Tôi thà ế còn hơn lấy chồng không có sẵn nhà, xe
Tôi chẳng dại lấy anh chàng đến tài sản cơ bản như nhà, xe cũng không có, bởi phụ nữ nuôi con trong cảnh nghèo sẽ nhanh già xấu, khi đó chồng lại chê bai, cặp bồ.
Mấy hôm nay, tôi cực kỳ ức chế và cũng khiến cho bố mẹ ức chế vì chuyện chồng con. Cũng chỉ vì tôi từ chối lời cầu hôn của một anh bạn lâu năm. Đây là người mà gia đình tôi rất ưng, từ lâu vẫn vun vào, mong chúng tôi thành đôi thành lứa. Anh có tình cảm với tôi từ hồi còn học chung đại học, bố mẹ hai bên có quen biết từ trước. Người bạn này khá điển trai, tốt tính, gia đình cơ bản, nề nếp. Tuy nhiên, anh không phải là người năng động, hài lòng với mức lương 15 triệu đồng/tháng và không có ý định phát triển bản thân.
“ Anh có nhà của bố mẹ rồi, không phải lo chuyện chỗ ở nữa, mức sống chỉ cần trung bình là được, miễn sao vui vẻ bình an“, anh từng tâm sự với tôi như vậy. Tôi không thích tuýp người này nên xác định luôn chỉ coi anh là bạn. Nhiều năm qua, tôi trải vài ba mối tình, anh cũng một lần chia tay bạn gái. Chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè thân thiết, gần gũi. Tôi biết anh vẫn yêu tôi.
Phần tôi sau lần chia tay gần nhất đã rất đau khổ vì thất tình. Tôi từng đặt nhiều hy vọng vào mối quan hệ đó. Người đàn ông này thông minh, quyết đoán, năng động, một tay gây dựng sự nghiệp, mới gần 40 đã có trong tay số tài sản lớn. Tôi vừa yêu vừa ngưỡng mộ anh. Chúng tôi cũng dự tính sẽ làm đám cưới vào năm tới. Thế nhưng mọi thứ tan thành khói khi tôi phát hiện anh ngoại tình và còn để lại hậu quả, cô bồ mang thai. Trong khi đang chưa biết có tha thứ hay không thì tôi phát hiện đây không phải lần đầu anh phản bội. Vậy là tôi quyết chia tay.
(Ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Trong những ngày vùi mình gặm nhấm nỗi đau, người bạn lâu năm kia luôn ở bên tôi an ủi, động viên chăm sóc. Rồi tôi cũng vượt qua và vui vẻ, tràn đầy năng lượng trở lại, dồn tâm huyết vào công việc và dự án kinh doanh nhỏ với cô bạn thân. Nhưng thật rắc rối khi một lần nữa, anh tỏ tình, cầu hôn công khai trước cả gia đình.
Bố mẹ tôi rất vui, nhưng tôi đã làm họ thất vọng. “Kho vàng trước mặt không biết quý trọng, cứ theo đuổi những thứ hào nhoáng đâu đâu, giờ gần 30 tuổi, vỡ mộng trắng mắt ra rồi vẫn còn ảo tưởng nữa hả con?“, đó là lời mẹ mắng nhiếc khi biết tôi từ chối. Còn bố tôi gắt: “ Vậy mày chê nó ở điểm gì?“.
Tôi nói thẳng là đàn ông tốt tính, không tham vọng như anh kém hấp dẫn. Ngoài ra, anh cũng không đáp ứng tiêu chuẩn về kinh tế để làm chồng tôi. Căn nhà của bố mẹ khiến anh an tâm thực ra là căn chung cư bình dân gần 60m2, hai phòng ngủ bé xíu, vợ chồng son còn sống chung được chứ nếu có con thì không ổn, nhất là khi trẻ lớn lên cần có phòng riêng. Giá như anh có chí phấn đấu thì còn hy vọng, nhưng với tính cách của anh thì tôi biết chắc muôn đời cũng chỉ có vậy. Lấy anh, tôi sẽ phải một mình lăn lộn kiếm tiền nếu muốn con cái sống tốt.
Không ngờ tâm sự thật của tôi khiến bố mẹ vừa giận dữ vừa buồn. Họ nhờ các cô dì chú bác, chị em bạn bè khuyên can. Đám thanh niên tất nhiên chỉ vâng dạ cho có chứ chả dại góp ý với tôi, nhưng “tổ hưu trí” thì đua nhau giáo huấn. Họ bảo tôi có tuổi rồi, kén cá chọn canh như vậy chỉ tổ ế dài, mấy năm nữa còn quá tuổi sinh con thuận lợi, rồi vẽ ra viễn cảnh tôi sống một mình không con cái…
Tôi rất mệt mỏi, suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy buồn, không phải vì sợ tuổi già cô đơn hay mang tiếng gái ế. Tôi day dứt vì làm bố mẹ thất vọng. Họ chỉ yên tâm khi nhìn thấy tôi hạnh phúc, nhưng phải có chồng có con mới là hạnh phúc. Họ sợ tôi càng già càng mất giá, lúc đó đến người kém xa anh bạn kia cũng chẳng thèm lấy. Tôi nói khản cả cổ mà không thể khiến bố mẹ tin rằng, dù tôi cũng muốn lấy chồng, nhưng nếu chưa tìm được người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì tôi vẫn có thể là một gái ế hạnh phúc.
Người tôi sẽ cưới không thể là trai nghèo. Ít nhất họ cũng phải có nhà, có xe hơi, có mức thu nhập 40 triệu đồng/tháng trở lên. Ai nói tôi tham vật chất cũng được, nhưng thời bây giờ chất lượng sống được đo bằng điều kiện vật chất. Không có tiền, con tôi sẽ phải ăn thực phẩm kém an toàn, sẽ phải học trường kém, không thể đi học các lớp nghệ thuật, kỹ năng sống… Nó cũng sẽ thiếu tự tin trước bạn bè khi không có quần áo, đồ dùng xịn, hình thành mặc cảm thua kém và dễ thất bại trên đường đời.
Chồng nghèo, tôi sẽ phải bù đầu làm việc kiếm tiền, việc nhà cũng nhiều hơn do thiếu thiết bị hiện đại hỗ trợ, sẽ ít được du lịch, ăn chơi thư giãn, chăm sóc bản thân. Bận rộn, lo lắng, ăn mặc quê mùa, tôi sẽ thành bà mẹ bỉm sữa xộc xệch già nua, mặt mày khó đăm đăm, mắt thâm quầng, hai má chảy xệ… Chồng sẽ chán, sẽ đi cặp bồ với lý do “chính đáng” là vợ không biết làm đẹp để hấp dẫn trong mắt chồng.
Thế nên tôi chả dại mà lấy những anh chàng đến cả tài sản cơ bản như nhà, xe cũng chẳng có. Thà tôi làm một gái ế xinh đẹp tươi tắn, sống cuộc sống thảnh thơi sung túc, còn hơn làm bà nội trợ ủ rủ bên người chồng thất bại. Tôi không lo cho mình, chỉ thấy có lỗi vì làm bố mẹ buồn, nhưng cũng không thể vì thế mà nhắm mắt đưa chân được. Những ngày này không khí trong nhà tôi rất ngột ngạt, bố mẹ dường như nhìn thấy tôi là ngứa mắt, là bực bội, hễ tôi về đến nhà là các cụ lại thở dài. Tôi có nên chuyển ra ngoài sống để đỡ căng thẳng cho cả hai bên không?
Độc giả có ý kiến tư vấn, xin gửi vào box bình luận bên dưới.
Nếu bạn có những khúc mắc trong cuộc sống, xin đừng ngần ngại gửi cho chúng tôi để nhận được sự sẻ chia chân thành và lời khuyên nghiêm túc của độc giả. Ý kiến xin gửi đến tamsu@vtc.gov.vn.
Biết con mình khổ vẫn cố vun vào mới chính là người cha không tốt
Có người làm cha nào thấy con mình dăm bữa lại bị chồng tát, nửa tháng lại bị chồng xô ngã sứt trán bươu đầu mà không đau lòng phẫn nộ?
Ảnh minh họa: Getty Images
Bác cũng là một người cha, bác cũng có con gái. Con gái bác lấy chồng, hôn nhân khá ấm êm nhưng cũng không tránh khỏi đôi lần giận hờn cãi vã.
Mỗi lần như thế, bác vẫn khuyên con gái mình "là vợ chồng rồi phải biết lựa nhau mà sống, cơm sôi bớt lửa, chuyện to coi như nhỏ, chuyện nhỏ coi như không thì mới cùng nhau đi được đường dài". Là mẹ cha, ai cũng muốn con mình có cuộc sống ấm êm, chẳng hay ho gì mà muốn nhìn con mình chịu cảnh "tan đàn xẻ nghé".
Nhưng, lúc nào thì nên tháo gỡ, lúc nào thì cần vun vào lại là chuyện khác. Nếu mỗi lần cảm thấy tự ái, mỗi lần nóng giận đều vung tay đánh vợ sứt đầu mẻ trán, thì xin lỗi cậu, một chàng rể như vậy bác thật sự không ham.
Cậu đã làm bố rồi, hẳn cũng hiểu tình yêu thương cha dành cho con là vô bờ bến. Với con cái, mình yêu thương nâng niu từng chút, nó ngã mình cũng thấy đau. Vậy thì có người làm cha nào thấy con mình dăm bữa lại bị chồng tát, nửa tháng lại bị chồng xô ngã sứt trán bươu đầu mà không đau lòng phẫn nộ. Thà là vợ cậu lăng loàn trắc nết, hỗn láo nọ kia, thì người làm cha sẵn sàng "dạy bảo" hộ. Đằng này, cô ấy làm gì sai nào? Lần nào cũng đều do cậu tự gây chuyện, rồi tự làm to chuyện.
Cả hai lần cậu đánh vợ , bác không bàn đến nguyên nhân tại sao, cũng không nói đến việc ai đúng ai sai (vì nếu bàn ra có khi cậu sai hẳn rồi). Bác chỉ nhìn nhận vấn đề ở chỗ, là thằng đàn ông, hễ có việc gì lại đưa bạo lực ra để giải quyết là quá sai, quá dở.
Đàn ông giỏi thì ra ngoài xã hội mà giương oai, hay ho gì mà giương oai với vợ. Vợ mỉa mai thì tự xét lại bản thân, vợ hiểu lầm thì cứ rộng đường mà giải thích. Yêu vợ thương vợ quanh năm suốt tháng, đánh vợ một cái là bao yêu thương cũng theo đó mà tiêu tan.
Đánh vợ một lần có thể coi là lỡ tay, đánh vợ hai lần thì chính là bản chất hung bạo. Nếu như con gái bác không may mắn một ngày nào đó ôm vết thương chảy máu về nhà, thì chỉ cần con bác muốn ly hôn, bác cũng không ngăn cản. Nhìn thấy con mình bị chồng đối xử tệ bạc như vậy mà còn khuyên con cố gắng chịu đựng thì đó mới chính là bậc cha mẹ không ra gì.
Nhìn 4 chiếc bát vỡ giấu sau thùng gạo trong góc bếp, tôi phát hiện ra một sự việc khó tin Càng nghe vợ nói mà tôi càng không thể chấp nhận được. Bố mẹ vợ dạy con gái như vậy thì cô ấy đi lấy chồng, làm vợ, làm mẹ sao được? Tôi và vợ dọn về ở với nhau được nửa tháng nay. Trước đó chúng tôi đã đăng ký kết hôn và dự định ra Tết sẽ cưới. Song vì tình...