Tôi thấy quá sức khi phải gồng gánh chi tiêu cho cả nhà chồng
Lương vợ chồng tôi gom lại chỉ được 20 triệu, nhà 5 người lớn, một đứa nhỏ, tháng nào cũng hết sạch chẳng tích góp được gì.
Khi con được 6 tháng, tôi có ý định thuê người giữ trẻ thì ông bà nội ở quê nhất quyết không cho, bảo thời nay bạo hành trẻ nhiều lắm. Thế là ông bà khăn gói vào Sài Gòn trông cháu dù tôi chẳng hề lên tiếng nhờ và thâm tâm cũng không muốn ở chung. Nhưng nhà của ông bà thì ông bà vào, tôi chẳng có lý gì để cản. Tôi nói ra riêng thì chồng không chịu. Ông bà vào được một tháng, cô em gái chồng cũng dọn về ở chung. Dù ông bà có lương hưu, em chồng làm tháng cả ngàn đô nhưng mọi khoản từ điện nước, ăn uống, đến cái bóng đèn hư, cái ống nước hỏng cũng là tiền của chúng tôi.
Tháng đầu tiên tôi gửi ông bà 10 triệu để chi tiêu, tháng thứ hai bà nói do không rành đường xá nên tôi lo việc chợ búa chi tiêu. Việc em chồng ở chung, mẹ chồng nói: “Con Nhi có nói với mẹ sẽ phụ tiền ăn uống với anh chị nhưng mẹ bảo không cần. Thêm đôi đũa cái bát có là bao. Với em nó đang gom tiền mua đất nên để nó tập trung”. Nhà 3 cái máy lạnh, tiền điện cũng ngót 3 triệu, tiền ăn sáng 3 triệu (ông bà nói ngày ăn cơm 3 bữa ngán lắm, mà mua đồ ăn sáng thì mua cho cả nhà, gồm có em chồng tôi). Sáng tôi dậy sớm nấu cơm để vợ chồng mang theo trưa ăn. Ngoài những khoảng ăn uống cố định thì phát sinh thêm kiểu: tháng này mẹ mệt nên có nhờ bác Tứ mua lạng yến, lãnh lương con gửi lại nhé. Rồi cây vợt của bố hư, cuối tháng chúng mày đưa bố một triệu mua cây khác. Lương vợ chồng tôi gom lại chỉ được 20 triệu, nhà 5 người lớn, một đứa nhỏ, tháng nào cũng hết sạch chẳng tích góp được gì. Phần ông bà và em chồng, họ để dành tiền rồi cuối năm đi du lịch. Khi đi còn hỏi vợ chồng tôi muốn tham gia cùng không, mỗi người đóng 20 triệu. Lúc ra đường, bà lúc nào cũng nói hàng xóm rằng vợ chồng tôi sướng, có nhà cao cửa rộng để ở, ông bà chăm cháu, đi làm về là có cơm nước sẵn sàng. Mặt khác lại khen em chồng tôi giỏi giang, còn trẻ nhưng đã mua được đất.
Mỗi lần tôi nói với chồng chuyện không tích lũy được gì, anh bảo có nhà rồi cần gì phải lo. Rồi còn bảo tôi “ở phải thì trời rải cho, đừng suốt ngày so đo tính toán như thế”. Riết rồi tôi cũng chẳng muốn nói. Con tôi nay được 20 tháng, muốn cho cháu đi học thì ông bà lại phản đối, bảo ông bà chăm là nhất, không đi đâu cả. Vừa rồi tôi nói với chồng từ tháng này tôi sẽ trích 5 triệu trong lương để lập tài khoản tiết kiệm cho con, anh đồng ý. Do đó, đồ ăn trong nhà tôi mua ít lại, rau nhiều hơn thịt, chuối nhiều hơn táo… Được một tuần thì em chồng tôi lên tiếng: “Mình còn trẻ ăn sao cũng được, nhưng bố mẹ lớn tuổi ăn uống phải đủ dinh dưỡng, chị nên xem lại cách đi chợ cho hợp lý”. Tôi nói do lương 2 vợ chồng cố định, mà phát sinh nhiều khoản và vật giá leo thang nên phải ăn tiêu tằn tiện lại mới đủ. Thế là em chồng bảo nếu tháng nào thiếu thì nói, cô ấy sẽ cho mượn chứ không cần nhịn ăn nhịn tiêu kiểu nhà nghèo thế này đâu. Tôi nói lương chỉ có nhiêu đó, nếu mượn rồi lấy đâu trả. Thế là mẹ chồng tôi lên tiếng: “Thời buổi này mà còn phải lo cái ăn cái mặc thì vợ chồng chúng mày cần xem lại năng lực của mình. Người ta làm chuyện lớn, mua đất mua nhà, còn chúng mày có cái ăn cũng không lo được là dở”.
Đến đây tôi đã quá sức chịu đựng của mình nên tôi nói: “Đúng là con dở thật, nhưng suy cho cùng con cũng chưa ngửa tay xin ai một đồng, chưa ăn bám của ai dù chỉ một bữa”. Chồng trừng mắt nhìn tôi, còn tôi không kìm được nỗi uất bỏ chén cơm giữa chừng, nước mắt chực trào ra. Trong hoàn cảnh này, tôi đã thấy mình chạm đến giới hạn của sự chịu đựng. Mà khi không chịu đựng được, chồng cũng không chịu ra riêng thì có phải ly hôn là giải pháp duy nhất và cuối cùng của tôi không? Mong nhận được góp ý của các bạn.
Video đang HOT
Theo Vnexpress
Mẹ đẻ đòi chăm cháu rồi lại trách vợ chồng tôi lười biếng
Tôi định đưa 2 bé về sống cùng nhưng bà ngoại khóc lóc không chịu, đến khi chăm cháu bù đầu, lại đâm ra cáu bẳn.
Ảnh minh họa
Tôi lấy chồng được 6 năm, có 2 con, các bé khỏe mạnh, xinh đẹp và đáng yêu. Tôi yêu chồng con và cảm thấy hạnh phúc. Vợ chồng tôi làm việc ở thành phố, cuối tuần về ông bà ngoại cách đó 50km. Còn nhà chồng cách hơn 300km, nên chỉ dịp Tết chúng tôi mới về. Tôi là con gái một, cha mẹ rất thương và lo cho tôi, căn nhà hiện nay ở thành phố cũng do cha mẹ mua cho từ hồi đại học. 2 con tôi được bà ngoại nuôi dưỡng, chăm sóc từ bé.
Cha mẹ tôi là công chức, sống tiết kiệm, tích lũy và lo cho con cháu, còn gia đình chồng ở quê nên không giúp được nhiều. Tôi thông cảm điều này và hiểu rằng mỗi nhà một hoàn cảnh. Mẹ tôi dù thương con, nhưng lại là người xét nét. Bà thường so bì và nói mình quá cực khổ vì con cháu, trong khi bà thông gia suốt ngày rong chơi. Bà hay suy diễn, nói nhiều điều không tốt về chồng và gia đình chồng tôi, đôi khi còn mắng lây sang tôi. Ông bà ngoại cho rằng chồng tôi lười biếng, phó mặc con cho ông bà, tôi cũng làm khổ ông bà. Trước đây, tôi định đưa 2 bé về sống cùng, nhưng bà ngoại khóc lóc không chịu vì nhớ cháu, đến khi chăm một lúc 2 đứa bù đầu, lại đâm ra cáu bẳn. Trong khả năng của mình, tôi cố sức phụ giúp và đỡ đần cha mẹ. Tôi biếu tiền hàng tháng và mời ông bà đi du lịch mỗi năm, những điều này tôi không làm với nhà chồng.
Vợ chồng tôi khá hợp nhau, sống biết nhường nhịn, hạnh phúc. Tôi biết anh không hề vui khi lệ thuộc quá nhiều vào nhà vợ, nhưng có lẽ anh thương tôi nên chấp nhận. Trong công việc gia đình, tôi thấy anh khá vô tâm, có hỗ trợ khi tôi yêu cầu việc nhà, nhưng anh không bao giờ tự giác làm. Anh cũng không chăm con nhiều, vì bà ngoại đã giành hết phần dù tôi biết anh rất yêu con. Chính vì vậy mà bố mẹ tôi nói anh lười và vô trách nhiệm.
Những điều mẹ nói về chồng và gia đình chồng, tôi thường giấu và hiếm khi kể lại với anh. Mỗi khi về nhà vợ, anh vẫn tự nhiên như ở nhà riêng và không hề để ý phải lấy lòng bố mẹ. Điều này càng khoét sâu nhận định của bố mẹ tôi là anh lười biếng. Tôi biết do cả tuần anh đi làm về mệt, lại bị áp lực do mới thay đổi công việc, thu nhập không tốt bằng tôi. Tôi hiểu vì 3 mẹ con, anh đã cố gắng nhiều, cái anh cần là thời gian để những nỗ lực cho kết quả. Tôi đã nói với bố mẹ nhiều lần nhưng ông bà không tin và bảo tôi ngu.
Lúc nào tôi cũng cố gắng dung hoà 2 bên, và cảm thấy rất mệt mỏi. Tôi mang ơn bố mẹ nhiều, nhưng cũng rất đau lòng, khó xử khi thường xuyên phải nghe điều tiếng không hay về chồng và gia đình chồng. Xin hãy cho tôi lời khuyên.
My
Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm gợi ý:
My thân mến,
Nhà mẹ đẻ em rất yêu thương con cháu, là một gia đình nề nếp, gia phong, chỉn chu. Còn gia đình chồng em lại sống ở miền quê, đơn sơ, mộc mạc, giản dị, không được bài bản. Khi 2 hệ thống gia đình với 2 nếp sống khác nhau thì không thể so sánh được. Em có thể hiểu và cảm thông, nhưng lại khổ tâm vì bị ba mẹ mình dằn vặt, so sánh, cạnh khóe, nói xấu gia đình chồng. Cái nhìn của ba mẹ em về chồng và nhà chồng em không thiện cảm, thực ra là do ông bà vừa lo cho con gái vừa ấm ức, thấy nhà chồng không lo cho các em như họ. Cách sống của mỗi gia đình, hoàn cảnh, phong tục tập quán ở từng vùng là khác nhau, nên không thể nhận định là gia đình chồng em tệ. Mẹ em lấy tiêu chuẩn của nhà mình đi đánh giá nhà khác là không hợp lý.
Ba mẹ em thương yêu, lo lắng, bao bọc con gái quá nhiều, đến mức gần như đạo diễn toàn bộ cuộc đời em. Mua nhà cho ở, mang cháu ngoại về nuôi, không để cho vợ chồng em chăm sóc con. Ông bà giành làm hết mọi việc, nhưng sau đó lại phiền muộn, cáu gắt rồi than thở, trách móc các em và cả bên nội là không biết lo, không phụ giúp... Đây chính là mâu thuẫn lớn nhất của ba mẹ em.
Còn em, đã trưởng thành, lập gia đình và sinh con rồi. Dù ba mẹ có thương mình, đem con về chăm giúp, lại cho tiền mua nhà, nhưng em cũng cần phải có trách nhiệm, bản lĩnh, quyền quyết định chăm sóc con và tổ chức cuộc sống riêng của mình. Không gì tốt bằng đứa trẻ được chính cha mẹ chăm nom, dạy dỗ. Dù bà ngoại có thương cháu cách mấy, cũng có lúc mệt mỏi, bực bội với cháu, những lúc như vậy sẽ khiến đứa trẻ bị tổn thương. Nó sẽ có cảm giác thiếu thốn tình cảm, không an toàn, mẹ cha không che chở, bảo vệ nó. Em nên cân nhắc việc có nên tiếp tục để con cho bà ngoại nuôi dưỡng.
Có thể ông bà chăm cháu sẽ giúp vợ chồng em có nhiều thời gian tập trung vào công việc hơn. Tuy nhiên, khi ông bà kêu ca, phàn nàn thì chính em cũng thấy mệt mỏi. Tốt nhất, em nên đem con về nhà chăm sóc, sắp xếp lại cuộc sống để biến gia đình thành tổ ấm thực sự. Đây cũng là cách hay để chồng em có cơ hội thể hiện vai trò, trách nhiệm làm cha, làm chồng. Mỗi cuối tuần hoặc dịp lễ em lại đưa con về chơi với ông bà. Có như vậy mới chấm dứt được tình trạng trên, giúp mỗi người trong nhà em về đúng vai trò của mình.
Chúc em sớm đưa ra quyết định đúng đắn.
Theo VNE
Thương cháu, nhưng mẹ chồng không thích trông cháu mà chỉ mê bán phở Chồng bảo: "Em hiểu cho mẹ, cái máu kinh doanh đã thấm vào người, làm chẳng phải để kiếm tiền mà vì mê thôi". Nhà chồng tôi ở quê vốn có một quán phở rất đông khách. Nhưng hai năm trở lại đây, thấy bố mẹ đã già mà buôn bán vất vả nên chị em bên chồng thống nhất khuyên bố mẹ...