đầu tư xây dựng hệ thống bơm nước, đường ống dẫn nước và hệ thống mái che tại khu vực có dòng nước chảy. Từ đây, người dân muốn dùng nước Cống Kẹp phải bỏ tiền ra mua. "Người trong xã thì mỗi can 20 lít phải trả 1.000 đồng, ngoài xã thì 3.000 - 5.000 đồng. Nếu mua cả can đựng nước thì 60.000 đồng/can, còn loại bình nước khoáng thì có giá 50.000 đồng", ông Vinh cho biết.
Dù đã được ngành chức năng khẳng định nước Cống Kẹp không có chức năng chữa bệnh nhưng vào thời điểm nắng nóng, hạn hán như hiện tại, cuối buổi chiều mỗi ngày, hàng trăm người dân xã Khánh Sơn và vùng phụ cận vẫn đổ xô đến Cống Kẹp để mua nước. Người ta tận dụng tất cả vật dụng đựng nước, chất lên xe đạp, xe máy và cả xe kéo để chuyên chở nước về.
Người dân đến mua nước sẽ xếp can và lấy theo tuần tự, không có chuyện chen lấn, xô đẩy.
Nước chảy ra từ chân núi đã được lắp đặt hệ thống ống dẫn để dễ dàng chảy vào can.
Chủ thầu lắp đặt hệ thống bình dự trữ nước phục vụ người dân trong trường hợp quá đông.
Người dân kiên nhẫn đợi đến lượt mình lấy nước
Người ta sẽ thiết kế đủ loại giá đựng để chất được nhiều can nước trên xe máy.
Đàn ông, phụ nữ, thanh niên hay trẻ nhỏ đều được huy động để đi chở nước về.
Mặc dù không có khả năng chữa bệnh nhưng người dân vẫn đổ xô đi mua nước Cống Kẹp, nhất là trong thời điểm nắng nóng, hạn hán như hiện nay.
Hoàng Lam
Theo Dantri