Tôi trekking tại nơi nguyên sơ còn sót lại ở châu Âu
Cung trekking Mestia – Ushguli (Georgia) khó nhằn với những đoạn dốc cao như không có điểm kết. Bù lại, cảnh mùa thu nơi đây đẹp đến khó tin.
Tôi dừng chân trên cung trekking tuyệt đẹp tại Georgia.
Georgia là đất nước có Kavkaz Lớn – một trong những dãy núi hùng vĩ nhất trên hành tinh. Nơi đây có một số đỉnh cao nhất ở châu Âu như Elbrus (5.642 m) nằm ngay phía bắc biên giới Nga – Gruzia.
Dãy Kavkaz có 200 đỉnh cao trên 4.000 m, 30 đỉnh cao trên 4.500 m và 7 đỉnh cao trên 5.000 m, chia cắt các lục địa của châu Âu và châu Á; trải dài qua Georgia, Armenia, Azerbaijan và Nga từ Biển Đen đến Biển Caspi.
Bản giao hưởng của mùa thu vùng Kavkaz.
Tôi là Saru (Nguyễn Lan Uyên), một travel blogger và tác giả sách tại TP.HCM. Những ngày tháng 10, tôi đã chọn cung đường trekking (leo núi) từ thị trấn Mestia (Georgia) đến ngôi làng cao nhất châu Âu Ushguli với độ dài gần 60 km, độ cao từ 1.200 m lên đến 2.750 m.
Tìm hiểu thông tin đường đi, khí hậu, thời tiết ở nhà, tôi thấy hầu hết nhóm leo núi sẽ đi trong 3-4 ngày. Vì tập nhiều môn thể thao đều đặn và thường xuyên tham gia nhiều giải chạy địa hình, tôi sắp xếp hoàn thành chặng đường từ Mestia đến Ushguli trong 2 ngày vì cảnh đẹp gần như nằm toàn bộ trên cung đường di chuyển.
Video đang HOT
Men theo những tảng đã được đán.h dấu, hành trình trekking dãy Kavkaz mở ra một thiên nhiên kì vĩ đầy ngoạn mục. Những con đường mòn dẫn lê.n đỉn.h núi sẽ đưa bạn đến những thung lũng nguyên sơ, dãy núi hiểm trở, sông băng ngoạn mục, đỉnh núi phủ tuyết và những ngôi làng cổ kính.
Hành trình trekking của tôi như sau:
Ngày 1: Mestia – Zhabeshi – Adishi với độ dài 27 km
Ngày 2: Adishi – Iprali – Ushguli với độ dài 31 km
Đường mòn được đán.h dấu rõ ràng trên những tảng đá nên khá an toàn để đi tự túc. Bắt đầu từ quảng trường chính của thị trấn Mestia, tôi đi qua những khu rừng, đồng cỏ, thảm hoa đỗ quyên và những ngôi làng được trang trí bằng những ngôi nhà và tháp phòng thủ đặc trưng của người Svanetia.
Những con đường uốn lượn lên cao chót vót tưởng như không bao giờ kết thúc là thử thách với bất kì ai dám đương đầu với Kavkaz. Những tưởng đó là tất cả khó khăn, nhưng sự khắc nghiệt của thời tiết vừa chính là thách thức, vừa chính là món quà tuyệt vời của thiên nhiên ban tặng.
Ở mỗi ngôi làng trên dọc đường đi sẽ có vài điểm lưu trú. Tuy nhiên, bạn nên đặt trước qua các ứng dụng đặt phòng, nhất là khi đi vào mùa cao điểm leo núi từ tháng 6 tới hết tháng 9. Hầu như không có hàng quán bán thức ăn chính thức nào trên các ngôi làng nhỏ trên núi, họ chỉ phục vụ cho khách lưu trú và có đặt nấu ăn trước.
Nửa ngày đầu tiên và nửa ngày cuối cùng của chuyến đi khá đơn giản, nhưng đoạn chính giữa thì khó khăn cực kì lớn cho người leo núi với những con dốc dài vô tận như lên tới bầu trời và độ cao lớn. Khi phải đeo trên lưng chiếc balo 7 kg đựng quần áo mùa đông, thức ăn, nước uống dự phòng và những vật dụng cần thiết cho vài ngày leo núi, mọi thứ càng trở nên thử thách.
Sông băng Adishi xuất hiện như dòng thác đổ tráng lệ, phầ.n thưởn.g dành tặng riêng cho những con người đã dũng cảm thực hiện hành trình này.
Nhưng đây có lẽ là một trong những cung đường leo núi đẹp nhất mà tôi từng đi. Những thung lũng nguyên sơ, dãy núi hiểm trở, sông băng ngoạn mục, đỉnh núi phủ tuyết và những ngôi làng trên núi cổ kính. Các sườn núi phía bắc của dãy Đại Kavkaz chảy tràn cánh rừng sồi, trăn, phong và tần bì; phía bên trên cao hơn thì rừng bạch dương và thông che phủ; tất cả được nhuộm màu vàng rực lộng lẫy của mùa thu.
Cũng không biết rằng thiên nhiên đãi ngộ hay tăng độ khó cho tôi mà khi bước chân tôi đang nặng nề trên những con dốc khủng khiếp nhất của Kavkaz, mồ hôi túa ra khi nhiệt độ ở mức dưới 10 độ C thì thời tiết bắt đầu trở lạnh đột ngột kèm mưa đá.
Lá vàng xuyên thủng tuyết trắng. Cảnh tượng lạ lùng hiếm có trên những vùng núi cao.
Những viên đá tuyết to bằng viên bi trở thành thứ nguy hiểm nhất lúc này. Tôi mặc vội áo mưa rồi phải tiếp tục di chuyển không ngừng dù đã quá mệt, bởi khi đứng lại nghỉ chân chỉ vài chục giây thì cái rét kinh khủng bắt đầu xâm nhập, đôi bàn tay bị bỏng lạnh, sưng đỏ và mất cảm giác. Cách duy nhất để giữ ấm và bảo vệ cơ thể lúc này thì phải đi, đi và đi, không được dừng lại, mặc cho những viên đá tuyết đậ.p chan chát vào cơ thể đang đau rát.
Hành trình khắc nghiệt nhưng đẹp đến hoang dại mà dãy Kavkaz đã trình diễn trước mắt tôi. Lá vàng xuyên thủng lớp tuyết trắng đầu mùa, hình thành trong trận mưa đá dữ dội mà tôi vừa hứng chịu. Tất cả chỉ có thể gói gọn trong từ: d.ã ma.n, nhưng mãn nhãn.
Lên Tây Côn Lĩnh ngắm vẻ đẹp nguyên sơ của những mái nhà rêu xanh giữa lưng chừng núi
Bản Xà Phìn thuộc tỉnh Hà Giang nằm ở lưng chừng dãy núi Tây Côn Lĩnh quanh năm mát mẻ, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để rêu xanh biếc phủ kín mái nhà.
Thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang nằm ở chân núi thuộc dãy Tây Côn Lĩnh, cả thôn hiện có hơn 50 hộ người đồng bào dân tộc Dao sinh sống từ lâu đời.
Được bao phủ bởi những dãy núi cao, thôn Xả Phìn có sương mù bao phủ quanh năm với độ ẩm cao đã tạo nên những lớp rêu xanh trên mái nhà sàn lợp bằng lá cọ.
Các ngôi nhà sàn được lợp từ hàng vạn chiếc lá cọ tán rộng, sau nhiều năm phơi nắng, tắm mưa, những mái nhà đã được phủ kín bởi rêu xanh
Rêu bao phủ mái nhà quanh năm đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Khi vào mùa hè, rêu sẽ khô, có màu ngả vàng do ánh nắng mặt trời chiếu vào. Mùa đông, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để rêu phát triển xanh tốt.
Nhà sàn được làm càng lâu năm thì rêu mọc càng dày, nhưng mái lá phải có tuổ.i đời chừng chục năm mới mọc rêu xanh.
Mái nhà người Dao thường được lợp bởi nhiều lớp lá cọ, mỗi chiếc mái được làm từ 8.000 - 10.000 lá cọ.
Rêu phủ trên mái nhà quanh năm, mùa hè rêu sẽ ngả màu vàng do có ánh nắng mặt trời. Mùa đông, nền nhiệt thấp, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để rêu lại phát triển xanh tốt.
Anh Đặng Văn Hiệp - người dân bản Xà Phìn bộc bạch: "Phải mất trên 10 năm mới có được mái nhà rêu này. Lớp rêu càng dày thì chứng tỏ ngôi nhà đó càng lâu đời. Nhiều nhà trong bản mình đã được làm cách đây cả 30 năm".
"Đối với những nhà mới lợp dưới 10 năm thì đa phần rêu phát triển chưa mạnh và chưa mọc kín được cả mái nhà. Rêu ở đây mọc tự nhiên do độ ẩm trong không khí cao, nhất là vào mùa đông gần như lúc nào bản cũng chìm trong sương mù, nhiều hơi nước. Chúng cũng không ảnh hưởng gì đến đời sống sinh hoạt của bà con. Vào mùa hè rêu còn giúp nhà mát hơn, mùa đông thì ấm, ngăn bớt sương giá" - anh Hiệp chia sẻ thêm.
Du khách có thể tới Xà Phìn vào hai dịp chính trong năm đó là khi mùa lúa dát vàng khắp các thửa ruộng bậc thang và mỗi độ xuân về hoa đào nở rộ trên khắp mọi nẻo đường trong bản.
Nhận thức được tiềm năng phát triển du lịch dồi dào từ tài nguyên sẵn có, một số hộ dân đã bắt tay xây dựng, phát triển dịch vụ homestay nhằm phục vụ khách du lịch nghỉ ngơi tại bản. "Cứ đến độ lúa chín du khách tới bản và ở lại qua đêm rất đông. Cùng với nét riêng của văn hóa bản địa giúp du khách có nhiều trải nghiệm khác nhau. Do đó, dù mới đưa vào khai thác nhưng cơ sở luôn kín phòng vào các ngày cuối tuần" - anh Tương Văn Thành - chủ homestay Xà Phìn chia sẻ.
Tạm gác lại công việc, anh Lê Phú cùng bạn từ Hà Nội đến với Hà Giang và chọn thôn Xà Phìn làm điểm dừng chân. Anh Phú chia sẻ, dù đã đến với Hà Giang nhiều lần nhưng đây cũng là lần đầu tiên anh biết đến bản rêu Xà Phìn và phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nơi đây: "Nhà lợp mái lá rất nhiều nơi có, nhưng để rêu phủ trên mái quanh năm rất hiếm. Hơn nữa, ở đây, hầu hết nếp nhà xưa được bà con gìn giữ, vẫn nguyên vẹn nét hoang sơ, cổ kính".
Đến nay Xà Phìn đã và đang giữ được nguyên trạng vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính cùng nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào dân tộc Dao, dựa vào đó khai thác nguồn tài nguyên du lịch, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con hơn.
Vẻ đẹp nguyên sơ của những mái nhà rêu xanh giữa lưng chừng núi Tây Côn Lĩnh Bản Xà Phìn thuộc tỉnh Hà Giang nằm ở lưng chừng dãy núi Tây Côn Lĩnh quanh năm mát mẻ, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để rêu xanh biếc phủ kín mái nhà. Vẻ đẹp nguyên sơ của những mái nhà rêu xanh giữa lưng chừng núi Tây Côn Lĩnh. Ẩn mình dưới dãy núi Tây Côn Lĩnh (thôn Xà...