Tơi tả túi tiền vì đua sóng vàng, chứng khoán
Vàng lên rồi xuống mạnh, trong khi chứng khoán tăng rồi quay đầu đổ dốc. Lướt sóng đầu cơ, không ít người gặp “sóng thần” quật cho tơi tả.
Đón đầu đợt phục hồi của nền kinh tế hay bắt đáy khi giá xuống mạnh, nhiều NĐT đã chịu những thiệt hại khá lớn khi thị trường không như kỳ vọng.
Vàng lên rồi xuống mạnh, trong khi chứng khoán tăng rồi quay đầu đổ dốc. Lướt sóng đầu cơ, không ít người gặp “sóng thần” quật cho tơi tả.
Sốc vì giá điên đảo
Nổi tiếng với tài xoay sở cả khi thi trường trầm lắng, chị Cao Minh Hiền – một NĐT ở Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội đang như ngồi trên đống lửa sau cú “tất tay” toàn bộ khoản tiền tích lũy gần tỷ đồng vào vàng trong tuần vừa qua khi giá vọt 38 triệu đồng/lượng và giờ chỉ còn hơn 36 triệu đồng/lượng.
Trước đó, chị Hiền khá thành công với những cú lướt sóng. Rút ra khỏi đất xen kẹt tại Bùi Xương Trạch (quận Thanh Xuân), chị mua được hơn 30 cây vàng hai năm trước, rồi sau đó lại đổi toàn bộ thành tiền khi vàng ở mức giá chót vót 45-46 triệu đồng/lượng, gửi ngân hàng lấy lãi 15-17%/năm.
Thành công liên tục khiến chị hưng phấn. Gần đây chị rút gần 1 tỷ đồng mua vàng khi giá bất ngờ tăng vọt trở lại với kỳ vọng, giá sẽ tiếp tục tăng trở lại bởi mức 37-38 triệu đồng/lượng thấp hơn gần 10 giá (to) so với thời gian cách đây chỉ vài tháng.
Sáng 3/7, giá vàng trong nước giảm khá mạnh. Mức giảm giá dao động từ 450 ngàn và cao nhất lên đến 850 ngàn đồng/lượng với giá phổ biến ở mức từ 36,3-36,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,1-37,4 triệu đồng/lượng (bán ra)
Giống như chị Hiền, rất nhiều NĐT nhất là ở Hà Nội đã đổ đi mua vàng khi giá rớt thảm trong khoảng 2-3 tuần gần đây. Vàng có lúc xuống tới 35 triệu đồng/lượng (giá doanh nghiệp bán ra) nhưng mức giá này chỉ duy trì trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ. Hầu hết người dân đổ đi mua vàng ở mức giá phổ biến 37-40 triệu đồng/lượng.
Vì thế, đa số đã lỗ do vàng thế giới chưa ngóc đầu lên được và các DN “để” chênh lệch giá mua và bán ở mức rất cao (sáng 3/7 là khoảng 1 triệu đồng/lượng). Đó là chưa tính đến, theo nhiều NĐT, giá vàng miếng trong nước hiện đang cao hơn thế giới rất nhiều, khoảng 5,5 triệu đồng/lượng.
Trên TTCK, nhiều NĐT cũng thực sự sốc nặng khi chứng kiến cảnh leo dốc chật vật của các chỉ số, của các cổ phiếu. Cách đây vài tuần, giới đầu tư ồ ạt mỗi ngày đổ hàng ngàn tỷ đồng vào chứng khoán với kỳ vọng về một đợt “sóng thần” 5-10 năm mới có một lần. Tuy nhiên, dốc chưa leo được bao nhiều, xe đã trượt dốc khá nhiều.
Trong phiên giao dịch sáng 3/7, chỉ số VN-Index lại giảm mất hơn 0,5% và rớt khỏi ngưỡng 490 điểm. So với đỉnh vừa lập gần đây là 528 điểm, chỉ số này đã mất gần 10% chỉ trong một thời gian ngắn.
Trên thị trường BĐS, không ít NĐT cũng như giới đầu cơ cũng như giẫm phải gai khi bắt đáy mua nhà đất hồi cuối năm ngoái đầu năm nay. Chưa nói tới căn hộ cao cấp, biệt thự, liền kề ở một số dự án “bóng chim tăm cá”, đất thổ cư ở một số vùng ngoại thành trong khoảng nửa năm qua có nơi đã rớt thêm 100% từ 10 triệu xuống còn 5 triệu đồng/m2, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh cao khoảng 20 triệu đồng/m2 trước đó.
Dập vùi với sóng
Thực tế, nhiều người dân mua vàng theo quán tính, theo kinh nghiệm. Với nhiều người, giá giảm sâu ắt sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu một mặt hàng trong xu hướng tăng (uptrend) thì sau giảm ắt sẽ tăng. Trong xu hướng giảm (downtrend), thị trường cũng phản ứng như vậy, sau giảm sâu sẽ có phiên điều chỉnh tăng nhưng khả năng quay đầu giảm tiếp là khó tránh khỏi.
Video đang HOT
Gần đây, giá vàng thế giới đã có một vài phiên phục hồi nhưng nhìn chung theo đánh giá của đa số các tổ chức tài chính có uy tín, vàng vẫn đang trong xu hướng giảm và tín hiệu tăng khá yếu ớt, mức tăng cũng không đáng kể so với giảm.
Trong nước, giá vàng vẫn đang được neo khá cao so với thế giới. Phiên đấu thầu ngày 3/7 chứng kiến gần như toàn bộ 40.000 lượng vàng được các nhà bán lẻ, ngân hàng thương mại mua hết với mức giá NHNN chào là 36,9 triệu đồng/lượng (cao hơn khoảng 500 ngành đông so với giá mua của nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường).
Theo lý thuyết, khi nền kinh tế hồi phục, giá vàng sẽ giảm bởi vàng thường là kênh trú bão an toàn trong thời kỳ khủng hoảng. Theo đánh giá của các chuyên gia, phần lớn các nền kinh tế trên thế giới vẫn đang đối đầu với rất nhiều “vấn đề”. Trung Quốc đối mặt với bong bóng tín dụng; châu Âu chưa thoát ra khỏi khủng hoảng. Trong khi đó, Mỹ – nền kinh tế đầu tầu của thế giới cũng chưa giải quyết được nhiều vấn đề thất nghiệp.
Vậy tại sao vàng lại giảm giá và được dự báo còn tiếp tục giảm giá? Vấn đề có lẽ ở chỗ, các nước đều ý thức được rằng, hậu quả của “bơm tiền”, “giải cứu” đôi khi tệ hại hơn nhiều so với duy trì tăng trưởng chậm. Những tín hiệu mà Fed cũng như NHTW Trung Quốc đưa ra gần đây, rằng sẽ chuyển hướng chính sách tiền tệ nới lỏng sang thắt chặt, sẽ khiến dòng tiền trên thế giới co hẹp. Sự co rút của dòng tiền sẽ khiến không chỉ vàng mà nhiều mặt hàng khác giảm giá.
Tại Việt Nam, giá vàng còn một rủi ro là chênh lệch quá cao so với giá thế giới quy đổi. Một khi cung cầu trở lại cân bằng, khả năng đi ngược dòng như diễn ra trong một hai phiên gần đây rất có thể còn xảy ra.
Với chứng khoán, gần đây rất nhiều TTCK, Việt Nam trải qua thời kỳ thắt chặt tiền tệ kéo dài cả năm trời khiến chỉ số VN-Index có lúc xuống tới 380 điểm. Sự phục hồi của TTCK với cú tăng gần 30% trong vài tháng đầu năm thể hiện sự kỳ vọng của giới đầu tư. Tuy nhiên, sự phục hồi có diễn ra tiếp hay không phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của nền kinh tế và sự tăng trưởng có bền vững hay không chứ không thể trông vào một vài con sóng.
Vàng lên rồi xuống mạnh, trong khi chứng khoán tăng rồi quay đầu đổ dốc. Lướt sóng đầu cơ, không ít người gặp “sóng thần” quật cho tơi tả.
Đón đầu đợt phục hồi của nền kinh tế hay bắt đáy khi giá xuống mạnh, nhiều NĐT đã chịu những thiệt hại khá lớn khi thị trường không như kỳ vọng.
Vàng lên rồi xuống mạnh, trong khi chứng khoán tăng rồi quay đầu đổ dốc. Lướt sóng đầu cơ, không ít người gặp “sóng thần” quật cho tơi tả.
Sốc vì giá điên đảo
Nổi tiếng với tài xoay sở cả khi thi trường trầm lắng, chị Cao Minh Hiền – một NĐT ở Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội đang như ngồi trên đống lửa sau cú “tất tay” toàn bộ khoản tiền tích lũy gần tỷ đồng vào vàng trong tuần vừa qua khi giá vọt 38 triệu đồng/lượng và giờ chỉ còn hơn 36 triệu đồng/lượng.
Trước đó, chị Hiền khá thành công với những cú lướt sóng. Rút ra khỏi đất xen kẹt tại Bùi Xương Trạch (quận Thanh Xuân), chị mua được hơn 30 cây vàng hai năm trước, rồi sau đó lại đổi toàn bộ thành tiền khi vàng ở mức giá chót vót 45-46 triệu đồng/lượng, gửi ngân hàng lấy lãi 15-17%/năm.
Thành công liên tục khiến chị hưng phấn. Gần đây chị rút gần 1 tỷ đồng mua vàng khi giá bất ngờ tăng vọt trở lại với kỳ vọng, giá sẽ tiếp tục tăng trở lại bởi mức 37-38 triệu đồng/lượng thấp hơn gần 10 giá (to) so với thời gian cách đây chỉ vài tháng.
Sáng 3/7, giá vàng trong nước giảm khá mạnh. Mức giảm giá dao động từ 450 ngàn và cao nhất lên đến 850 ngàn đồng/lượng với giá phổ biến ở mức từ 36,3-36,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,1-37,4 triệu đồng/lượng (bán ra)
Giống như chị Hiền, rất nhiều NĐT nhất là ở Hà Nội đã đổ đi mua vàng khi giá rớt thảm trong khoảng 2-3 tuần gần đây. Vàng có lúc xuống tới 35 triệu đồng/lượng (giá doanh nghiệp bán ra) nhưng mức giá này chỉ duy trì trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ. Hầu hết người dân đổ đi mua vàng ở mức giá phổ biến 37-40 triệu đồng/lượng.
Vì thế, đa số đã lỗ do vàng thế giới chưa ngóc đầu lên được và các DN “để” chênh lệch giá mua và bán ở mức rất cao (sáng 3/7 là khoảng 1 triệu đồng/lượng). Đó là chưa tính đến, theo nhiều NĐT, giá vàng miếng trong nước hiện đang cao hơn thế giới rất nhiều, khoảng 5,5 triệu đồng/lượng.
Trên TTCK, nhiều NĐT cũng thực sự sốc nặng khi chứng kiến cảnh leo dốc chật vật của các chỉ số, của các cổ phiếu. Cách đây vài tuần, giới đầu tư ồ ạt mỗi ngày đổ hàng ngàn tỷ đồng vào chứng khoán với kỳ vọng về một đợt “sóng thần” 5-10 năm mới có một lần. Tuy nhiên, dốc chưa leo được bao nhiều, xe đã trượt dốc khá nhiều.
Trong phiên giao dịch sáng 3/7, chỉ số VN-Index lại giảm mất hơn 0,5% và rớt khỏi ngưỡng 490 điểm. So với đỉnh vừa lập gần đây là 528 điểm, chỉ số này đã mất gần 10% chỉ trong một thời gian ngắn.
Trên thị trường BĐS, không ít NĐT cũng như giới đầu cơ cũng như giẫm phải gai khi bắt đáy mua nhà đất hồi cuối năm ngoái đầu năm nay. Chưa nói tới căn hộ cao cấp, biệt thự, liền kề ở một số dự án “bóng chim tăm cá”, đất thổ cư ở một số vùng ngoại thành trong khoảng nửa năm qua có nơi đã rớt thêm 100% từ 10 triệu xuống còn 5 triệu đồng/m2, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh cao khoảng 20 triệu đồng/m2 trước đó.
Dập vùi với sóng
Thực tế, nhiều người dân mua vàng theo quán tính, theo kinh nghiệm. Với nhiều người, giá giảm sâu ắt sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu một mặt hàng trong xu hướng tăng (uptrend) thì sau giảm ắt sẽ tăng. Trong xu hướng giảm (downtrend), thị trường cũng phản ứng như vậy, sau giảm sâu sẽ có phiên điều chỉnh tăng nhưng khả năng quay đầu giảm tiếp là khó tránh khỏi.
Gần đây, giá vàng thế giới đã có một vài phiên phục hồi nhưng nhìn chung theo đánh giá của đa số các tổ chức tài chính có uy tín, vàng vẫn đang trong xu hướng giảm và tín hiệu tăng khá yếu ớt, mức tăng cũng không đáng kể so với giảm.
Trong nước, giá vàng vẫn đang được neo khá cao so với thế giới. Phiên đấu thầu ngày 3/7 chứng kiến gần như toàn bộ 40.000 lượng vàng được các nhà bán lẻ, ngân hàng thương mại mua hết với mức giá NHNN chào là 36,9 triệu đồng/lượng (cao hơn khoảng 500 ngành đông so với giá mua của nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường).
Theo lý thuyết, khi nền kinh tế hồi phục, giá vàng sẽ giảm bởi vàng thường là kênh trú bão an toàn trong thời kỳ khủng hoảng. Theo đánh giá của các chuyên gia, phần lớn các nền kinh tế trên thế giới vẫn đang đối đầu với rất nhiều “vấn đề”. Trung Quốc đối mặt với bong bóng tín dụng; châu Âu chưa thoát ra khỏi khủng hoảng. Trong khi đó, Mỹ – nền kinh tế đầu tầu của thế giới cũng chưa giải quyết được nhiều vấn đề thất nghiệp.
Vậy tại sao vàng lại giảm giá và được dự báo còn tiếp tục giảm giá? Vấn đề có lẽ ở chỗ, các nước đều ý thức được rằng, hậu quả của “bơm tiền”, “giải cứu” đôi khi tệ hại hơn nhiều so với duy trì tăng trưởng chậm. Những tín hiệu mà Fed cũng như NHTW Trung Quốc đưa ra gần đây, rằng sẽ chuyển hướng chính sách tiền tệ nới lỏng sang thắt chặt, sẽ khiến dòng tiền trên thế giới co hẹp. Sự co rút của dòng tiền sẽ khiến không chỉ vàng mà nhiều mặt hàng khác giảm giá.
Tại Việt Nam, giá vàng còn một rủi ro là chênh lệch quá cao so với giá thế giới quy đổi. Một khi cung cầu trở lại cân bằng, khả năng đi ngược dòng như diễn ra trong một hai phiên gần đây rất có thể còn xảy ra.
Với chứng khoán, gần đây rất nhiều TTCK, Việt Nam trải qua thời kỳ thắt chặt tiền tệ kéo dài cả năm trời khiến chỉ số VN-Index có lúc xuống tới 380 điểm. Sự phục hồi của TTCK với cú tăng gần 30% trong vài tháng đầu năm thể hiện sự kỳ vọng của giới đầu tư. Tuy nhiên, sự phục hồi có diễn ra tiếp hay không phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của nền kinh tế và sự tăng trưởng có bền vững hay không chứ không thể trông vào một vài con sóng.
Theo Dantri
"Cú sốc bầu Kiên" và tổn thất vô hình với nền kinh tế Việt
Vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 20/8/2012 không những đã thổi bay hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán mà còn làm sụt giảm nghiêm trọng niềm tin đầu tư của các doanh nghiệp ngoại vào Việt Nam.
Bầu Kiên bị bắt đã tạo nên một bước ngoặt đối với niềm tin giới kinh doanh tại Việt Nam.
Tại Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 sáng nay (14/3), TS Edmund Malesky, Giáo sư Đại học Duke, trưởng nhóm nghiên cứu PCI đã đề cập cụ thể hơn về tác động "cú sốc bầu Kiên" hôm 20/8/2012 đối với tâm lý doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam năm vừa qua.
Theo đó, việc nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ vì tội "kinh doanh trái phép" được đánh giá là sự kiện lớn và nổi bật xảy ra ở Việt Nam trong năm vừa qua.
Tầm quan trọng của vụ việc
Nguyên nhân "gây sốc" của vụ việc do mức độ nổi tiếng của ACB - trưởng nhóm nghiên cứu PCI cho biết, trong nhiều năm ACB luôn là con cưng của các nhà đầu tư nước ngoài:
Các ngân hàng như Standard & Chartered (15%), Jardine & Matheson (7%) và Dragon Capital (6,7%) là những cổ đông chính và tỷ lệ cổ phần nắm giữ của các cổ đông nước ngoài luôn ở ngưỡng cao nhất mà nhà nước cho phép trong nhiều năm liên tiếp.
Tại thời điểm xảy ra vụ bắt giữ, trên thị trường chứng khóa, đây là ngân hàng ngoài quốc doanh lớn nhất Việt Nam, với tài sản ước tính ở mức 256.000 tỷ đồng và giá trị vốn hóa thị trường là 22.600 tỷ đồng. Tính toán của Pincus et al. (2012), đây cũng là đơn vị cho vay ròng trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam, cho thấy sự thành công của ngân hàng này có liên quan chặt chẽ với tài sản của các nhà đầu tư khác trên thị trường.
Và do vậy, ngay khi tin tức bung ra vào ngày 21/8, giới kinh doanh Việt Nam đã hết sức ngạc nhiên. Thị trường chứng khoán lập tức sụt giảm mạnh trong những phiên sau đó. Chỉ số VN-Index lao đốc thảm hại, mất 4,7% xuống 416,84 điểm chỉ trong 1 ngày và 10% trong hai ngày tiếp theo, trái ngược với xu hướng tăng điểm thiết lập được trong tuần trước đó.
Báo cáo của TS Edmund có nói rằng, điều này "báo hiệu cho nhà đầu tư biết Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng trong ngành ngân hàng và cả nền kinh tế".
Các phân tích cho thấy, ngày 20/8 đánh dấu một bước ngoặt lớn, tác động sâu sắc tới khối tài sản trên thị trường.
Làm "xói mòn" niềm tin nhà đầu tư ngoại
Tại thời điểm xảy ra sự kiện này, khảo sát PCI mới nhận lại được khoảng 50% số phiếu trả lời. Đây cũng là thời điểm chính giữa của cuộc điều tra các doanh nghiệp FDI trong PCI, phản ứng của nhà đầu tư đối với những rủi ro mới xảy ra trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam có những thay đổi lớn. Doanh nghiệp trở nên thận trọng hơn với các câu hỏi mang tính "nhạy cảm" mà phía khảo sát đưa ra.
Khảo sát hàng năm của PCI thường đưa ra câu hỏi: "Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bạn trong 2 năm tới là gì?". Câu hỏi này luôn là một thước đo cảm nhận các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chính xác đến mức được coi là "nhiệt kế doanh nghiệp PCI".
Kết quả cho thấy, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng giảm trong giai đoạn 30 ngày trước và sau mốc 20/8. Điểm đáng quan tâm nhất là niềm tin nhà đầu tư giảm thiểu vào đầu hè, tăng nhẹ rồi lao dốc sau ngày 20/8 trước khi quay trở lại với xu hướng giảm dần.
So sánh giai đoạn trước và sau mốc 20/8, cơ quan khảo sát thấy rằng, chỉ số niềm tin doanh nghiệp FDI giảm 22% trong thời gian 30 ngày sau sự kiện này. Ngày 20/8 không chỉ đơn giảm đánh dấu sự sụt giảm của thị trường chứng khoán mà thực sự tác động đến cảm nhận của từng doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.
Ngoài ra, sự kiện này còn cho thấy cảm nhận của doanh nghiệp đối với rủi ro về kinh tế vĩ mô. "Nếu nhóm nghiên cứu phải chọn lại mẫu điều tra PCI hàng nghìn lần nữa thì 99% các doanh nghiệp được điều tra sau ngày 20/8 sẽ vẫn cho rằng rủi ro kinh tế vĩ mô nhiều hơn trước" - TS Edmund khẳng định. Và một điều thú vị đó là, nhà đầu tư tỏ ra ít quan ngại hơn trước về tham nhũng kể từ sau sự kiện này.
Với một báo cáo dài 11 trang nằm trong khuôn khổ báo PCI phần nào cũng cho thấy, "cú sốc bầu Kiên" có một sức tác động không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như đối với chính ấn tượng của các nhà khảo sát.
Theo Dantri
Điện ngấp nghé tăng giá, chứng khoán rớt thảm Thị trường chứng khoán giao dịch lình xình giữa bối cảnh EVN có khả năng tiếp tục tăng giá điện vì khô hạn. Nếu điện tăng giá sẽ gây áp lực không nhỏ lên chỉ tiêu lạm phát cả năm và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp. Phiên giao dịch sáng 13/03, chứng khoán tiếp tục rớt thảm với...