Tôi tát em chồng, tưởng bị nhà chồng “tống cổ” nhưng lại ngạc nhiên khi nghe bố chồng nói
Tôi nghĩ chẳng bố mẹ nào chấp nhận được việc con dâu bắt nạt con gái mình. Chắc chắn tôi sẽ không thể ở lại nhà này được nữa.
Từ khi yêu chồng, tôi đã có cảm giác cô em chồng tương lai của mình thật khó gần. Nhưng lại nghĩ mình chẳng làm gì sai, cứ sống đúng thì việc gì phải lo. Song khi về sống chung một nhà rồi thì tôi mới thấy cô em chồng của mình đúng là ác mộng.
Em chồng không hề giúp tôi bất kỳ việc gì trong nhà. Nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ, một mình tôi phải đảm nhiệm hết. Trong khi đó em ấy cũng ăn cơm, sống trong nhà và bỏ quần áo bẩn ra nhà tắm. Bố mẹ chồng già yếu rồi chẳng nói làm gì, em chồng trẻ khỏe mà nghiễm nhiên tôi phải phục vụ thêm cả em ấy.
Tuy nhiên tôi vẫn nhịn và giải quyết bằng việc gọi người giúp việc theo giờ. Công việc của tôi bận rộn lại có thu nhập, không việc gì phải vơ hết việc vào người. Bố mẹ chồng rất thoải mái, riêng em chồng lại bất mãn với cách làm của chị dâu. Em ấy muốn tôi hết giờ làm về nhà nai lưng ra với đủ thứ việc, vất vả không có lúc thở mới hài lòng.
Em chồng trẻ khỏe mà nghiễm nhiên tôi phải phục vụ thêm cả em ấy. (Ảnh minh họa)
Không bắt bẻ được tôi chuyện việc nhà, em ấy lại quay ra xét nét, săm soi lời ăn tiếng nói, từng hành động nhỏ của chị dâu. Đặc biệt em chồng thường xuyên nhấn mạnh việc tôi đang “ở nhờ”, nếu không biết điều sẽ trả về “nơi sản xuất”. Đúng mlà nực cười phải không chị em. Chúng ta được nhà chồng tới xin dâu, cưới hỏi đàng hoàng đón về, đâu phải đến ăn vạ ở nhờ?
Song tôi nghĩ mình hơn tuổi em ấy nên không chấp nhặt, hơn nữa em ấy sau này cũng sẽ kết hôn, chỉ cần bố mẹ chồng dễ sống là được. Cho đến tối qua, tôi cố làm nốt việc nên về hơi muộn, gần 7 giờ mới về đến nhà. Chồng tôi tăng ca vẫn chưa về, bố mẹ chồng ra ngoài có việc. Tôi nghĩ lúc đó đi nấu bữa tối, đợi mọi người về ăn cũng vừa.
Nhưng em chồng về sớm nhất, không giúp chị dâu cơm nước còn cất giọng hoạnh họe: “Chị làm gì mà giờ mới về? Định để bố mẹ tôi bị đói không có cơm ăn à? Chị đi làm dâu mà cư xử như thế, bố mẹ tôi hiền cố chịu đựng chị nhưng thế này là quá lắm rồi. Để tôi gọi điện về cho bố mẹ chị bảo ông bà dạy lại chị mới được!”.
Tôi thật không thể tin nổi, những lời nói đó thốt ra từ miệng bố mẹ chồng đã là quá đáng, đằng này lại là em chồng. Tôi bước nhanh tới giằng lấy điện thoại trên tay em chồng, khi em đấy đang định bấm số gọi cho bố mẹ tôi. Em chồng đẩy mạnh tôi ngã xuống sàn nhà. Quá tức giận, tôi đứng dậy tặng cho em chồng một cái tát.
Video đang HOT
Em ấy đờ người không ngờ tôi có thể làm như vậy. Vừa hay bố mẹ chồng và chồng tôi về nhà. Sau đó tôi im lặng nhìn em chồng khóc lóc mách tội chị dâu với bố mẹ, bảo ông bà đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi nghĩ chẳng bố mẹ nào chấp nhận được việc con dâu bắt nạt con gái mình. Chắc chắn tôi sẽ không thể ở lại nhà này được nữa, còn có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của vợ chồng tôi.
Bố mẹ chồng nghe con gái vừa khóc vừa nói xong, ông bà nhìn nhau rồi bố chồng chợt lên tiếng: “Con là chị dâu của em, có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề, không nhất thiết phải dùng bạo lực, con có thấy như vậy không?”. Ông nói đúng, tôi “vâng” một tiếng thừa nhận, rồi không thể tin nổi nghe ông quay sang con gái nói tiếp:
- Còn con, bố mẹ cho con 2 lựa chọn. Nếu con muốn ở lại đây, con phải thay đổi cách cư xử với chị dâu. Còn không, con có thể ra ngoài sống riêng theo ý mình. Bởi vì sau này con sẽ lấy chồng, anh trai và chị dâu con mới là người ở đây với bố mẹ, chăm sóc bố mẹ lúc tuổi già. Căn nhà này sẽ là của anh chị, con có hiểu không? Con không có quyền gì đuổi chị dâu đi cả.
Bố mẹ đã sai khi ngay từ đầu không uốn nắn con, cứ nghĩ con còn ở nhà chẳng được bao lâu nên nuông chiều con một chút, vô tình để chị dâu phải chịu nhiều ấm ức và tới giờ mọi chuyện trở nên căng thẳng.
Nếu như con đồng ý ở vậy không kết hôn, chăm sóc bố mẹ lúc tuổi già thì ngay lập tức bố mẹ sẽ bảo anh chị con ra ngoài ở, căn nhà này sau này là của con. Con có quyền cho ai ở, bảo ai phải chuyển đi. Sao nào, con đồng ý không?
Sau một tuần ở nhà bạn thì em chồng tôi đã trở về, cách cư xử với chị dâu thay đổi rất nhiều. (Ảnh minh họa)
Em chồng ngơ ngác không tin bố không đứng về phía mình. Em nhìn mẹ cầu cứu nhưng bà cũng làm thinh. Cuối cùng em chồng giận dỗi bỏ sang nhà bạn thân ngủ. Bố mẹ chồng bảo tôi không cần để ý đến em ấy, phải để em ấy trưởng thành. Tuy nhiên mẹ chồng vẫn có ý bảo tôi xin lỗi em chồng một câu vì dẫu sao dùng bạo lực cũng là điều không nên. Tôi thấy bà nói cũng đúng nên đã làm theo.
Sau một tuần ở nhà bạn thì em chồng tôi đã trở về, cách cư xử với chị dâu thay đổi rất nhiều. Tôi mừng là mọi chuyện cuối cùng cũng êm đẹp. Có chị em nào từng “trừng phạt” em chồng như vậy mà mọi chuyện vẫn êm xuôi như tôi không? Có lẽ tôi may mắn khi có bố mẹ chồng như vậy phải mọi người nhỉ?
Muốn biết người có phúc đức hay không chỉ cần nhìn vào 2 điều sau
Nếu trong lòng luôn chú trọng đến khuyết điểm của người khác, bạn sẽ là người bị chỉ trích và dần bị cô lập.
Không có lòng hẹp hòi hay xét nét
Trong cuộc sống, hẳn chúng ta từng có lần gặp phải những tình huống như bị người khác ghét vì bất đồng quan điểm, bị người khác chỉ trích vì có phong cách đối lập với họ.
Ví dụ cụ thể, công ty tuyển 2 người mới, một người dựa vào mối quan hệ và người còn lại là sinh viên mới ra trường.
Người đầu tiên thường đi muộn về sớm khiến cô nhân viên cũ tuân theo nội quy rất tức giận. Cô thường than phiền với đồng nghiệp: "Dựa vào mối quen biết thì nên làm việc chăm chỉ hơn".
Trong khi đó, sinh viên mới tốt nghiệp luôn đưa ra cho trưởng nhóm những lời khuyên mang tính thực tiễn cao, thậm chí còn đặt câu hỏi về ý kiến của trưởng nhóm trong một số cuộc họp.
Cô nhân viên cũ tiếp tục nói với các đồng nghiệp: "Những người mới thực sự không khiêm tốn và không tôn trọng nhân viên cũ chút nào". Sau đó, cô ngày một thấy những đồng nghiệp cũ từng có tình bạn tốt dần xa lánh mình, đồng nghiệp mới ít giao tiếp cùng.
Ảnh: Medium.
Trên thế giới, không phải ai hay thứ gì cũng phù hợp với mình. Điều thực sự khiến bạn khó chịu không phải là những người bất đồng quan điểm, mà là lòng dạ hẹp hòi, cân đong đo đếm từng chuyện.
Thành kiến đối với người khác giống cái gai đâm vào chính mình. Nếu một người có thể buông bỏ định kiến, họ có thể nhìn mọi thứ toàn vẹn hơn. Dấu hiệu trưởng thành của một người là biến khuyết điểm của người khác thành tấm gương để soi xét nội tâm.
Nếu muốn tiến gần hơn đến hạnh phúc, bạn phải bỏ đi thước kẻ luôn đo lường người khác và hiểu rằng ai cũng có thước đo của riêng mình. Một người càng trưởng thành, anh ta càng có thể tìm thấy điểm sáng của người khác.
Chỉ có con mắt rộng mở mới có thể nhìn thấy thế giới. Chỉ có tấm lòng rộng lớn, chúng ta mới có thể dung nạp núi sông.
Biết đối xử tử tế với người khác
Dấu hiệu quan trọng của người trưởng thành bao gồm 3 yếu tố: Bao dung, độ lượng và tử tế.
Mỗi người là một cá thể riêng biệt, duy nhất và mang trên mình những câu chuyện, mối lo riêng. Có một số người hướng nội tuyệt vọng trong công việc, nhưng thực ra là do họ đang bị áp lực đè nặng trên vai. Hay có những người bề ngoài trông kiêu căng, bên trong họ lại là con người nhút nhát và rụt rè.
Không ai có thể nếm trải những thăng trầm hay đau khổ của người khác. Bạn chỉ có thể hiểu được người khác nếu bạn đặt mình vào vị trí của họ. Do vậy, việc học cách đồng cảm là món quà quý giá nhất mà bạn có thể tặng cho người khác. Khi mang trong mình trái tim rộng mở, bạn có thể giải quyết được hàng ngàn rắc rối.
Chẳng hạn, khi không đồng tình với quan điểm của người khác, bạn chớ phán xét, chê bai hay hạ thấp họ - những hành động có thể gây ra vết thương lòng. Thay vào đó, bạn nên tôn trọng ý kiến và suy nghĩ của họ, cũng như việc bạn không muốn bị người khác phán xét. Chúng ta có trách nhiệm thể hiện phép lịch sự với người khác và đối xử tôn trọng với họ, ngay cả khi không cùng quan điểm.
Ảnh: Aboluowang.
Trong cuộc sống hành ngày, sẽ có không ít lần bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi. Bạn có thể dùng thuốc theo toa, thiền định và tập thể dục để xua tan những cảm xúc này. Nhưng cách tự nhiên, ít tốn kém, dễ dàng và nhanh nhất là đối xử tử tế với người khác.
Sự tử tế dẫn đến nhiều điều tốt đẹp như mối quan hệ tốt đẹp hơn, hạnh phúc, thành công trong tương lai, sức khỏe tinh thần và thể chất tốt...
Đáng chú ý, bạn cho đi lòng tốt thì lòng tốt sẽ quay trở về với bạn. Khi bạn giúp đỡ người khác lúc họ khó khăn, họ sẽ quay trở lại và giúp đỡ bạn lúc bạn cần. Một hành động tử tế có thể tạo nên hiệu ứng gợn sóng và khiến những người khác trở nên tử tế hơn, nâng cao tinh thần của mọi người.
Chỉ vì 4 nghìn đồng mà chồng làm vợ mất mặt giữa chỗ đông người Tôi thật sự chịu đựng chồng hết nổi rồi. Ảnh minh họa Vợ chồng tôi lấy nhau 12 năm nay đã có hai con. Dù gia đình khá giả nhưng tôi không cảm thấy hạnh phúc. Chồng tôi là một người đàn ông cực kỳ khó tính. Vợ con mà làm việc gì đó không vừa mắt là chồng cằn nhằn cả buổi,...