Tội tham nhũng phải chịu bao nhiêu năm tù mới được đặc xá?
Cổng thông tin Bộ Công an đã công bố dự thảo lần hai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đặc xá. Theo đó, Dự thảo lần hai có nhiều điểm mới, người bị kết án trong đó có các tội về tham nhũng phải chấp hành ít nhất 1/2 thời gian án phạt tù có thời hạn thay vì 1/3 như trước đây thì mới được xem xét đặc xá.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành – Thứ trưởng Bộ Công an – trao quyết định đặc xá cho phạm nhân vào đầu tháng 12.2016. Ảnh Cao Nguyên
Theo Bộ Công an, hiện nay Hiến pháp năm 1992 đã được thay thế bằng Hiến pháp năm 2013; BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 quy định một chế định mới là tha tù trước thời hạn có điều kiện…, do đó việc đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá năm 2007 là cần thiết.
Dự thảo nêu, người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn (gọi chung là người bị kết án – PV) được đề nghị đặc xá phải đảm bảo năm điều kiện sau:
1. Phạm tội lần đầu;
2. Chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo tốt;
3. Đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là 1/2 thời gian đối với án phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 15 năm đối với án phạt tù chung thân, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
Video đang HOT
4. Đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng hoặc một số tội phạm khác được Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá thì phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác;
5. Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, so với Luật Đặc xá năm 2007, một trong những điểm mới của dự thảo quy định về điều kiện để người bị kết án được đặc xá thì phải là người phạm tội lần đầu.
Đặc biệt, thời gian chấp hành tối thiểu đối với án phạt tù có thời hạn để được xem xét đặc xá là 1/2, thay vì 1/3 như trước đây; đối với án tù chung thân là 15 năm thay vì 14 năm.
Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định chi tiết hơn các trường hợp không được đề nghị đặc xá. Theo đó, người có đủ các điều kiện như đã nói ở trên nhưng không được đề nghị đặc xá trong các trường hợp sau đây:
1. Bản án hoặc quyết định của tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng.
2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác.
3. Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
4. Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII (các tội về xâm phạm an ninh quốc gia), Chương XXVI (các tội về phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh), Điều 299 (tội khủng bố) của BLHS; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV (các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người) của BLHS do cố ý hoặc người bị kết án bảy năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều: Điều 168 (cướp tài sản), Điều 169 (bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), Điều 248 (sản xuất trái phép chất ma túy), Điều 251 (mua bán trái phép chất ma túy) và Điều 252 (chiếm đoạt chất ma túy) của BLHS.
5. Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của BLHS.
Dự thảo cũng đề cập đến các trường hợp đặc xá đặc biệt.
Theo đó, trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 10, Điều 10a và Điều 11 của luật này.
CAO NGUYÊN
Theo Laodong
Sau vụ biệt phủ ở Yên Bái, ông Phạm Sỹ Quý rất "tiến bộ"
Lãnh đạo HĐND tỉnh Yên Bái đã có những đánh giá về thời gian làm việc của ông Phạm Sỹ Quý kể từ khi đảm nhiệm chức vụ mới là Phó văn phòng HĐND tỉnh.
Ngày 17.1, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Triệu Tiến Thịnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái, cho biết ông Phạm Sỹ Quý, Phó Văn phòng HĐND (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường), đang làm tốt công việc được giao kể từ thời điểm thi hành kỷ luật hồi cuối tháng 10.2017.
Theo ông Thịnh, ông Phạm Sỹ Quý là Phó văn phòng HĐND, giúp việc cho Chánh văn phòng, thực hiện các công việc, nhiệm vụ do Chánh Văn phòng giao. "Quá trình ông Quý chuyển sang vị trí mới, lãnh đạo HĐND tỉnh, các phòng ban đều hết sức tạo điều kiện cho ông Quý hoàn thành tốt các công việc được giao"- ông Triệu nhấn mạnh.
Đánh giá về quá trình gần 3 tháng chuyển sang công tác tại HĐND tỉnh Yên Bái của ông Phạm Sỹ Quý, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái nói: "Nhận công việc mới này cũng là rất bình thường. Đã nhận nhiệm vụ thì phải hoàn thành. Ông Quý rất cầu thị, rất tiến bộ".
Ông Triệu Tiến Thịnh cho biết dư luận trong cơ quan cũng rất ủng hộ và giúp đỡ ông Phạm Sỹ Quý hoàn thành công việc trên cương vị mới.
Trước đó, ngày 27.10.2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã có các quyết định kỷ luật về Đảng và Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã có các quyết định kỷ luật về chính quyền đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái.
Cụ thể, kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái; cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền, cho thôi chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; điều động đến nhận công tác tại Văn phòng HĐND tỉnh Yên Bái, đảm nhiệm chức vụ Phó Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.
Thời điểm ông Quý được điều động đảm nhiệm chức vụ Phó Văn phòng HĐND, nhiều ý kiến cho rằng ông Quý bị kỷ luật nhưng vẫn được giữ chức vụ tương đương cấp Sở. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Yên Bái thời điểm đó lý giải Văn phòng HĐND là cơ quan giúp việc cho HĐND tỉnh, không phải cơ quan quản lý nhà nước như cấp Sở.
Trước đó vào ngày 23.10, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã công bố kết luận việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng; việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập liên quan đến khu đất tại tổ 42 và tổ 52, phường Tân Minh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Khu đất này thuộc sở hữu của bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý).Kết luận thanh tra chỉ rõ ông Quý vi phạm khoản 4, Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng khi để vợ kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp. Ngoài ra, TTCP xác định khi được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở TN-MT, ông Quý kê khai thiếu 7.905 m2 đất ở, hơn 27.500 m2 đất nông nghiệp vợ đứng tên, không kê khai căn nhà đang xây dựng diện tích xây dựng 600 m2 tại tổ 51 phường Minh Tân và không kê khai tiền vay ngân hàng hơn 9,1 tỷ đồng và nợ bạn bè 60 cây vàng.TTCP cho rằng những vi phạm của ông Phạm Sỹ Quý đến mức phải thi hành kỷ luật một cách nghiêm minh.
Theo Minh Chiến (Người lao động)
Bộ Công an nói về thông tin lan truyền "bắt tướng Phan Văn Vĩnh" Tại buổi họp báo thông tin tình hình kết quả công tác năm 2017 của Bộ Công an, đại diện Bộ Công an đã thông tin về những vấn đề dư luận đang lan truyền về lãnh đạo bộ này. Trước thông tin lan truyền về việc ông Phan Văn Vĩnh - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an)...