Tôi từng nghĩ gia đình tan tác là hết
Thấy con khóc, ấp úng nói không thành lời, tôi cũng khóc theo. Kể từ giây phút đó, tôi thề sẽ làm lại cuộc đời, có trách nhiệm với con.
Hai năm trước, tôi rót bao nhiêu tiền của vào để kinh doanh nhà hàng. Vợ tôi ra sức cản, cô ấy liệt kê hàng tá lý do để tôi suy nghĩ lại, nhưng tôi không nghe. Ban đầu, việc kinh doanh thuận lợi, có lãi khiến tôi tự mãn vô cùng, nhưng từ năm 2020, tôi bắt đầu thấm đòn, biết thế nào là “thương trường khốc liệt”.
COVID-19 đã đánh cho những người kinh doanh nhà hàng, quán ăn như chúng tôi lao đao không gỡ nổi. Chưa kể, luật giao thông phạt nặng người sử dụng đồ uống có cồn đã khiến người ta thích tụ họp ở nhà hơn. Việc kinh doanh rơi vào thua lỗ, có tháng tôi chạy vạy khắp nơi vay mượn, cố gắng duy trì nhà hàng, nhưng sau đó cũng đành đứt ruột trả mặt bằng để cắt lỗ.
Tài chính eo hẹp khiến vợ chồng tôi lục đục. Đứng trước sự thất bại, tính tự ái trong người tôi nổi lên. Ai nói gì cũng khiến tôi nhạy cảm, cho rằng họ bóng gió mình. Vợ tôi vì áp lực kinh tế, cũng không ngừng trách móc tôi ngày trước không nghe lời cô ấy.
Tôi nuôi con gái nhỏ sau ly hôn – Ảnh minh họa
Sau những mâu thuẫn kéo dài, lại thêm việc phải bán nhà trả nợ, chúng tôi đi đến bước đường cuối: ly hôn. Con gái lớn do vợ tôi mang về quê chăm sóc, con gái nhỏ mới 3 tuổi do tôi nuôi dưỡng. Chí ít thì tôi còn một căn nhà của cha mẹ ở Sài Gòn, có thể đưa con về cho ông bà nội phụ chăm sóc. Còn vợ tôi mất mẹ ruột từ nhỏ, nếu đem cả đứa nhỏ 3 tuổi về, cô ấy khó mà tập trung đi làm. Đứa nhỏ ở Sài Gòn thì vẫn tiện cho những việc khám bệnh, chăm sóc, gửi mẫu giáo hơn.
Thế là từ một gia đình yên ấm, chúng tôi chia thành hai ngả, vợ về Phú Yên, còn tôi gom đồ về nhà cha mẹ. Những ngày đầu ly hôn, tôi chán chường, tuyệt vọng. Càng nghĩ nhiều về chuyện làm ăn, chuyện gia đình, tôi càng mệt mỏi. Ban ngày tôi ở trong nhà chơi game, xem đá banh, tối đến là tôi say xỉn, bù khú. Tôi mặc kệ cho bà nội chăm con nhỏ. Những lúc nhìn con gái giống mẹ, tôi càng khó chịu, càng cảm thấy giá mà hai đứa chúng tôi chưa có con thì chẳng phải lo lắng, mệt mỏi thế này.
Một hôm, sau khi nhậu về, tôi mò lên phòng ngủ. Phòng tối om, tôi vừa vào cửa đã vấp phải vật gì đó bể tan tành, mảnh vỡ làm chân tôi xước máu. Tôi cáu bẳn, bật đèn lên, ngay dưới chân là bát cháo đổ tung tóe. Tôi biết, nếu là mẹ thì không thể để cháo ngay dưới sàn thế này. Chỉ có thể là con tôi, không với tới chiếc bàn cao nên đành để dưới đất.
Bát cháo con gái để dưới sàn nhà đã khiến tôi tỉnh ngộ – Ảnh minh họa
Máu nóng dồn lên đỉnh đầu, tôi qua phòng bà nội. Con bé vẫn chưa ngủ, ngơ ngác nhìn cha. Tôi quát lớn: “Tại sao cháo không ăn hết, đem bỏ cửa phòng hả?”.
Vừa nói tôi vừa đét vào mông con mấy cái. Bà nội xót cháu, vừa cản vừa la mắng tôi. Con bé thì cứ khóc, không nói thành lời: “Con thấy ba… ra ngoài từ chiều… Sợ ba đói, con… chừa cháo… của con… cho ba ăn…”.
Tôi lặng người, không ngờ câu trả lời cùng những tiếng nấc ấy làm tôi khóc theo con. Từ ngày ly hôn, tôi chẳng để ý việc con mình ăn uống thế nào. Còn con, bé đã quan sát cha, chừa đồ ăn bí mật trong phòng, thấy cha cau có là không dám đòi hỏi những cái ôm ấp như ngày gia đình còn êm ấm.
Sau hôm đó, tôi thề với lòng phải thay đổi, sống có trách nhiệm. Tôi gửi đơn xin việc, chấp nhận làm thuê thay vì ngồi chờ làm chủ, mỗi tháng tôi mang được món tiền nhỏ về nuôi con. Tôi từng nghĩ gia đình tan tác là hết, nhà hàng phá sản là hết. Nhưng không, tôi vẫn còn con gái hết sức quan tâm, coi tôi là cả thế giới.
Video đang HOT
Con đã cho tôi thấy, trong những ngày khốn đốn nhất cuộc đời, không phải tôi nuôi dưỡng con, mà là con đã chăm sóc tôi, khiến tôi tỉnh ngộ.
Hai năm Trump 'tuyên chiến' thương mại với Trung Quốc
Chiến lược gây áp lực kinh tế toàn diện lên Trung Quốc của Trump được coi là đúng đắn, nhưng hiệu quả nó mang lại không thực sự rõ ràng.
Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng phát năm 2018, Xu Yanlin, quản lý kinh doanh tại một công ty ở Hàng Châu chuyên bán quần áo và thiết bị gia dụng trên trang thương mại điện tử Amazon, lo ngại thị trường của cô tại Mỹ sẽ sụp đổ.
Nhưng thay vào đó, cửa hàng trực tuyến của Xu lại phát triển mạnh, dù công ty tăng giá sản phẩm và chuyển gánh nặng do đòn thuế quan của Tổng thống Donald Trump sang "túi tiền" của khách hàng Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một buổi vận động tranh cử ở Cincinnati, Ohio, hồi tháng 8. Ảnh: Reuters.
"Chính những người tiêu dùng Mỹ phải chịu ảnh hưởng của các đòn áp thuế. Nhìn chung, mọi sản phẩm của chúng tôi đều tăng giá trong năm nay. Chẳng hạn, một mẫu quần áo từng có giá 16 USD trước thời kỳ chiến tranh thương mại hiện được bán với giá khoảng 19,99 USD", Xu nói và thêm rằng đại dịch Covid-19 còn góp phần tạo nên một làn sóng mua sắm bất ngờ khác.
"Chúng tôi nhận thấy rằng ngay cả những người mua hàng thấp cấp cũng không quá nhạy cảm với việc tăng giá do thuế quan. Đó có thể là nhờ các khoản trợ cấp tiền mặt của chính phủ Mỹ sau khi Covid-19 bùng phát", Xu cho hay.
Cách đó khoảng 11.200 km, ở Phoenix, Arizona, Mỹ, Barry Vogel, giám đốc điều hành tập đoàn công nghiệp Audio & Loudspeaker Technologies International, cho biết hàng rào thuế quan mang đến "bất lợi kép" cho các nhà sản xuất loa Mỹ.
"Các thiết bị lắp ráp mà chúng tôi phải nhập từ Trung Quốc đều tăng giá 15-25%", Vogel nói. "Nhưng phần thực sự kỳ lạ trong phương trình này là các mức thuế đó không áp dụng cho loa xuất xứ từ Trung Quốc".
Kết hợp lại, trải nghiệm của Vogel và Xu giúp minh họa điều mà rất nhiều nhà phân tích cho là nỗ lực sai lầm của Tổng thống Donald Trump trong 4 năm đầu nhiệm kỳ nhằm tái cân bằng cán cân thương mại Mỹ - Trung.
Các phân tích kinh tế cho thấy những chính sách thương mại của Tổng thống Trump với Trung Quốc đã làm tổn thương cả hai nền kinh tế.
"Chính sách thương mại của Trump đối với Trung Quốc là một thất bại lớn", Scott Kennedy, nhà quan sát Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét.
Đánh giá tác động trực tiếp của các chính sách kinh tế mà Tổng thống Trump áp dụng đối với Trung Quốc là điều rất khó do ảnh hưởng từ những vấn đề trong nội bộ nước Mỹ cũng như đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, Tommy Wu, nhà kinh tế trưởng tại công ty tư vấn quản lý rủi ro Oxford Economics, ước tính nền kinh tế Mỹ đã thu hẹp 0,7% so với khi không có chiến tranh thương mại. Tác động của nỗ lực tách rời công nghệ Mỹ với Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn.
"Trước khi có bất kỳ nỗ lực tách rời nào, chúng tôi dự đoán GDP Trung Quốc tăng 5% trong thập kỷ tới, tính đến năm 2030", Wu cho hay. "Giờ đây, chúng tôi dự đoán tỷ lệ trên chỉ còn 4,5%, với một nửa điểm phần trăm bị sụt giảm mỗi năm. Đây thực sự là một con số lớn".
Số lượng lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp ở Trung Quốc, bao gồm cả những nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đã giảm 20% kể từ thời điểm chiến tranh thương mại nổ ra hồi tháng 7/2018 đến tháng 8/2020.
Nhưng theo giới phân tích, điều này liên quan nhiều tới cuộc chiến với nợ công của Bắc Kinh hơn là đòn thuế từ Trump.
"Hầu hết xu hướng giảm đó có thể là kết quả từ chính sách nội tại của Trung Quốc", Li Wei, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh Cheung Kong ở Bắc Kinh, nhận định. "Năm 2016, Trung Quốc bắt đầu chiến dịch giảm nợ công, cắt ngân sách cho hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước", ông nói. "Cuộc chiến thương mại của chính quyền Trump đối với nhiều công ty Trung Quốc chỉ là tác động đến sau bởi Trung Quốc hiện không còn phụ thuộc vào thương mại như trước đây nữa".
Chiến tranh thương mại thúc đẩy sự chuyển dịch trong các chuỗi cung ứng vốn đã diễn ra, khi chi phí lao động và đất đai ở Trung Quốc không ngừng tăng cao, đồng thời các quy định về môi trường và xã hội được thắt chặt.
Theo chuyên gia Wu từ Ofxord Economics, xu hướng chuyển dịch bắt nguồn phần lớn từ việc "nhiều quy tắc và quy định nghiêm ngặt hơn về môi trường ra đời khiến các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng không còn có thể hoạt động ở Trung Quốc, hay ít nhất là một số khu vực nhất định tại Trung Quốc".
Tổng thống Trump trong một dòng tweet hồi tháng 8/2019 yêu cầu các công ty Mỹ "ngay lập tức tìm những địa điểm hoạt động khác thay thế cho Trung Quốc" song theo một nghiên cứu được Phòng Thương mại Mỹ ở Thượng Hải công bố hồi tháng trước, 92,1% số doanh nghiệp mà họ đại diện không có kế hoạch rời Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump (phải) và Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi năm 2017. Ảnh: AFP.
Cùng lúc, các doanh nghiệp như công ty của Xu lại có thể tính giá hàng hóa cao hơn để giảm thiểu tác động từ hàng rào thuế quan do chính quyền Trump dựng lên.
Suốt 4 năm Trump lãnh đạo nước Mỹ, chỉ số thương mại đo lường giá trị trung bình của một đơn vị xuất khẩu Trung Quốc chỉ giảm xuống dưới mức cơ bản 100 trong ba tháng vào thời điểm trước đại dịch và giữa năm 2018. Hiện tại, nó gần ngang bằng mức khi ông nhậm chức.
Jeff Ferry, nhà kinh tế trưởng tại Liên minh Vì một nước Mỹ Thịnh vượng, một viện nghiên cứu ủng hộ các chính sách thương mại của Trump, cho rằng thay vì nhìn vào những dữ liệu hàng tháng, Tổng thống nên được ghi nhận vì có công thay đổi quan điểm về Trung Quốc.
"Trong những trường hợp cụ thể, chúng ta đã kìm hãm hoặc làm giảm khả năng phát triển của Trung Quốc ở một số ngành công nghiệp nhất định, nhưng mục tiêu không phải là khiến nền kinh tế Trung Quốc thụt lùi mà mục tiêu thực sự là thúc đẩy nền kinh tế Mỹ", Ferry nói.
Tuy nhiên, không ít người cho rằng các chính sách thương mại của Trump không giúp kinh tế Mỹ đi lên hay khiến kinh tế Trung Quốc suy yếu. Trung Quốc dự kiến là quốc gia duy nhất trong nhóm G20 đạt tăng trưởng dương trong năm nay.
Ferry chỉ ra rằng Mỹ đã có thêm 500.000 việc làm ngành sản xuất trong ba năm trước đại dịch nhưng một nghiên cứu hồi tháng 8 của Viện Chính sách Kinh tế lại cho thấy mức tăng này "hoàn toàn ngang bằng" mức tăng từ năm 2010 đến 2019. Hơn nữa, từ tháng một đến nay, 720.000 việc làm ngành sản xuất đã bị mất đi.
Theo Sanjana Goswami, chuyên gia về thương mại quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, nghiên cứu của bà cho thấy biện pháp thuế quan mà Trump áp dụng không tạo ra việc làm cho người Mỹ mà thay vào đó, các khu vực chịu nhiều đòn thuế trả đũa từ Trung Quốc còn chứng kiến đà sụt giảm trong tỷ lệ tăng trưởng việc làm.
Một nghiên cứu của Moody's Analytics ước tính năm 2019, chiến tranh thương mại khiến nền kinh tế Mỹ mất 300.000 việc làm.
Các nhà kinh tế thuộc Cục Dự trữ Liên bang New York năm ngoái ước tính chiến tranh thương mại đã làm giảm 831 USD trong thu nhập trung bình của hộ gia đình Mỹ.
Dù Trump cam kết sẽ kiềm chế thâm hụt thương mại với Trung Quốc, thâm hụt vẫn giữ ở mức 30,75 tỷ USD hồi tháng 9, cao hơn 43,6% so với tháng 1/2017, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.
Mặt khác, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một, công cụ chính để giải quyết vấn đề này, lại không phục vụ cho mục đích đó.
Các nhà phân tích từ Morgan Stanley ước tính đến đầu tháng 10/2020, Trung Quốc mới chỉ hoàn thành 40% giao dịch mua hàng mà họ có nghĩa vụ thực hiện theo thỏa thuận.
"Nó chắc chắn đã thất bại, dù lỗi không hoàn toàn thuộc về Tổng thống Trump", Rory Green, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại viện nghiên cứu TS Lombard, nhận xét. "Trước Covid-19, thuế quan và các cam kết mua hàng của Trung Quốc đã giúp thu hẹp một chút thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã đảo ngược hoàn toàn sự cải thiện khiêm tốn đó vào cuối năm 2019".
Trong khi đó, Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới hồi phục sau đại dịch. Theo Wu từ Oxford Economics, tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc đã tăng từ 13,3% cuối năm 2019 lên 17,2% vào quý II năm 2020.
Những số liệu khác cũng khó giúp kết luận chính sách kinh tế với Trung Quốc của Trump đã mang lại lợi ích cho Mỹ.
"Tôi nghĩ chiến tranh thương mại sẽ không thể giúp Mỹ thu hẹp thâm hụt thương mại với Trung Quốc hay thâm hụt thương mại tổng thể giữa họ với phần còn lại của thế giới", giáo sư kinh tế Li Wei nhận định. "Đơn giản là bởi chính quyền Trump sử dụng hàng rào thuế quan để giải quyết một vấn đề hoàn toàn không liên quan đến thương mại".
"Thâm hụt không liên quan đến thương mại, nó liên quan nhiều hơn đến việc người Mỹ không tiết kiệm đủ và người Trung Quốc thì tiết kiệm quá nhiều", Li nói thêm.
Dù rất ít nhà phê bình Tổng thống Trump đồng tình với dòng tweet hồi tháng 3/2018 của ông rằng "chiến tranh thương mại là tốt và dễ dàng giành thắng lợi", nhiều người sẵn sàng ghi nhận ông vì nỗ lực gây áp lực tối đa lên Trung Quốc, bao gồm cả việc buộc đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden đề ra các chính sách cứng rắn tương tự với Trung Quốc.
Tuy nhiên, chưa rõ liệu Trump có thể buộc Trung Quốc đưa ra những thay đổi hành vi mang lại nhiều ý nghĩa hay không.
Một Trung Quốc ngày càng quyết đoán đang gia tăng đối đầu với Australia, Canada và Ấn Độ, đồng thời củng cố chính sách công nghiệp vì lo ngại bị tách khỏi thị trường công nghệ toàn cầu.
"Họ đang thúc đẩy gấp ba lần đổi mới trong nước... Giờ đây, họ cố gắng tạo lại toàn bộ chuỗi giá trị toàn cầu ở ngay chính Trung Quốc", Scott Kennedy từ CSIS đánh giá. "Chúng ta đang nhìn thấy một tập đoàn Trung Quốc bùng nổ".
Cô gái trẻ sinh 3 với chiếc bụng rạn "nổi tiếng": Nỗi lo cơm áo và những điều vượt quá tưởng tượng Cùng lúc có thêm 3 báu vật trong nhà, vợ chồng Thương mừng không hết nhưng cũng lo không xuể. Chăm con đã vất vả đã đành, áp lực kinh tế còn khiến cô mệt mỏi hơn nhiều. Giữa tháng 7, Lê Thị Thương (Hà Nam) "vượt cạn" thành công, chào đón 3 cậu con trai khỏe mạnh và kháu khỉnh. Hành trình...