‘Tôi thương nhớ New York và mong được trở về’
Vivian Yee, phóng viên thường trú đang sống và làm việc tại Beirut (thủ đô của Lebanon), cho biết những ngày qua đầu óc cô chỉ hướng về một nơi – New York.
Đèn vẫn sáng ở Quảng trường Thời Đại. Các tấm biển quảng cáo vẫn nhấp nháy ánh đèn neon. Nhưng giờ đây, không còn dòng người đi lại tấp nập khắp các nẻo đường trung tâm.
Vivian từng di chuyển đến nhiều nơi để thực hiện nhiệm kỳ công tác, thế nhưng, New York vẫn là nơi cô gắn bó lâu và dành nhiều tình cảm nhất. Cô đã ở thành phố này khoảng 6 năm rưỡi trước khi phải dời đến Trung Đông vào cuối năm 2018 để đưa tin hiện trường cho Times.
“Khi làm việc với tư cách là một phóng viên địa phương, tôi khám phá được nhiều câu chuyện. Thế nhưng, những ngày qua, tiêu đề thu hút trên các mặt báo đều liên quan đến dịch Covid-19 ở New York, nơi tôi thương nhớ nhất vào lúc này”, cô nói với New York Times.
Nhịp sống sôi động của thành phố New York nhộn nhịp dần bị thế chỗ bởi vẻ im ắng, ảm đạm. Ảnh: NYT.
Tự trấn an bản thân ở nơi đất khách
“Mỗi góc cạnh của New York đều mang một dáng vẻ riêng, nhưng chúng đều có cùng một điểm là luôn sôi động và rôm rả không ngừng”, Vivian miêu tả.
Tuy nhiên, những con phố, kiến trúc đầy tính biểu tượng, như Quảng trường Thời đại, Quảng trường Union, Quảng trường Madison, Phố Wall, Nhà ga Trung tâm hay các cây cầu hoành tráng của thành phố, giờ đây đều vắng vẻ.
“Kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Mỹ, tôi đã nhắn tin cho tất cả họ hàng và gia đình ở New York. Tôi lo lắng cho bố mẹ, những người nhiễm bệnh, những nhân viên tuyến đầu chống dịch và cả những lao động thất nghiệp tại đây”.
Đôi lúc, khi nhớ về gia đình, nữ phóng viên thường tự trấn an rằng mình vẫn còn may mắn khi đang ở Lebanon, thay vì phải trải qua những thảm cảnh đó hay cô lập trong bốn bức tường.
Lệnh trú ẩn tại nhà được yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt ở New York, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 ở Mỹ. Ảnh: Desiree Rios.
Nỗi nhớ về “thành phố trong mơ”
Có không ít điều nhỏ nhặt về New York từng khiến Vivian khó chịu: công viên Sheep Meadow đông nghịt khách vào mỗi cuối tuần, nhà hàng Thái ở phố Smith – nơi khách hàng luôn phải đợi khoảng nửa tiếng để có thể gọi món, và cả những quán rượu ồn ào, không một người bạn thân quen.
Bây giờ, đó lại chính là những điều mà Vivian nhớ về thành phố trong mơ của mình.
“Tôi nhớ những bộ trang phục ấn tượng mà người New York thường mặc ra đường, nhớ nhịp sống hối hả hiện lên rõ rệt ở ga tàu điện ngầm, nhớ những hôm xem phim hay ăn tối một mình, thậm chí, nhớ cả cách mọi người xếp hàng mà không cần đứng cách xa nhau 2 m để mua thứ đồ tiêu khiển vừa xuất hiện trong video clip của một influencer nào đó”, cô chia sẻ.
Giờ đây, từ Beirut, Vivian chỉ có thể cập nhật tình hình dịch bệnh ở Mỹ thông qua tin tức và Instagram của những lao động tại đây.
Tất cả những gì nữ phóng viên mong muốn ở hiện tại là trận đại dịch sẽ qua nhanh, các cửa hiệu sẽ mở cửa trở lại và cô có thể về nhà, gặp lại gia đình, họ hàng của mình, thậm chí là những người lạ thường xuyên bắt gặp trên phố nhưng chưa bao giờ nói chuyện.
“Tôi hy vọng New York sẽ sớm vượt qua cơn khủng hoảng này và tiếp tục phát triển cho đến khi tôi trở về”, cô nói.
Tại nơi luôn đông đúc khách du lịch, cảnh tượng ảm đạm trong thời gian qua là thứ khu Manhattan (New York) chưa từng trải qua. Ảnh: NYT.
Đại dịch Covid-19 ngày 4/4: Số ca thiệt mạng ở Anh vượt xa Trung Quốc
Số người chết vì Covid-19 ở Anh vượt Trung Quốc, trong khi New York ghi nhận hơn 100.000 ca bệnh.
Số người chết ở Anh vượt Trung Quốc
Bộ Y tế Anh hôm 3/4 ghi nhận thêm 684 người chết vì Covid-19, nâng tổng số người thiệt mạng tại nước này lên 3.605 trường hợp, vượt qua Trung Quốc (3.326).
Tính tới ngày 3/4, Anh xét nghiệm cho tổng cộng 173.784 người, 38.168 trong số đó được xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2.
Người chết vì Covid-19 ở Anh hiện đã vượt Trung Quốc. (Ảnh: Sky News)
Thủ tướng Anh Boris Johnson hiện vẫn đang trong thời gian cách ly sau khi được xác nhận nhiễm bệnh.
"Dù cảm thấy tốt hơn và đã cách ly 7 ngày, tôi vẫn còn một số triệu chứng nhẹ. Tôi vẫn còn sốt. Vì vậy theo lời khuyên của chính phủ, tôi sẽ tiếp tục tự cách ly cho đến khi các triệu chứng biến mất"", Thủ tướng Johnson nói trong video đăng tải trên Twitter cá nhân.
Trong ngày 5/4 tới, Nữ hoàng Anh sẽ có bài phát biểu trước toàn dân liên quan tới tình hình dịch bệnh đang ngày càng phức tạp tại quốc gia này.
"Nữ hoàng đã ghi lại một chương trình phát sóng đặc biệt để gửi tới Vương quốc Anh và Khối thịnh vượng chung liên quan tới sự bùng phát của dịch Covid-19", Điện Buckingham cho biết trong tuyên bố đưa ra hôm 3/4.
Theo truyền thống, đây là dịp hiếm có khi Nữ hoàng Anh có bài phát biểu trước toàn dân, trừ thông điệp Giáng sinh hàng năm.
Số ca mắc Covid-19 ở New York vượt 100.000
Thống đốc New York Andrew Cuomo hôm 3/4 xác nhận số ca mắc Covid-19 tại tiểu bang tăng lên tới 102.863 trường hợp, trong đó 57.159 ca được ghi nhận tại thành phố New York.
Số người chết trong 24 giờ qua của bang này là 562 trường hợp, đưa tổng số người chết vì Covid-19 tại New York lên 2.935 trường hợp.
Số người mắc Covid-19 ở New York vượt trên 100.000 trường hợp. (Ảnh: AP)
Hôm 3/4, ông Cuomo ký một sắc lệnh hành pháp cho quyền trưng dụng máy thở từ các tổ chức y tế đang dư thừa để hỗ trợ việc điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19. Ông Cuomo nói thêm rằng, các tổ chức sẽ được trả lại thiết bị y tế của họ hoặc được nhà nước bồi thường.
" Tôi sẵn lòng làm điều đó để cứu hàng trăm người không à? Tôi sẽ làm điều đó", ông Cuomo nói trong cuộc họp báo hôm 3/4.
" Nếu họ muốn kiện tôi vì thành phố phải mượn máy thở đang dư thừa để cứu người, cứ kiện tôi đi. Tôi sẽ không để người dân phải chết", ông cho hay.
Ông nhấn mạnh New York đang trong khủng hoảng và kêu gọi "hãy giúp đỡ New York".
Thống đốc New York nói thêm rằng, ông đã trao đổi với nhà đồng sáng lập tập đoàn Alibaba của Trung Quốc, tỷ phú Jack Ma. Tiểu bang New York đang nhận sự trợ giúp từ gã khổng lồ thương mại điện tử để đảm bảo nguồn cung thiết bị y tế từ Trung Quốc.
Toàn nước Mỹ hiện ghi nhận 266.259 ca mắc Covid-19 và 6.803 người thiệt mạng.
Liên hợp Quốc kêu gọi đình chiến toàn cầu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 3/4 tiếp tục kêu gọi đình chiến trên toàn cầu, đề nghị các bên liên quan xung đột hạ vũ khí để các nước đang bị chiến tranh tàn phá tập trung đối phó với với đại dịch Covid-19.
Video: Độ chính xác của bộ kit test nhanh Covid-19 ở Hà Nội thế nào?
Ông Guterres cảnh báo những điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước khi các nước Syria, Libya và Yemen, các quốc gia đang chìm trong xung đột.
Tổng Thư ký Liên hợp Quốc khẳng định việc đình chiến hiện tại là cấp thiết khi virus lây lan ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ông Guterres cho biết thêm, các bên liên quan xung đột ở các nước như Cameroon, Trung Phi, Libya, Myanmar, Phillipines, Nam Sudan, Syria, Ukraine và Yemen đều bày tỏ sự ủng hộ với lời kêu gọi. Tuy nhiên, lời nói chưa tương ứng hành động vì trên thực tế nhiều nơi vẫn chìm trong chiến sự.
Hôm 23/3, ông Guterres cũng kêu gọi một lệnh "ngừng bắn toàn cầu ngay lập tức" nhằm bảo vệ những người dân dễ bị tổn thương tại các vùng chiến sự khỏi sự hoành hành của đại dịch Covid-19.
"Sự lây lan mạnh của SARS-CoV-2 giải thích cho sự điên rồ của chiến tranh... Đó là lý do tại sao hôm nay tôi kêu gọi một lệnh ngừng bắn toàn cầu ngay lập tức ở mọi ngõ ngách trên toàn thế giới", ông cho hay.
SONG HY
Nhà hỏa táng New York ngập trong xác chết Giám đốc nhà hỏa táng và giám đốc nghĩa trang ở New York, một người 52 năm hành nghề, người kia 48 năm, đều chưa từng tiếp nhận nhiều thi thể như vậy trong đời. Theo giới chức y tế, tình hình Covid-19 ở New York vẫn chưa đạt đỉnh, nhưng những người làm việc tại các cơ sở hoả táng đã phải...