Tội thù ghét chế định bảo vệ người yếu thế
Chế định tội thù ghét được chính quyền đặt ra nhằm bảo vệ nhóm người thiểu số trước những kẻ phạm tội.
Ngày 29/3, Vilma Kari, 65 tuổi, người Mỹ gốc Á, đang trên đường đến nhà thờ ở thành phố New York bất ngờ bị một gã xô ngã, đạp liên tiếp vào đầu. Trước khi bỏ đi, gã đàn ông buông lời xúc phạm chủng tộc với Kari cùng câu mắng “mày không thuộc về nơi này”.
Hai ngày sau, c ảnh sát xác định Brandon Elliot, 38 tuổi, là kẻ thực hiện vụ tấn công. Elliot lập tức bị bắt vì tình nghi phạm tội Hành hung và tội Thù ghét – chế định pháp luật nhằm bảo vệ nhóm người thiểu số ở Mỹ.
Brandon Elliot, nghi phạm hành hung người phụ nữ gốc Á, trong video do camera giám sát ghi lại hôm 29/3. Ảnh: New York Post.
Tội Thù ghét (còn gọi là tội Định kiến ) là những tội danh thông thường như giết người, hành hung, phá hoại tài sản… nhưng có thêm yếu tố định kiến, thường là định kiến với nhóm người thiểu số. Một người sẽ phạm tội Thù ghét khi động cơ thúc đẩy họ gây án là định kiến về chủng tộc, tôn giáo, xu hướng tính dục, hoặc sắc tộc của nạn nhân. Ở một số bang, định kiến còn có thể bao gồm giới tính, tuổi tác, khuyết tật… Người phạm tội Thù ghét sẽ đối diện hình phạt nặng hơn so với mức bình thường.
Luật quy định về tội phạm thù ghét được chính quyền liên bang và 47 bang ở Mỹ lần lượt thông qua bắt đầu từ những năm 1980, khi các nhà hoạt động xã hội bắt đầu gây sức ép để yêu cầu cơ quan lập pháp công nhận vai trò của định kiến trong những hành vi bạo lực mà nhóm thiểu số phải hứng chịu. Hiện, chỉ ba bang là Arkansas, South Carolina, và Wyoming không có luật pháp quy định về tội thù ghét.
Video đang HOT
Để bị nhận định là tội thù ghét, các vụ tấn công phải có động cơ xuất phát từ định kiến bị cấm. Công tố viên phải thuyết phục được thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn rằng nạn nhân bị tấn công vì chủng tộc, tôn giáo, xu hướng tính dục, hoặc các đặc điểm khác được pháp luật bảo vệ của họ.
Vì thế, việc khởi tố nghi phạm về tội Thù ghét có thể biến vụ án vốn bình thường trở thành vụ án tương đối phức tạp đối do rất khó để chứng minh bị cáo gây án do định kiến. Điều này có thể khiến công tố viên do dự khi tiếp nhận những vụ án chưa nắm chắc phần thắng.
Các lực lượng chấp pháp thường chật vật khi xác định tội thù hận và truy tố nghi phạm. Dù 47 bang có luật thù hận, 86,1% cơ quan chấp pháp của nước Mỹ không ghi nhận có tội thù hận xảy ra trên địa bàn phụ trách trong năm 2019, theo số liệu mới nhất do FBI thu thập. Trong nhiều trường hợp, cảnh sát cũng không được huấn luyện đầy đủ trong việc phân loại và xác định tội.
Khó khăn nhà chức trách gặp phải có thể được thấy sau vụ xả súng hàng loạt do Robert Aaron Long, nam thanh niên da trắng 21 tuổi, thực hiện nhắm vào các tiệm spa ở thành phố Atlanta, bang Georgia vào ngày 16/3, khiến 8 người chết. Vì 6 trong 8 nạn nhân của Long là phụ nữ gốc Á, nhiều người muốn hắn bị khởi tố dưới luật quy định về tội Thù ghét tại bang Georgia.
Robert Aaron Long sau khi bị bắt. Ảnh: Reuters.
Nhưng sau khi Long bị bắt, cảnh sát cho biết nghi phạm thừa nhận hành vi nhưng phủ nhận gây án vì lý do chủng tộc. Thay vào đó, Long khai bị “nghiện tình dục” nên thực hiện vụ xả súng để loại bỏ “cám dỗ”. Điều này khiến nhà chức trách chưa thể đưa ra kết luận về động cơ thật sự đằng sau vụ xả súng.
Tuy vậy, tội Thù ghét vẫn có thể được truy tố thành công. Tháng 10/2020, Maurice Diggins, 37 tuổi, bị tòa liên bang kết tội Thù ghét và phạt 10 năm tù sau khi đấm vỡ hàm một người quốc tịch Sudan tại bang Maine trong khi vừa hét những câu xúc phạm chủng tộc.
Bên cạnh Mỹ, một số quốc gia trên thế giới cũng quy định phạm tội vì định kiến là tình tiết tăng nặng cho bị cáo như Canada, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Thụy Điển,…
Dư luận Mỹ đánh giá cao các biện pháp của Nhà Trắng đối phó hành vi bạo lực vào người Mỹ gốc Á
Giới luật sư và các nhà lập pháp người Mỹ gốc Á đã hoan nghênh Nhà Trắng về hàng loạt hành động nhằm giải quyết tình trạng bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á gia tăng sau vụ xả súng tại thành phố Atlanta khiến 6 phụ nữ người Mỹ gốc Á thiệt mạng.
Người dân tham gia tuần hành phản đối bạo lực nhằm vào người gốc Á tại New York, Mỹ, ngày 27/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đánh giá của dư luận Mỹ, phản ứng của Nhà Trắng cho thấy chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực hàn gắn mối quan hệ với một cộng đồng đang giận dữ sau những sự cố. Liên quan các biện pháp để xoa dịu tình hình, ngày 30/3, Nhà Trắng thông báo tài trợ bổ sung và triển khai các sáng kiến mới trong Bộ Tư pháp (DOJ) và Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh (HHS) nhằm chống lại tình trạng gia tăng bạo lực và phân biệt đối xử với người gốc Á.
Theo đó, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden còn triển khai một loạt nỗ lực, trong đó có sáng kiến liên cơ quan tại DOJ nhằm ứng phó với bạo lực nhằm vào người gốc Á, trong khi Cơ quan Dân quyền (Civil Rights Division) tái thúc đẩy "Sáng kiến Thực thi và phòng ngừa tội ác hận thù", với trọng tâm là sự gia tăng đáng kể tội phạm căm thù đối với người gốc Á.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng sẽ lập một trang tương tác mới chứa các tài liệu liên quan đến việc chống lại cộng đồng người gốc Á và sẽ bắt đầu tổ chức các sự kiện để đào tạo các đặc vụ về nhận thức và báo cáo liên quan đến vấn đề thành kiến chống người gốc Á.
Ngoài ra, Nhà Trắng sẽ tái lập và mở rộng "Sáng kiến về người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương" (AAPI), với trọng tâm ban đầu là chống thành kiến và bạo lực đối với người gốc Á, đồng thời gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong cộng đồng AAPI trong những tuần tới.
HHS sẽ trích 49,5 triệu USD từ Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ để hỗ trợ cho những người bị bạo lực gia đình và tấn công tình dục của AAPI. HHS cũng sẽ thành lập một đội đặc nhiệm tập trung chấm dứt thành kiến chống lại người gốc Á, vốn gia tăng mạnh vì đại dịch COVID-19. Nhóm đặc nhiệm cũng sẽ phát triển các chính sách để cải thiện kết quả sức khỏe trong cộng đồng AAPI.
Chủ tịch nhóm người Mỹ gốc châu Á-Thái Bình Dương tại Quốc hội Mỹ Judy Chu cho biết nhóm của bà đánh giá cao Tổng thống Biden vì sự lãnh đạo của ông Biden nhằm đảm bảo rằng sự an toàn và sức khỏe của cộng đồng người AAPI là một ưu tiên. Trong khi đó, ông Chris Lu, một trong những người Mỹ gốc Á có vị trí cao nhất phục vụ trong Chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama, gọi cách tiếp cận của ông Biden là một minh chứng cho cam kết của ông với người Mỹ gốc Á và "trái ngược hoàn toàn với chính quyền trước đó".
Giám đốc điều hành của nhóm Thúc đẩy Công lý Người Mỹ gốc Á (AAJC) John Yang cho biết nhóm của ông đánh giá cao "sự tập trung liên tục" và các sáng kiến từ Chính quyền Tổng thống Biden và nhấn mạnh những sáng kiến này sẽ góp phần đạt được sự "công bằng chủng tộc trong dài hạn".
Trong khi đó, việc HHS dự kiến trích 49,5 triệu USD để hỗ trợ cho những người bị bạo lực gia đình và tấn công tình dục của AAPI nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ Diễn đàn quốc gia của phụ nữ người Mỹ gốc châu Á-Thái Bình Dương. Giám đốc điều hành của nhóm này, bà Sung Yeon Choimorrow đã gửi lời cảm ơn đến Tổng thống Biden vì đã "nêu bật những kinh nghiệm của phụ nữ và trẻ em gái người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương trong thời điểm quan trọng này".
Trước đó, hai Thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ là bà Tammy Duckworth và Mazie Hirono ban đầu đã lưu ý rằng họ sẽ phản đối các ứng cử viên do Tổng thống Biden đề cử cho đến khi Nhà Trắng đưa ra một kế hoạch hiệu quả hơn hơn để giải quyết các vấn đề của người Mỹ gốc Á, sau đó, hai Thượng nghị sĩ này cho biết sự cản trở của họ sẽ là không cần thiết sau khi nhận được sự đảm bảo từ Nhà Trắng.
Hiện số các vụ tấn công thù hận nhằm vào người gốc Á tăng vọt tại Mỹ. Một nghiên cứu gần đây từ Trung tâm Nghiên cứu về hận thù và chủ nghĩa cực đoan của Đại học bang California cho thấy mặc dù tội phạm thù hận nói chung giảm nhẹ vào năm 2020, nhưng tội phạm thù hận nhằm vào người gốc Á ở 16 thành phố lớn nhất ở Mỹ lại tăng vọt, gần 150%.
Tổng thống Mỹ công bố danh sách đa sắc tộc cho các đề cử thẩm phán liên bang Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố danh sách đề cử thẩm phán liên bang đầu tiên gồm 11 ứng cử viên, trong đó có 3 phụ nữ da màu được đề cử cho những vị trí bỏ trống ở tòa án lưu động liên bang. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Tổng thống Biden...