Tôi thấy mình chẳng khác gì một người giúp việc…
Nếu ông ta thương tôi thật lòng, sống đàng hoàng, đừng bồ bịch lung tung thì có lẽ tôi cũng sẽ thương yêu ông ta dù cái chuyện đũa lệch nhiều khi cũng khiến tôi nản lòng. Thế mà ông không như vậy. Vừa tính toán nhỏ mọn, lại vừa chơi bời vô độ, coi vợ con như “con sen”- đây là từ ngữ mà ông hay nói với tôi để chỉ người giúp việc.
“Chị phải đưa anh ấy vô bệnh viện, tôi năn nỉ chị đó. Dù sao thì ảnh cũng là cha của con chị mà…”- Liên Hương lại gọi điện giục giã. Tôi nhìn người đàn ông đang nằm trên giường. Toàn thân ông trắng toát như tấm dra trải giường. Đôi mắt ông ta nhắm nghiền, trong khi cái miệng lại há hốc thổi ra từng hơi thở mệt nhọc, đứt quãng.
Tôi nhìn kỹ khuôn mặt ông, khuôn mặt xám xịt như mặt người chết. Mà có lẽ ông đã chết rồi vì tôi không thấy lồng ngực ông đập phập phồng…Nhưng không, nhìn kỹ, tôi biết mình đã lầm. Ông ta còn sống.
Người đàn ông nằm đó là Khương, chồng tôi. Cách đây 2 tuần lễ, ông bảo đi thăm một người bạn ở Cần Giờ, tôi hỏi thăm ai thì ông không nói. Sau đó khi Liên Hương gọi điện cho tôi biết là Khương bị sốt cao, khó thở; tôi mới biết chính xác là ông đi thăm cô ta.
Mà chẳng phải thăm viếng gì. Họ bồ bịch với nhau trong khi bên ngoài cứ giả làm anh em. Tôi biết hết nhưng không thèm nói bởi từ lâu tôi cũng chán cái cảnh vợ chồng với người đàn ông đáng tuổi ông nội mình. Tôi là người đàn bà thứ 8 của Khương. Trước tôi, 7 người đàn bà đã lần lượt bỏ ông hoặc bị ông bỏ.
Tôi không cần tìm hiểu lý do đích xác của những cuộc chia tay bởi thời gian 6 năm sống với Khương, đã quá đủ để tôi biết vì sao họ không thể chung sống với ông ta, một gã đàn ông hám gái nhưng bủn xỉn. Khi về sống với Khương, ông bảo tôi: “Anh sẽ bảo đảm cho em một cuộc sống đầy đủ, chẳng cần phải làm lụng vất vả như bây giờ”.
Lúc đó tôi đang là nhân viên phục vụ ở một khách sạn mà mỗi lần lên TP HCM là ông ta lại đến đăng ký phòng để nghỉ qua đêm hoặc đôi khi chỉ nghỉ trưa. Ông khoe là chủ trang trại mấy chục hecta ở Bình Dương, có mấy căn nhà mặt tiền cho thuê, chỉ riêng tiền cho thuê nhà mỗi tháng đã hơn trăm triệu; tiền bán trái cây, gia súc, gia cầm ở trang trại mỗi tháng cũng ngần ấy nữa.
Ông năn nỉ mãi nhưng tôi không đồng ý. Cho đến lần ông nghỉ qua đêm ở khách sạn và đột ngột ngã bệnh, tôi phát hiện nhờ người đưa ông đi cấp cứu, còn mình thì ở lại chăm sóc. Khi khỏi bệnh, ông cho tôi 20 triệu gọi là tạ ơn tôi đã cứu mạng. Dần dà tôi cũng xiêu lòng.
Tôi về sống với Khương, sinh cho ông ta 2 đứa con nhưng chúng tôi vẫn chưa làm hôn thú. Lý do mà Khương đưa ra để không đăng ký kết hôn là có chút vướng mắc về thủ tục ly hôn với bà vợ đầu tiên hiện đang sống ở nước ngoài. Tuy vậy, tôi lại nghe bạn bè ông nói lại là vì tôi còn quá trẻ, ông ta sợ tôi dòm ngó tài sản của mình nên không muốn ràng buộc.
Tôi mặc kệ ông ta nghĩ sao cũng được, miễn mỗi tháng tôi có một khoản tiền kha khá để gửi về cho ba mẹ tôi ở quê. Tuy vậy, cuộc sống của tôi cũng chẳng êm đẹp như tôi vẫn tưởng. Khi tôi mang thai lần đầu tiên, ông bảo có việc đi TP HCM vài hôm. Lần đó về, tôi phát hiện mấy cái bao cao su trong túi xách của ông. Tôi hỏi thì ông tỉnh bơ: “Giải quyết tạm thời khi em bầu bì thôi mà”. Tôi chết lặng người. Phải rất lâu sau tôi mới lấy lại bình tĩnh. Sau lần đó, mấy tháng tiếp theo thay vì cho tôi 3 triệu thì ông cho tôi 5 triệu như để đền bù “tổn thất tinh thần” cho tôi.
Đôi khi ngồi suy nghĩ một mình, tôi thấy thân phận mình cũng chẳng khác gì một người giúp việc. Tiếng là giàu có nhưng trong nhà mọi việc lớn nhỏ tôi phải làm; ông chỉ thuê nhân công cho công việc ở trang trại. Nhưng thậm chí cả những công việc xịt sâu, tưới nước, lượm trứng; cho gà, chim ăn… tôi cũng phải cùng làm với thợ.
Video đang HOT
Chính vì vậy, tôi nghĩ đồng tiền mình nhận là xứng đáng chứ chẳng phải là tiền bố thí của người chồng giàu có. Giả dụ ông ta thương tôi thật lòng, sống đàng hoàng, đừng bồ bịch lung tung thì có lẽ tôi cũng sẽ thương yêu ông ta dù cái chuyện đũa lệch nhiều khi cũng khiến tôi nản lòng. Thế mà ông không như vậy. Vừa tính toán nhỏ mọn, lại vừa chơi bời vô độ, coi vợ con như “con sen”- đây là từ ngữ mà ông hay nói với tôi để chỉ người giúp việc.
Bây giờ thì ông ngã bệnh nằm đó. Liên Hương bảo tôi đưa ông vô bệnh viện nhưng tôi lưỡng lự. Vô đó là tôi phải đi theo chăm sóc ông, bỏ bê hai đứa nhỏ và công việc nhà vì ông sẽ chẳng chịu để người lạ chăm sóc mình. Còn để ông ở nhà, dù tôi đã mời bác sĩ đến khám nhưng tình hình mấy hôm rồi không có chuyển biến. “Chị đưa bác vô bệnh viện sớm thì còn có hi vọng; nếu không e rằng sẽ khó qua khỏi vì đợt viêm phổi này rất nặng”- vị bác sĩ khuyên.
Tôi nhìn cái mặt xám xịt của ông. Những hơi thở nhẹ như không… Trong đầu tôi mọi thứ rất mơ hồ. Tôi nửa muốn ông khỏe lại để xem ông có để lại gì cho mẹ con tôi hay không; nhưng nửa lại muốn ông ta cứ đi luôn vì tôi đã tìm kiếm khắp nhà vẫn chẳng thấy giấy tờ, tiền bạc ở đâu.
Nghe nói mấy ngôi nhà mà ngày xưa ông “nổ” trước khi lấy tôi thật ra là của con trai ông. Chúng đứng tên sở hữu và lấy tiền cho thuê chứ ông chẳng có gì. Còn cái trang trại “bé bằng cái lỗ mũi” chứ không phải rộng mấy chục hecta như ông ta khoe hồi trước hình như cũng đứng tên một trong những bà vợ đã mất của ông. Con của bà này vừa rồi đã nộp đơn kiện cha để đòi lại đất. Bây giờ nghĩ kỹ lại hình như chẳng có gì cho tôi ngoài mấy món nữ trang mà ông tặng tôi nhân những dịp này nọ như sinh nhật, ngày chung sống, lễ phụ nữ…
Vậy thì tôi cứu ông ta làm gì? Để ông sống thêm ngày nào, tôi cực thân ngày ấy… Thế nhưng có một tiếng nói khác lại bảo rằng, dù sao thì ông ta cũng đã cưu mang mẹ con tôi suốt 6 năm qua, có lẽ tôi nên đưa ông đến bệnh viện chăng? Mà chắc gì vô đó ông có thể qua khỏi?
Càng nhìn ông, tôi càng thấm thía. Nếu ai đó có sức khỏe, có trí tuệ thì tự mình kiếm sống, đừng bao giờ dựa dẫm vào những kẻ hay khoe mẽ giàu sang bởi cái thùng rỗng thì luôn kêu to…
Theo VNE
Tên cướp táo tợn chê 200 triệu, ngồi chờ gia chủ đòi tiền tỉ
Chỉ gom được khoảng 200 triệu đồng nên tên cướp quyết tâm chờ đến khi gia chủ về sẽ khống chế bắt mở két sắt. Vụ án xảy ra vào cuối năm 2010 khiến các điều tra viên PC45 còn nhớ vì tính chất cực kỳ táo tợn và tham lam của kẻ cướp.
Chỉ vì mắc nợ hơn 1 triệu đồng, lại có tham vọng "đổi đời" trong chốc lát, Phạm Quý Đại (sinh 1981, ở đội 4 xóm Nam, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) đã liều lĩnh vác súng giả đột nhập vào nhà một người dân ở huyện An Dương, trói gô người giúp việc nhét vào nhà tắm rồi lục soát lấy tiền vàng.
Kịch bản cướp như phim hành động
Nạn nhân bị tên cướp trói gô, hành hung là bà Phùng Thị Phương (SN 1953, ngụ huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, là người giúp việc cho gia đình chị Nguyễn Thị Linh tại đại lộ Tôn Đức Thắng, Hải Phòng).
Bà kể lại, khoảng 16h30' ngày 11/10/2013, khi bà đang lúi húi dọn dẹp trong bếp thì thấy một thanh niên đứng ngoài cổng gọi cửa. Khi hớt hả chạy ra hỏi lý do, người thanh niên này nói đến để lắp máy móc cho gia đình.
Thật trùng hợp, vì trước đó, chủ nhà có điện thoại về báo sẽ có người đến sửa đường cáp internet nên bà giúp việc nghĩ rằng nhân viên sửa cáp chính là người này. Vừa hé cổng, người thanh niên đã nhanh nhẹn dắt xe máy không có biển kiểm soát vào bên trong và vội vàng bê thùng đồ vào trong nhà, xộc thẳng xuống bếp.
Khi người giúp việc lật đật chạy theo vào bếp thì bất ngờ gã thanh niên túm lấy, rút một khẩu súng chĩa vào thái dương và rít lên: "Nếu bà kêu tôi giết chết ngay lập tức".
Đối tượng Phạm Quý Đại
Biết gặp phải kẻ cướp, trong tay kẻ gian có súng, lại có một mình ở nhà nên nạn nhân chỉ biết đứng như trời trồng. Thấy nạn nhân không dám ho he chống cự, tên cướp vật nạn nhân xuống đất định dùng dây ni long đã chuẩn bị sẵn trói tay. Trong khi hắn sơ hở, nạn nhân liều mình vật lộn, giằng co với kẻ cướp. Vừa vùng vẫy, nạn nhân vừa tri hô nhưng do ngôi nhà rộng, lại lắp cửa kính rất kín nên tiếng kêu không thể lọt ra ngoài.
Sức người phụ nữ có hạn nên cuối cùng tên cướp đã trói gô được. Hắn lấy áo trùm lên đầu nạn nhân rồi đẩy lên nhà vệ sinh trên tầng 2. Tại đây hắn trói chặt thiếu phụ, nhét khẩu trang vào mồm, rồi còn đổ cả chai xăng mà hắn đã chuẩn bị sẵn lên khắp người. Khi thấy nạn nhân vẫn còn giãy giụa, tên này lấy bật lửa dí vào mặt đe doạ: "Nếu còn kháng cự tôi sẽ châm lửa thiêu chết". Sau khi đã vô hiệu hóa sự kháng cự của nạn nhân, hắn đi hết các phòng, lục lọi tìm những tài sản có giá trị.
Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau đó, khi tên cướp quay lại nhà vệ sinh, bà giúp việc nhanh trí đã hất được chiếc khẩu trang bị nhét trong mồm ra và vờ thăm dò hắn: "Sao chú không trốn đi, chủ nhà sắp về rồi đấy". Gã thanh niên này thản nhiên trả lời: "Chờ chủ nhà về tôi sẽ lấy mạng bà ấy luôn" rồi sau đó lại bỏ ra ngoài. Từ lúc này, nạn nhân đuối sức, dần dần lịm đi.
Nạn nhân thuật lại: "Tôi bị tên cướp trói gô, dây nilon thít chặt trên người chằng chịt như màng nhện. Thấy hắn có súng, lại có vẻ thông thạo đường đi lối lại trong nhà nên nên định dọa để hắn bỏ đi với ý nghĩ tài sản hắn lấy được chắc đều là loại không có giá, còn hơn là để hắn ở lại, rồi bắn giết người trong nhà thì còn sợ hơn. Ai ngờ tên cướp lại "cứng bóng vía" như thế. Vừa đau, vừa mệt, vừa lo sợ... nên tôi ngất đi".
Tan vỡ giấc mơ "đổi đời" bằng... ăn cướp
19h30', ba tiếng đồng hồ sau khi bị khống chế, chủ nhà bị cướp có khách. Hôm đó, hơn 10 thành viên trong CLB Ca nhạc văn hoá doanh nhân là bạn chủ nhà đến mượn nhà tập văn nghệ. Đến nơi nhưng gọi mãi mà không thấy người giúp việc ra mở cửa, các vị khách sinh nghi điện thoại báo chủ nhà về gấp.
20h30', bốn tiếng đồng hồ sau khi nhà bị cướp, chủ nhà lúc đó mới hớt hải về tới nơi. Sau khi dùng chìa khoá riêng mở cửa, mọi người ào vào trong nhà xem sự thể. Người lái xe của chủ nhà chạy lên tầng 2 và phát hiện ra người giúp việc bị trói như bó giò, đang nằm ngất lịm trong nhà vệ sinh.
Cuống quýt xoa bóp, hồi sức cho nạn nhân, người giúp việc khi ấy mới dần tỉnh, thều thào kể lại câu chuyện. Mọi người cho rằng kẻ cướp đã lấy được tài sản và "cao bay xa chạy". Nhưng có điều khả nghi khiến mọi người thắc mắc tại sao tên cướp vẫn để lại hiện trường chiếc xe máy.
Ít phút sau đó, người lái xe vào kiểm tra phòng ngủ ở tầng 2, khi mở cửa ra ban công thì phát hiện tên cướp đang nấp sau cánh cửa. Ngay lập tức anh xông vào vật nhau với tên cướp và bắt gọn hắn. Khoảng 10 phút sau đó, công an có mặt giải tên cướp về trụ sở công an.
Ngay sau đó, danh tính của tên cướp táo tợn này đã được công an làm rõ. Hắn là Phạm Quý Đại (SN 1981, ngụ đội 4 xóm Nam, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, khi đó đang làm việc tại Hà Nội). Cách thức cướp có vẻ rất "chuyên nghiệp" như vậy, nhưng thật bất ngờ Đại lại có nhân thân khá "sạch": chưa tiền án, tiền sự. Bố mất sớm, mẹ già yếu, Phạm Quý Đại tỏ ra rất thương mẹ, quý em trai và chăm chỉ làm ăn.
Tỏ ra rất biết điều lại hiền lành nên bà con lối xóm ai cũng quý Đại. Cái tin hắn bị bắt vì tội cướp tài sản đã khiến không ít người phải giật mình, thậm chí có người còn cho rằng hắn bị bắt nhầm!
Đại khai nhận, vì túng thiếu, mơ ước đổi đời nên hắn đã nảy sinh ý đồ phạm tội. Sau nhiều ngày suy nghĩ, cuối cùng Đại quyết định chọn địa chỉ nêu trên làm nơi gây án. Sở dĩ, hắn chọn gia đình này vì cách đây 1 năm, khi còn làm ở Hải Phòng, Đại đã từng đến đây để sửa chữa điện lạnh. Khi đến nhà này, hắn thật sự bị "choáng" bởi sự giàu có của gia chủ. Hắn cũng biết rằng, do gia đình chủ nhà có 1 ngôi nhà khác ở quận Hồng Bàng nên mọi người trong gia đình ít khi về đây mà thường chỉ có người giúp việc trông nom.
Cách ngày gây án gần 1 tuần, Đại từ Hà Nội trở về Hải Phòng để thực hiện kế hoạch đã tính toán. Đại đã dành ra vài ngày lảng vảng gần ngôi nhà để quan sát, nắm bắt di biến động mọi người. Tên cướp này chắc mẩm, tự tin đến mức trước khi đi cướp đã hỏi em trai mình: "Anh sắp có gần nửa tỉ đồng, em muốn mua gì anh mua cho?".
Sau khi chuẩn bị súng giả, khẩu trang, găng tay, dây nilon, xăng...hắn quyết định chiều 11/10 ra tay. Đến 16h30 phút, khi thấy chỉ một mình bà giúp việc trong nhà, Đại gọi cửa rồi vào nhà thực hiện các hành vi như đã nêu trên.
Các điều tra viên đã có những lúc bất ngờ trong quá trình lấy lời khai của tên cướp táo tợn này. Một điều tra viên cho biết: "Dù phạm tội lần đầu nhưng hắn tỏ ra khá ranh ma, không những biết chuẩn bị kế hoạch cướp kín kẽ, chuẩn bị phương tiện phạm tội như súng giả mà còn thậm chí biết tháo camera của hệ thống máy quay theo dõi trong nhà". Đại sau đó đã nhận mức án thích đáng về tội cướp tài sản.
Theo Quốc Khánh
Pháp luật Việt Nam
Bài văn điểm 9 "xin các bạn đừng cười" Bài văn viết về cô giúp việc của em Bùi Linh Trang, học sinh lớp 7E1 (Trường THCS Marie Curie) nhận được nhiều lời khen từ cô giáo vì đã có những cảm xúc chân thật, sâu sắc. Với đề bài (học sinh được chọn một trong hai đề): Đề 1: "Biểu cảm về một người thân" và Đề 2: "Biểu cảm về...