‘Tôi thấy biết ơn vì được các cán bộ trại giam chăm sóc’
Phạm nhân N.Đ.T đang thực hiện việc cải tạo, giam giữ tại Trại tạm giam số 2 Hà Nội. Trong thời gian ở đây, ông được bệnh xá chăm sóc vì tiền sử mắc bệnh suy tim và suy phổi mãn tính.
Bệnh xá của Trại tạm giam số 2 (Thường Tín, Hà Nội) nằm tĩnh lặng phía sau cùng của khuôn viên. Cách biệt với các khu, phòng giam, bệnh xá này có 13 phòng, là nơi chăm sóc sức khỏe cho các can, phạm nhân có bệnh.
Nằm ở phòng điều trị số 5, phạm nhân N.Đ.T (sinh năm 1958 ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hà Nội), bị kết án 38 tháng tù vì tội tàng trữ ma túy được đưa về Trại tạm giam số 2 chừng 6 tháng. Suốt quãng thời gian ở đây, ông được bệnh xá chăm sóc vì tiền sử mắc bệnh suy tim và suy phổi mãn tính. Phạm nhân Đ.T kể lại, từ khi được Trại tạm giam số 2 tiếp nhận quản lý, căn bệnh mãn tính về phổi của ông tái phát. Ngay trong đêm, ông được các y bác sỹ tại bệnh xá chuyển đến viện Đa khoa Hà Đông để điều trị. Phạm nhân Đ.T không có gia đình, suốt quá trình điều trị người chăm sóc ông chính là các cán bộ trại giam.
Trong 6 tháng ở đây, đã vài lần ông lên cơn khó thở. Vì tình trạng sức khỏe yếu, ông luôn được các các bộ trại giam quan tâm chăm sóc đặc biệt, được bố trí đặt ngay cạnh cửa phòng giam một bình oxi.
“Tôi nhớ có lần đi cấp cứu, buổi trưa sau khi xong việc thì cũng quá giờ cơm. Các cán bộ tự bỏ tiền túi ra để mua đồ ăn cho tôi. Thực sự khi ấy tôi thấy xúc động và biết ơn lắm. Khi chưa vào đây, tôi không có ai chăm sóc, đổ bệnh cũng chẳng có tiền mà chạy chữa. Ở trại tạm giam, tôi thấy đầy đủ và an tâm rất nhiều. Tôi đã từng được chuyển ra Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 198 để chữa trị kịp thời.”, phạm nhân Đ.T chia sẻ.
Video đang HOT
Công tác tại Bệnh xá từ tháng 7/1996 tới nay, Trung tá Nguyễn Thanh Hải, Bệnh xá trưởng tại Trại tạm giam số 2 – CATP Hà Nội chia sẻ: “Ngoài một số bệnh thông thường, một số phạm nhân có HIV, thậm chí là các phạm nhân giai đoạn cuối đều được chăm sóc tại Trại. Phạm nhân có HIV giai đoạn cuối kéo theo hàng loạt căn bệnh nhiễm trùng cơ hội như: nấm, lao phổi… Phạm nhân bệnh nặng, sức khỏe diễn biến thất thường, nửa đêm, gần sáng đau ốm, cấp cứu ngay lập tức các cán bộ có mặt ở từng giường bệnh. Hiện, bệnh xá Trại Tạm giam số 2, Công an TP Hà Nội có quy mô 13 phòng với 25 giường bệnh, 5 bác sĩ, 2 dược sĩ và 10 y tá đều nỗ lực đảm bảo công tác thăm khám, chữa bệnh cho các can, phạm nhân”.
Theo quy trình, các can, phạm nhân khi vào trại giam, trại tạm giam chấp hành án phạt đều được đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa. Kết quả khám sức khỏe được lưu vào hồ sơ quản lý, theo dõi sức khỏe của phạm nhân. Ngoài hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho phạm nhân, Trại tạm giam số 1 và số 2 Công an TP Hà Nội còn thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh; vệ sinh an toàn thực phẩm…
Khu vực phòng giam các can, phạm nhân nữ sạch sẽ, thoáng mát.
Mỗi ngày, các cán bộ quản giáo đều thực hiện điểm danh, thăm hỏi các can, phạm nhân xem có yêu cầu gì cần hỗ trợ. Thời điểm giao mùa, cán bộ trại giam nhắc nhở can, phạm nhân việc ăn, ở gọn gàng sạch sẽ, ăn đủ no, mặc đủ ấm để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Người bị tạm giữ tại phòng giam số 5 thuộc Trại tạm giam số 2 cho biết ông đang trong quá trình điều tra, đã được các cán bộ tại đây hướng dẫn về các quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giam. Hiện ông đã được Trại giam số 2 liên hệ luật sư bào chữa.
Khu vực bếp ăn tại Trại tạm giam số 2 sạch sẽ, thoáng mát. Tại đây các phạm nhân tham gia nấu nướng mỗi ngày. Chế độ ăn được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Tại phòng ăn hoặc trong buồng giam đều dán quy định này để các can, phạm nhân nắm rõ.
Các phạm nhân được đảm bảo về quyền, nghĩa vụ của mình trong thời gian thi hành án. Người bị tạm giam, tạm giữ tại Trại giam số 2 Hà Nội được hưởng đầy đủ chế độ ăn, ở.
Bên cạnh đó, theo luật định, người bị tạm giữ, tạm giam có quyền được gặp người thân theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Với những trường hợp đặc biệt người tạm giam, tạm giữ là người yếu thế như người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có quyền được hưởng thêm các chế độ theo luật định về chế độ ăn, ở, chăm sóc y tế…
Xét xử vụ án gửi con đi chữa bệnh, nhận về hũ tro cốt
Ngày 24/11, TAND TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã đưa vụ án "xâm phạm thi thể" gây xôn xao dự luận tại địa phương ra xét xử sơ thẩm.
Bị cáo là Lê Minh Quang (SN 1977, thường trú tại phường Xuân Phú, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) và Cao Thị Thu Bích (SN 1983, ngụ tại phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk).
Theo cáo trạng, ngày 3/3/2022, gia đình anh Nguyễn Hữu Nghĩa đưa con trai là cháu N.L.M.Q (SN 2019) từ TP Huế vào phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc giao cho Lê Minh Quang chăm sóc, chữa bệnh chậm phát triển trí tuệ. Hai ngày sau khi tiếp nhận cháu bé, ông Quang phát hiện cháu Q có biểu hiện ho, nóng sốt cao nên đã test COVID-19 cho cháu bé, kết quả cháu Q dương tính với loại bệnh này.
Sau đó, Quang nói với Cao Thị Thu Bích đi mua thuốc điều trị COVID-19 về cho cháu Q uống. Ngày 5/3/2022, Quang gửi hình ảnh chụp que test COVID-19 của cháu bé qua Zalo cho anh Nghĩa, rồi Quang gọi điện báo cho anh Nghĩa biết. Ngày 8/3/2022, khi test cho cháu Q có kết quả âm tính với với COVID-19, ông Quang đã thông báo cho gia đình anh Nghĩa biết.
Bị cáo Lê Minh Quang và Cao Thị Thu Bích tại tòa.
Ngày 23/3/2022, thấy cháu Q lại bị ho, sốt nhưng nghĩ cháu bé vừa bị COVID-19 nên Quang không test cho cháu Q nữa. Ông này cũng không thông báo tình hình sức khỏe cháu bé cho gia đình anh Nghĩa biết. Khoảng 1 - 2h sáng ngày 25/3/2022, phát hiện sức khỏe cháu Q ngày càng yếu, Quang gọi Bích lái xe chở cháu bé đi bệnh viện nhưng trên đường đi cháu Q đã tử vong.
Tuy nhiên, Quang và Bích không thông báo sự việc nghiêm trọng trên cho gia đình anh Nghĩa biết, cũng không hỏi ý kiến của gia đình nạn nhân về hướng giải quyết, không thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng về việc cháu Q tử vong. Quang và Bích đã tự ý di chuyển thi thể và tự ý thiêu cháu Q tại vườn của Quang ở thôn 12, xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Hành vi của Quang và Bích đã gây bức xúc, bất bình trong dư luận trong thời gian dài.
Tại phiên tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai nhận toàn bộ các hành vi phạm tội của mình.
Ở phần nghị án, Hội đồng xét xử TAND TP Bảo Lộc thống nhất cần có thêm thời gian xem xét, làm rõ những tranh luận của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo và gia đình bị hại.
Hội đồng xét xử quyết định, tiếp tục phần nghị án kéo dài đến sáng 27/11 tới sẽ tiến hành tuyên án.
Trần tình của nạn nhân dính "bẫy" việc nhẹ, lương cao Chị K.M. (SN 1987, ngụ huyện Tân Biên) vẫn chưa hết bàng hoàng, kể lại: M. rời quê đến TP Hồ Chí Minh để làm nhân viên cho các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, lương hơn 8 triệu đồng/tháng. M. còn phải gửi tiền về quê cho cha mẹ ruột chăm sóc đứa con vừa tròn 5 tuổi, phần còn lại trang...