Tới thăm 6 ngôi đền linh thiêng nhất New Delhi, Ấn Độ
New Delhi là thành phố của một đất nước Phật giáo chứa nhiều điều thú vị, những ngôi chùa linh thiêng, bậc nhất trên thế giới.
Thế nên không có gì ngạc nhiên khi ở Delhi, những ngôi đền có lối kiến trúc tuyệt mỹ, đậm sắc tôn giáo và còn tạo được ấn tượng mạnh bởi những chi tiết chạm trổ tinh xảo cùng giá trị văn hóa – lịch sử lâu đời luôn thu hút khách du lịch đến tham quan.
1. Đền Hoa Sen
Đền Hoa Sen hay còn được biết là đền Lotus, tọa lạc ở Kalkaji thuộc phía nam thủ đô New Delhi, nơi thờ Mẫu (đạo Bahui) của tiểu lục địa Ấn Độ.
Ngôi đền được thiết kế dựa theo hình ảnh đóa hoa sen. Những cánh hoa cách điệu ôm lấy búp cũng chính là mái vòm xung quanh ngôi đền, cũng có khi cánh sen lại hóa thành hồ nước. Chính bởi những mới lạ này mà đền Lotus được xem như kỳ quan sáng tạo trong kiến trúc Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung. Mỗi ngày đón hơn 150 nghìn lượt khách quan ghé thăm.
2. Đền Gurudwara Bangla Sahib
Đền Gurdwara Bangla Sahib nằm gần trung tâm thương mại Connaught Place của thành phố Delhi. Đền nằm tại lối giao giữa đường Ashok Road và Baba Kharak Singh Marg. Đây là trung tâm hành hương của hàng ngàn người mộ đạo mỗi ngày. Người dân từ khắp nơi bất kể tôn giáo, địa vị đều ghé thăm ngôi đền linh thiêng này.
Đối với cộng đồng tôn giáo Sikh (một tôn giáo có tuổi đời khá trẻ ở Ấn Độ), Gurudwara Bangla Sahib là một trong 9 ngôi đền quan trọng nhất. Bên trong khuôn viên đền có một đền thờ, một phòng triển lãm nghệ thuật, một trường học, một hồ nước lớn, một căn bếp tập thể, và một nhà ăn mở cửa cả ngày.
3. Đền Shri Digambar Jain Lal Mandir
Nằm đối diện Red Fort lớn, Shri Digambar Jain Lal Mandir là ngôi đền Jain lâu đời và nổi tiếng nhất ở Delhi. Được xây dựng năm 1526, đến nay, chùa có nhiều thay đổi và trùng thu nhiều so với kiến trúc ban đầu, đồng thời được mở rộng vào những năm đầu thế kỷ 19. Các bệ ngôi đền bằng đá sa thạch đỏ còn được gọi là Lal Mandir.
4. Đền Chhatarpur
Đền Chhatarpur (hay Shri Adhya Katyani Shakti Peeth Mandir) là nơi thờ Nữ thần Chiến binh Katyayani của Ấn Độ giáo. Với diện tích trên 24 ha, đây là khu đền thờ lớn thứ nhì tại Ấn Độ. Ngôi đền được thành lập vào năm 1974 bởi Sant Shree Nagpalji, người cũng được thờ trong khu đền. Khu đền thờ bao gồm ba phần với 20 đền thờ có kích thước khác nhau, nằm ở khu Mehrauli lịch sử.
Ngôi đền được xây hoàn toàn bằng đá cẩm thạch và là sự kết hợp giữa kiến trúc kiểu Bắc và kiểu Nam. Một trong những điểm nổi bật nhất là bức tượng cao 30,7m của Thần Hanuman. Ngoài ra, còn có tượng của các thần như Maa Katyayani, Ram – Darbar, Maa Mahishasurmardini, Radha-Krishna, Laxmiji, Hanumanji, Shiv-Parvati, và những lễ kỉ niệm đặc biệt với niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo.
Video đang HOT
5. Đền Shri Kalkaji
Cách đền Lotus vài bước chân là quần thể đền lớn của Shri Kalkaji, một địa điểm tôn giáo dành riêng cho nữ thần Kali. Ngôi đền trưng bày một kiến trúc hình tròn rất thú vị và được làm bằng gạch đỏ. Đây là một nơi thú vị cho những du khách tìm kiếm trải nghiệm đích thực về văn hóa Ấn Độ ngoài con đường bị đánh.
6. Đền Akshardham
Akshardham là một tổ hợp đền – tháp Hindu bằng đá kỳ vĩ nhất của Ấn Độ được khởi công xây dựng vào năm 2001 và hoàn tất vào năm 2005. Đền được thiết kế dựa vào những quy chuẩn kiến trúc đền – tháp Hindu cổ truyền tên là Maharishi Vastu, một kỹ thuật xây dựng phổ biến trên toàn đất Ấn từ ngàn xưa.
Ngôi đền chính là một kiệt tác kiến trúc cao 43m – rộng 96,5m – dài 108,5m. Bao gồm 234 cột trụ đá được chạm trổ tinh vi, 9 mái vòm và hơn 20.000 hình ảnh của các vị ẩn sĩ, người phụng hiến và đạo sư được điêu khắc hoàn mỹ. Phần chân đế của đền được trang trí bằng một chuỗi phù điêu gồm 148 con voi Gajendra (Voi thần trên cõi trời), to bằng kích cỡ thật, nặng ba ngàn tấn, thể hiện tầm quan trọng của hình tượng voi trong văn hóa và lịch sử Ấn Độ giáo, tượng trưng cho hòa bình, cái đẹp và sự dịu dàng.
40 ngày ở Ấn Độ 'không ác mộng' như nhiều người nghĩ
Nhung không gặp cảnh người đu bám trên tàu xe hay bị lừa gạt, móc túi mà thấy người dân Ấn Độ tốt bụng, công nghệ hiện đại.
Nguyễn Hồng Nhung (Nghệ An) có chuyến đi bụi Ấn Độ và Nepal năm 2019 khi 24 tuổi. Nhắc tới đất nước tỉ dân này, nhiều người thân, bạn bè của cô nghĩ đến sự không an toàn. Tuy nhiên Nhung luôn tin rằng Ấn Độ không chỉ có thế. Đây là đất nước rộng lớn với đa dạng địa hình biển, sa mạc, núi đồi, cả dãy Himalaya hùng vĩ và những điểm đến thuộc hàng top thế giới. Đặc biệt quốc gia này đa dạng nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, kiến trúc... tựu chung thành một nét riêng độc đáo.
Khoảng thời gian đầu tiên ở Ấn Độ, Nhung bị sốc vì giao thông hỗn loạn, inh ỏi tiếng còi xe, những ánh nhìn chằm chằm, rồi tới những món ăn đậm cà ri không hợp khẩu vị, đường phố và những ngõ nhỏ đan xen, bò đi dạo thong dong quanh phố, chó vô gia cư lang thang hay nằm giữa đường sưởi nắng, rác và phân trộn lẫn với nhau. Nhưng sau 40 ngày tới thăm Jaipur, Jodhpur, Jaisalmer, Amritsar, New Delhi, Manali, Spiti Valley, Leh Ladakh, Agra, Varanasi, Gorakhpur, Kolkata... cô cảm nhận một Ấn Độ rất khác với những "lời đồn".
Ấn Độ có nhiều thành phố hiện đại
Ấn Độ có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Người ta có thể bắt gặp những khu nhà ổ chuột, người đang tắm ở vòi nước công cộng giữa đường phố, cách không xa những tòa nhà cao tầng, khu mua sắm sang trọng. Cũng vì thế, nhiều người vẫn hiểu nhầm rằng ở Ấn Độ chỉ có sự nghèo nàn, lạc hậu.
Kiến trúc ở Ấn Độ là sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và nền văn hóa truyền thống. Đền vàng (Golden Temple) ở Amritsar đông người tới hành hương dù ngày hay đêm
Nhưng với Nhung, Ấn Độ lại hiện đại đến bất ngờ. Ở các thành phố như Jaipur, Kolkata, New Delhi... hệ thống tàu điện rất phát triển, dày đặc mạng lưới ở trên cao, mặt đất và ngầm. Khung cảnh đu tàu, đu xe và hỗn loạn ở ga cô cũng chưa từng được nhìn thấy. Trong thành phố, Nhung di chuyển chủ yếu bằng rickshaw, xe qua ứng dụng Ola hoặc Uber. Còn di chuyển liên vùng thì bằng xe khách (bus). Xe được chia ra 3 loại ghế ngồi, giường đơn, giường đôi, chia khoang bằng kính chắn và có rèm, với mức giá từ rẻ đến đắt, phù hợp nhiều đối tượng.
Khi đi vào các trung tâm thương mại, ở đây đều có máy dò kim loại, vũ khí nên khá an toàn. Cùng bạn đi ăn nhà hàng, cô giật mình khi thấy anh thanh toán không cần dùng thẻ hay giơ điện thoại quét mã QR. Sau này cô mới biết anh dùng thanh toán bằng dấu vân tay. Với công nghệ này, dù không mang theo ví tiền hay điện thoại, người dân cũng dễ dàng mua sắm.
Thủ đô New Delhi có nhiều cây xanh
Trước khi đến Ấn Độ, Nhung đã tưởng tượng tới thủ đô luôn mờ mịt bụi, người dân đeo khẩu trang kín mít, giống những hình ảnh cô thấy trên mạng. Nhưng khi đến New Delhi, từ trên tàu trên cao, các tuyến phố cô đi qua không khói bụi, mà lại nhiều cây xanh, thậm chí có những cây cổ thụ rất lâu đời.
Tuy nhiên cô thấy vấn đề ô nhiễm lớn nhất ở đây là rác thải và phân động vật, đặc biệt trong các ngõ nhỏ giữa thành phố. Ở đây, bò được xem là biểu tượng linh thiêng vì vậy chúng đi lại thong dong giữa đường. Ngoài ra, người dân Ấn Độ cũng không bắt hay ăn thịt chó mèo hoang, thậm chí còn cho chúng ăn, vì vậy du khách không lạ khi thấy chúng nằm la liệt sưởi nắng và đi bậy ở nhiều nơi.
Người dân Ấn Độ tốt bụng và mến khách
"Mình nghĩ ở đâu cũng có người tốt và người xấu, chưa kể Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ 2 thế giới. Có lẽ chuyến đi này mình cũng rất may mắn, nên 98% đều gặp người tốt, được giúp đỡ", Hồng Nhung hồi tưởng.
Điểm đến đầu tiên trong hành trình của cô là thành phố Jaipur. Cô dùng Couchsurfing (mạng lưới tìm chỗ ở miễn phí) và tìm được chủ nhà là Dushyant (Dush), khi ấy đang học lớp 10. Cô ở chung với em gái của cậu trong một ngôi nhà lớn, nơi có 17 thành viên nhiều thế hệ ở chung, giống trong những bộ phim Ấn Độ cô từng xem.
Ngày đầu tiên, Dush đưa cô đi tham quan 4 trong 8 điểm phải đến ở Jaipur, trên đường đi cũng không quên dặn muốn mua gì hãy bảo cậu mua giúp, để không phải trả giá cao. Ngày thứ 2, Dush mời cô cùng cả nhà tham dự một buổi lễ của người địa phương. Vào trong ngôi đền, dù có nhiều đàn ông tò mò luôn nhìn chằm chằm, Nhung cũng không còn sợ khi người nhà của Dush luôn đi bên cạnh, dạy cô cách cầu nguyện. Khi những điệu nhạc cất lên với tiếng trống cuốn hút, ai nấy đều lắc lư theo giai điệu, gia đình Dush nắm tay cô cùng nhảy, giúp cô hòa nhập và thấy ấm áp. Ông nội của Dush mua tặng cô một chiếc vòng tay kỷ niệm còn mẹ Dush tặng một hộp vòng.
Trong hành trình đi bụi, phải tìm nhiều nơi nghỉ và đi nhầm địa điểm, Nhung lại càng cảm nhận rõ sự mến khách của người địa phương. Ở Jaisalmer, cô được một chủ nhà trên Couchsurfing cho nghỉ miễn phí ở phòng khách sạn ông kinh doanh và tặng một tour cưỡi lạc đà, ngủ đêm trên sa mạc miễn phí. Hay lần khác ở Spiti Valley hoang sơ, sóng Internet kém, khiến cô mất liên lạc với gia đình 3 ngày và khó khăn trong việc tìm những điểm tham quan. Thấy vậy, những người bạn Ấn Độ luôn hỏi thăm, gợi ý cô và người bạn Australia có thể đi xe máy cùng họ. Ở đây, Nhung đã được họ đưa đi thăm ngôi làng và bưu điện cao nhất thế giới Hikkim. Ở đây, cô gửi bưu thiệp về cho bố mẹ và một tháng sau họ đã nhận được nó.
Một điều khiến cô thấy người Ấn Độ rất "lành" đó là cách những tiểu thương ở chợ mời cô mua hàng. Họ mời cô trả giá, nếu quá thấp, họ chỉ khẽ lắc lư đầu, rồi nâng giá lên một chút. Cô đứng rất lâu, thậm chí mua được món hàng giảm 50% họ cũng luôn vui vẻ, chứ "không bị chửi như khi đi chợ Việt Nam", theo lời cô.
Những cái lắc đầu của người Ấn Độ đều có ý nghĩa
Trong lần đi tàu từ Varanasi đến Gorakhpur để sang Nepal, Nhung đã phải phát khóc vì những cái lắc đầu. Do tàu hỏa đến muộn 8 tiếng, cô phải qua đêm ở ga tàu, khi ngủ thi thoảng phải bật dậy để ngóng tàu. Khi tàu đến nơi vào sáng hôm sau, cô vội vã và vô tình nhảy lên toa hạng thấp (general). Ở đây hành khách bị nhồi chật cứng. Khi đưa vé ra hỏi họ rằng nên đi hướng về phía trước hay đằng sau để đến đúng toa, cô chỉ nhận được những cái lắc đầu. Mệt mỏi cùng chút lo lắng, cô phát khóc. Khi đến trạm dừng tiếp theo, cô đi xuống hỏi người soát vé thì biết mình đi nhầm tàu, nhưng cùng một đích đến. Họ sắp xếp cho cô cùng một cặp đôi người châu Âu cũng đi nhầm một chỗ ngồi.
Sau này khi hỏi bạn người Ấn Độ của mình, cô mới biết nếu họ lắc đầu thì là từ chối nhưng lắc đầu kết hợp cùng cằm khẽ đưa lên xuống là đồng ý hay có. Ngoài ra, họ cũng lắc đầu khi nghe nhạc, thể hiện sự tôn trọng, lời cảm ơn, tùy thuộc vào sự thân thiết với người đối diện.
Đến Ấn Độ không chỉ ăn bốc và cà ri
Trong nhiều bữa ăn cùng người Ấn, Nhung thấy họ vo tròn thức ăn lại và ăn với sốt dạng sệt. Tuy nhiên, cô được họ cho mượn những chiếc thìa. Trong thời gian ở đây, cô không hợp ăn cà ri, nên chọn cơm rang, Chowmein (mì xào kiểu Trung Quốc), momo (gần giống với há cảo).
Có một lần vì quá nhớ món ăn Việt Nam, Nhung đã mượn căn bếp khách sạn để nấu ăn. Cô mời bếp trưởng của họ thử canh và bất ngờ thấy anh khum bàn tay lại, múc thìa canh vào tay rồi mới đưa lên miệng húp.
Cô cũng thấy rất nhiều người Ấn Độ ăn chay, thực phẩm chủ yếu các loại củ quả như cà tím, hành tây, cà chua, khoai tây, bắp cải, mướp, đậu bắp và ít rau xanh. Trong cả hành trình, khi đến dãy Himalaya, cô mới bắt gặp người bán rau xanh. Tuy nhiên, người Ấn cũng có các loại thịt như gà, cừu.
Người Ấn chi trả nhiều tiền để hỏa táng ở Varanasi
Sông Hằng bắt nguồn từ đỉnh Gangotri trên dãy Himalaya được coi là dòng sông linh thiêng, nơi rửa trôi mọi tội lỗi theo quan niệm của đạo Hindu (Ấn Độ giáo). Với những tín đồ Hindu giáo, hành hương đến Varanasi, được hỏa táng sau khi chết và rải tro cốt xuống dòng nước thiêng là một đặc ân. Tuy vậy, họ phải chi trả khoản mua gỗ, chi phí hỏa táng khoảng 40 triệu đồng, theo lời một người giới thiệu dịch vụ ở đây. Với những người muốn ở lại Nhà cứu tế (nơi chăm sóc những người sắp qua đời), chi phí này còn cao hơn.
Du khách như Nhung được những người làm dịch vụ "mồi chài" để xem hỏa thiêu, hay thăm gác thờ với những lối nhỏ chỉ một sải tay, xung quanh sộc lên mùi gỗ ẩm. Càng tiến vào trong, cô càng cảm nhận được sự âm u và mùi khói hương từ những điện thờ. Nhưng với người dân, Varanasi, một trong những thành phố cổ nhất thế giới là nơi tràn đầy sức sống và lễ kỷ niệm. Xung quanh dòng sông, không kể gần xa, điểm đốt xác là nơi người dân sống và tắm, giặt, ăn uống...
Chèo thuyền trên sông Hằng ở Varanasi.
Nhung từng hỏi một người bạn Ấn Độ vì sao người dân lại sinh hoạt, tổ chức lễ hội trên dòng sông dù ở đây có cả những nhà máy xả thải ra dòng sông. Anh trả lời rằng, tất cả những người trẻ tuổi, được đi học đều biết dòng sông đang ô nhiễm nhưng họ có đức tin mạnh mẽ, nên dòng sông trong mắt họ mãi linh thiêng.
Sau 57 ngày Nhung trở về Việt Nam an toàn, khỏe mạnh với những kỷ niệm đáng nhớ ở Ấn Độ và Nepal. "Mình ở Ấn Độ 40 ngày chưa bị lừa đảo, cướp giật nhưng về nước 15 ngày đã bị móc túi mất chiếc điện thoại chứa nhiều hình ảnh về chuyến đi", cô cười và nói. Với cô, sự khác biệt văn hóa ở mỗi quốc gia có thể gây nên những phiền toái khi đi du lịch, dù vậy điều này tốt hay xấu phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Quan trọng nhất là phải tìm hiểu trước về nơi mình sẽ đến, biết cách tự bảo vệ bản thân và không quá mạo hiểm đến những nơi xa xôi, vắng vẻ một mình.
Ngôi đền cổ xưa ở Ấn Độ được tạc hoàn toàn từ một khối đá khổng lồ Ngôi đền Hindu cổ đại đã tồn tại tới 1200 năm, toàn bộ ngôi đền có diện tích lớn gấp đôi đền Parthenon của Hy Lạp. Đền Kailasa ở Maharashtra, Ấn Độ là công trình kiến trúc nguyên khối lớn nhất thế giới được chạm khắc hoàn toàn thủ công từ một tảng đá duy nhất. Đây được đánh giá là một trong...