Tôi thấy mình nợ Sài Gòn
1. Tôi lớn lên ở một khu dân cư bao bọc bởi sông nước, ở một quận nội thành không cách xa trung tâm. Có lẽ nhờ đó mà tâm hồn tôi mát lắm, nó có tiếng đò máy, luôn hoài niệm tiếng chuông nhà thờ vọng lại từ phía bên kia sông…
Đường Tôn Đức Thắng (Q.1) lúc chưa chỉnh trang.Ảnh: Ngọc Dương
Tôi nhớ những đôi nhân tình trong những đêm tối trời, và nhớ cả chính mình, nhớ cảm giác ấm áp bên người thương, một người kiệm lời mà cho tôi đầy đủ “tiếng yêu”… Tôi nhớ bờ sông vắng, rồi nhà cửa dựng lên, rồi nhà cửa bị san bằng, bờ sông được kè lại… Những biến thiên đó vừa như cái chớp mắt, nhưng cũng vừa mất cả nửa đời người! Cũng như tôi, từ một đứa trẻ không bao giờ biết mệt mỏi trong những buổi trưa rong ruổi cùng chúng bạn trèo trứng cá, hái bình bát, nhặt mận rụng… Nay trở thành một “lứa” mà các cháu nhỏ “2K” thưa bằng cô, bằng dì…
Sài Gòn “cơm đường, cháo chợ”. Sài Gòn cơm tấm, bún bò. Sài Gòn cháo lòng xe đẩy. Sài Gòn cơ man là quán cà phê với đầy đủ loại hình. Nhưng tôi mê nhất vẫn là quán cóc. Tôi thích dành hàng giờ chìm đắm tại quán cóc, nghe hòa tấu, ngắm phố xá và người lại qua, để lý giải tình yêu Sài Gòn ở trong lòng mình!
Tôi biết ơn cuộc di dân lớn đầu tiên đã đưa chàng thiếu niên đất cảng trẻ tuổi là cha tôi vào đất Sài Gòn này, cho cha ăn học nên người. Tôi cũng biết ơn ông bà ngoại, đã dám từ bỏ vùng đất thuộc miền sông Hậu mà ngoại thường mô tả “Muỗi kêu như sáo thổi/Đỉa lềnh tợ bánh canh”, tay trắng, bươn bả lên đất Sài Gòn sinh cơ lập nghiệp chỉ bằng buôn bán nhỏ… Nhờ đó mà tôi vừa mở mắt chào đời, đã nhìn thấy phố xá Sài Gòn. Tôi cảm ơn Sài Gòn đã giữ cho tôi nghèo nhưng không lấm láp, đã giúp cho tôi không quá khó để có cái chữ mà tự nuôi sống mình!
Sài Gòn trong tôi đang bị mất dần những tiếng rao. Hồi đó, ngày mưa dầm, tôi nhớ mình cứ dỏng tai nghe tiếng lóc cóc chào mời của “hủ tíu gõ”, để được gọi một tô nghi ngút khói, để được ăn trong tiếng xuýt xoa! Luôn tự hỏi, mấy người ở Sài Gòn hoặc những thân phận ký thác cuộc đời mình nơi Sài Gòn, mà không từng ăn hủ tíu gõ?
Video đang HOT
Tôi đi ngang những rạp hát mà không dừng lại. Chỉ có ý nghĩ không dứt về những lần mẹ dẫn tôi đi xem hát tuồng. Cũng là dịp để tôi được thấy gương mặt mẹ hân hoan, và cả làm tôi buồn cười, khi thấy mẹ len lén dùng tay áo quệt nước mắt!
2. Tôi mê dạo chợ và nhất là chợ tết, tôi ưa hơn hết là những khu bán đồ si hoặc chợ đồ cũ độc, lạ (chợ Dân Sinh). Bà Chiểu, Bến Thành, An Đông, Chợ Lớn, Kim Biên, Soái Kình Lâm, Bàn Cờ, Bà Hạt, Nguyễn Duy Dương, Nguyễn Tri Phương… Lẫn các chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Điền tôi đều đã đi hết… Tôi ưa những tiếng rao hàng, không hình dung và cũng không muốn, không chấp nhận được ý nghĩ một ngày nào đó, Sài Gòn sẽ không còn chợ!
Tôi thích đọc sách về Sài Gòn, của các nhà văn Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Bình Nguyên Lộc… Tôi quan tâm các biên niên dính đến Sài Gòn. Tôi thấy nợ Sài Gòn nếu mà không tìm hiểu ngọn nguồn địa hạt mình sinh sống. Nhìn thấy hình ảnh sinh hoạt ở chợ, những chiếc ghe hoa, trái cặp sát bờ kênh, tôi thấy lòng dậy lên cảm giác thư thái. Cả cái mùi tanh của khu chợ cá cũng không làm tôi lợm…
Sài Gòn cũng mất đi một số nghề và cũng mọc ra vô số loại hình kinh doanh mới. Nghề mài dao, sửa dép dần không còn chỗ. Lâu thấy cảm thương với tiếng rao buồn của một bác già quạnh quẽ đạp xe vào khu xóm, hàng xóm rủ nhau đem đống dao không thật sự cần mài nhờ bác, chỉ để sau rồi bác chịu nhận lấy ít tiền công… Tủ sửa đồng hồ trước đây nuôi sống cả nhà, giờ buồn hiu, đóng đầy bụi chơ vơ ngoài mưa nắng. Tủ thuốc lá cũng không còn nhiều người bán, người ta mua ở quán cóc lề đường hoặc mua ở những tiệm tạp hóa…
Sài Gòn như cô gái già thao thức! Cô gái ấy không ngủ vì nhiều lẽ: cơm áo gạo tiền, vì một chỗ ở nhỏ cho riêng mình, mà cũng có thể sợ nhỡ mất một khoảnh khắc đáng nhớ, ở nơi được xem là phồn hoa bậc nhất phố thị!
Tôi nói giọng Sài Gòn và thấy thân thuộc với cùng giọng nói ấy.
Sài Gòn kẹt xe, Sài Gòn ngập nước… Nhưng Sài Gòn không kỳ thị, luôn rộng mở vòng tay! Sài Gòn lịch thiệp, Sài Gòn đào hoa, đa tình nhưng không hề thiếu đứng đắn, chín chắn!
Tôi luôn thấy mình may mắn, quá may mắn khi được sinh ra, lớn lên và tạo dựng được trên mảnh đất này. Dù biết Sài Gòn không yêu riêng mình tôi, nhưng tôi vẫn huyễn hoặc mình: tự cho rằng Sài Gòn cũng một chút nào đó thiên vị tôi, có lắng nghe tiếng lòng tôi và cho tôi thỏa nguyện ít nhiều!
Theo thanhnien.vn
Toyota Bến Thành và 20 năm tận tâm với khách hàng
Được thành lập vào năm 1999, xí nghiệp ô tô Toyota Bến Thành (TBTC) là một trong những xí nghiệp trực thuộc
Tổng công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn - TNHH MTV (Samco), và là đại lý chính thức của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam.
Tính đến nay, Toyota Bến Thành đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ô tô Toyota chính hãng va phu tung, thưc hiên sưa chưa, bao dương, bao hanh.
Tiếp bước cho sự phát triển của mình, đồng thời để đáp ứng nhu cầu mua sắm xe ô tô gia tăng hàng năm và mở rộng dịch vụ sửa chữa. Vào tháng 1/2015, Toyota Bến Thành khai trương thêm cơ sở Chương Dương tại địa chỉ 326 Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang, quận 1, TP HCM. Sở hữu tổng diện tích lên đến 10.000m2, trong đó bao gồm 1.000m2 diện tích dùng để trưng bày và phòng làm việc. Riêng 9.000m2 còn lại dành cho xưởng dịch vụ, sửa chữa với năng lực phục vụ trên 200 xe mỗi ngày. Bên cạnh thế mạnh về sửa chữa, Toyota Bến Thành - cơ sở Chương Dương còn đẩy mạnh các dịch vụ như: cung cấp phụ tùng chính hãng; bảo dưỡng nhanh trong vòng 60 phút; sửa chữa tổng quát; trùng tu, đại tu các loại xe du lịch; sửa chữa nhanh các vết xướt đồng sơn trong vòng 4 giờ, 8 giờ...
Tháng 5/2019 Toyota Bến Thành tiếp tục mở cơ sở mới tại địa chỉ: 2078 Võ Văn Kiệt, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh. Cơ sở mới có diện tích sử dụng gần 4.000m2 gồm 3 khu vực chính là khu vực trưng bày sản phẩm, khu vực khách hàng vào làm dịch vụ và xưởng sản xuất. Khu vực xưởng dịch vụ được trang bị 40 khoang sửa chữa, bao gồm 12 khoang bảo dưỡng nhanh/sửa chữa chung và 28 khoang sửa chữa đồng sơn hiện đại với trang thiết bị nhập khẩu từ Châu Âu và Nhật Bản.
Trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ Châu Âu và Nhật Bản
Toyota Bến Thành vừa đầu tư các máy thay vỏ bánh xe tự động và cân chỉnh bánh xe giúp mang lại hiệu quả và chất lượng cao hơn
Xưởng dịch vụ rộng rãi, có sức chứa lên đến 200 xe/ ngày
Bên cạnh đó, không gian thiết kế khu vực trưng bày và khu vực dịch vụ khách hàng rộng rãi, đẹp mắt. Khu vực phòng nghỉ dành cho khách hàng cũng được Toyota Bến Thành chú trọng đầu tư đầy đủ nhằm mang đến sự tiện nghi, thoải mái cho khách hàng.
Khu vực trưng bày xe mới rộng rãi, khang trang
Bên cạnh cơ sở vật chất, Toyota Bến Thành còn tập trung đào tạo tay nghề cho đội ngũ tư vấn bán hàng, cố vấn dịch vụ, và kỹ thuật viên trên toàn bộ hệ thống theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ hóa theo quy trình chuẩn nghiêm ngặt của Toyota toàn cầu để luôn sẵn sàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chính hiệu với chất lượng cao mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Vừa qua, Toyota Bến Thành đã tổ chức Hội thi tay nghề nội bộ 2019, với 4 hạng mục Tư vấn bán hàng, Cố vấn dịch vụ, Sửa chữa sơn, và Sửa chữa thân xe tại Toyota Bến Thành - Cơ sở Bình Tân. Đây là cuộc thi được tổ chức hàng năm nhằm giúp rén luyện kỹ năng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cũng như chất lượng dịch vụ.
Cố vấn dịch vụ được đào tạo chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn Toyota Việt Nam trong đó có 1 người vừa đạt Huy chương vàng hội thi tay nghề Toyota toàn quốc năm 2018.
Đem lại dịch vụ chất lượng, tận tâm để đạt được sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng chính là điều mà toàn bộ đội ngũ nhân viên và quản lý cấp cao của Toyota Bến Thành luôn hướng đến.
Theo Trí Thức Trẻ
Độc đáo nghề làm lân ở Chợ Lớn Múa lân là điệu múa bắt nguồn từ Trung Hoa du nhập sang Việt Nam từ rất lâu. Múa lân thường dùng trong dịp tết Nguyên đán, tết trung thu có ý nghĩa mua vui, mang tới may mắn, xua đuổi tà khí. Ngoài ra trong năm múa lân hay biểu diễn tại những nơi khai trương, mừng thọ... Theo Báo Thanh Niên