Tôi sướng như tiên vì có vợ làm cô giáo?
Ai cũng bảo tôi sướng khi có vợ làm giáo viên, có nhiều thời gian rỗi để chăm sóc gia đình, chồng con.
Nhưng có ở hoàn cảnh của tôi thì mới hiểu, tôi bất đắc dĩ phải trở thành người chồng, người cha đảm đang vì vợ tôi là giáo viên mầm non.
Vợ chồng tôi kết hôn đã được 8 năm.Thời gian đủ để tôi hiểu và thông cảm cho những khó khăn, vất vả với công việc của vợ. Vợ tôi là cô giáo, nhưng là “cô nuôi dạy… hổ”. Sinh con mới biết lòng cha mẹ, làm cô giáo mầm non vất vả thế nào thì chỉ có các bậc làm cha, làm mẹ là hiểu hơn ai hết. Công việc của vợ tôi chẳng khác nào làm dâu trăm họ.
Tôi thấy vợ tôi thật giỏi, từ ngày lấy nhau về, cô ấy biến thôi thành một người khác hoàn toàn. Hồi còn độc thân, tôi lười biếng lắm, có mấy khi biết làm việc nhà vì có mẹ tôi lo toan hết. Khi tìm vợ, tôi luôn xác định tìm được một người vợ chăm chỉ, đảm đang, lo toan vun vén gia đình. Khi gặp vợ tôi là tôi thấy ưng ngay bởi cô ấy có đầy đủ tính cách của một người vợ mà tôi đang tìm kiếm.
Quả thật, từ ngày lấy cô ấy về, ngôi nhà của tôi trở lên ngăn nắp và sạch sẽ hơn thật, đồ đạc chỗ nào để đúng chỗ đó, không phải mất công tìm kiếm khắp nơi khi mỗi lần cần dùng đến. Bố mẹ tôi rất vui mừng và yên tâm giao cậu ấm của mình cho cô con dâu đảm đang, biết lo toan, vun vén và chăm sóc gia đình như thế.
Tôi thấy vợ tôi thật giỏi, từ ngày lấy nhau về, cô ấy biến thôi thành một người khác hoàn toàn. (ảnh minh họa)
Nhờ có vợ mà tôi trở thành một người chồng, người cha đảm đang ngoài sức tưởng tượng của mình và trong sự ngỡ ngàng của bố mẹ, người thân, bạn bè và hàng xóm. Này nhé, khoảng 6h30 đến 6h45, vợ tôi phải có mặt ở lớp để đón học trò. Buổi tối họa hoằn lắm có hôm vợ được về sớm lúc 5h30, còn hầu hết phải 6h trở ra vợ tôi mới bắt đầu rời khỏi trường. Khi vợ về được tới nhà thì trời cũng đã nhá nhem tối.
Video đang HOT
Do đó, tôi bất đắc dĩ trở thành một ông bố đảm đang, sáng dạy tất bật cho con ăn, rồi đưa đi học, chẳng có thời gian mà cà phê cà pháo với mấy đứa bạn. Chiều lại nhanh nhanh, chóng chóng làm cho xong việc để còn đón con. Vì hai vợ chồng ở riêng nên tôi cũng kiêm luôn chuyện cơm nước, chợ búa. Cũng nhờ có vợ mà tôi từ không biết gì về nội trợ, nấu nướng đã trở thành đầu bếp số 1 của nhà. Mọi chuyện trong gia đình với tôi giờ đều là chuyện nhỏ. Đồng nghiệp, bạn bè thấy tôi như vậy còn tưởng tôi uống nhầm thuốc gì. Chẳng phải mỗi họ, đến tôi còn “choáng” với sự thay đổi của chính mình.
Nhờ có vợ, tôi cũng trở thành một người cha thông thái, một chuyên gia tư vấn về cách chăm sóc con cái trong mắt mọi người. Tôi học được từ vợ phương pháp chăm sóc, nuôi dạy con cái một cách khoa học, bài bản, từ việc dinh dưỡng, đến phát triển ngôn ngữ, giáo dục tính cách, lễ nghĩa cho trẻ…
8 năm chung sống, tôi hiểu hơn ai hết những vất vả của vợ. Từ 6h30 đến 17h30, vợ tôi và các cô giáo mầm non khác không có thời gian nghỉ ngơi. Môi ngay đi lam la phải chịu ap lưc, một ngay phai lam rất nhiều công việc, cả ngày phải nói, hát và chăm các cháu nên giọng vợ khản đặc và luôn trong tình trạng như bị viêm họng. Giờ nghỉ trưa, các cô vẫn phải canh trẻ vì bất kể lúc nào cũng có thể xảy ra sự cố. Tôi vê vợ nhanh chóng giúp tôi làm việc nhà sau đó đi soạn giao an, lam đô dung, soạn sô sach… Cứ thế, ngày nào cũng vậy, vợ đều đi ngủ lúc 23 – 24h, trong khi đó bố con tôi đã ngon giấc từ lúc nào chẳng hay.
Tôi thừa nhận, vợ làm giáo viên mầm non thì gia đình sẽ rất thiệt thòi vì vợ có ít thời gian chăm sóc chồng, con. (ảnh minh họa)
Đã thế, thi thoảng đến đón vợ, tôi còn chứng kiến cảnh vợ bị các phụ huynh trách móc vì để con họ bị xước tí da, bươu tí đầu. Không phải bênh vợ đâu, nhưng trẻ con vốn hiếu động, thi thoảng có xây xước một chút thì các phụ huynh cũng đừng nổi đóa mắng các cô thế. Phải rất tâm huyết với nghề thì các cô giáo mầm non mới có thể chăm sóc cho trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ cho đến vệ sinh, trang phục như thế…
Nhiều lúc thấy thương vợ, tôi có nói với cô ấy hay chuyển sang việc khác để có thời gian dành cho chồng con, bản thân cũng có thời gian nghỉ ngơi nhưng vợ nói không muốn vì còn rất yêu và muốn gắn bó với nghề. Quyết định là ở vợ nên tôi cũng không ép, tôi chỉ biết động viên và giúp vợ bằng cách chăm sóc con và lo việc nội trợ để vợ yên tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Tôi thừa nhận, vợ làm giáo viên mầm non thì gia đình sẽ rất thiệt thòi vì vợ có ít thời gian chăm sóc chồng, con. Nhưng khi nghĩ tới việc vợ đang nuôi dưỡng những mầm non tương lai của đất nước, tôi lại vô cùng tự hào và nguyện sẽ mãi là “hậu phương” vững chắc cho vợ!
Theo VNE
Rắc rối vì cả nhà vợ làm nghề giáo
Những rắc rối vì cả nhà vợ là giáo viên đến với tôi từ lúc tôi bắt đầu tìm hiểu vợ.
Tôi và vợ lấy nhau đã hơn 10 năm, có với nhau 2 đứa con, đủ trai gái. Cuộc sống chưa giàu có nhưng cũng gọi là đầy đủ. Vợ tôi làm nghề giáo viên nên tính chỉn chu, biết lo toan. Tôi là dân buôn bán nên hay phải đi theo những chuyến hàng. Những lúc tôi vắng nhà, vợ một mình quán xuyến việc gia đình, lo dạy dỗ hai đứa con. Cuộc sống của chúng tôi đáng lẽ phải rất hạnh phúc nếu như không có chuyện duy nhất gây ra mối bất hòa giữa hai vợ chồng là nhà vợ tất thảy đều theo nghề giáo. Việc ứng xử với bên ngoại làm tôi thực sự mệt mỏi. Nhiều lúc tôi đã phải nổi cáu với vợ.
Những rắc rối vì cả nhà vợ là giáo viên đến với tôi từ lúc tôi bắt đầu tìm hiểu vợ. Vì bố mẹ vợ là giáo viên, cả anh trai và chị dâu lẫn em gái cũng đều là giáo viên nên bố mẹ vợ muốn gả cô ấy cho một người làm nghề giáo viên hoặc công chức nhà nước. Vì theo các cụ thì chỉ có làm trong nhà nước mới có công việc ổn định, có điều kiện lo cho gia đình. Trong khi đó, tôi làm nghề kinh doanh tự do, học vấn cũng chỉ xong trung cấp và công việc thì chả liên quan gì đến những điều được học.
Vì bố mẹ vợ là giáo viên, cả anh trai và chị dâu lẫn em gái cũng đều là giáo viên nên bố mẹ vợ muốn gả cô ấy cho một người làm nghề giáo viên hoặc công chức nhà nước.(ảnh minh họa)
Vậy nên, ban đầu gia đình vợ phản đối kịch liệt. Bố mẹ vợ nhất định không cho chúng tôi qua lại. Tôi đến chơi các cụ chẳng thèm tiếp chuyện. Sau này, vì quyết tâm của vợ chồng tôi nên bố mẹ vợ cũng phải đồng ý. Lần đầu tiên tôi dẫn vợ về ra mắt bố mẹ tôi và gia đình, bố mẹ vợ không cho một mình vợ đi cùng tôi mà cử cô em gái đi theo giám sát, có gì báo cáo lại. May mà cô em vợ cũng là đồng minh với hai vợ chồng nên chỉ toàn kể lại chuyện tốt.
Từ lúc cưới vợ đến nay những việc ứng xử với nhà vợ thì tôi chưa bao giờ cảm thấy thoải mái. Bố vợ, anh vợ tôi là những người quá ư mẫu mực, không uống bia rượu, nước chè. Thỉnh thoảng tôi đi đâu về có con cá, con mực hay cái gì làm mồi nhậu cũng muốn mang sang biếu bên ngoại nhưng lại chả dám. Nhà vợ đã không uống bia rượu, tôi mà biếu đồ nhậu có khi còn bị nói là hay nhậu nhẹt. Thế nên tôi đành mang tiếng là đứa con rể không biết quan tâm bố mẹ vợ. Vừa rồi, để gỡ lại hình ảnh cho mình, tôi đã mua tặng bố mẹ vợ một chiếc máy giặt. Nhưng máy lắp đặt xong rồi chả thấy các cụ sử dụng bao giờ. Lí do là vì các cụ tiết kiệm điện, nước quá mức.
Nhà vợ lại là gia đình nền nếp, các cụ định hướng cho con cái phải quan tâm nhau. Vì thế, một năm tôi phải nhớ đủ bao nhiêu ngày lễ lạt, giỗ chạp, sinh nhật anh chị em,.... Cứ quên dịp nào đó là vợ và nhà vợ thế nào cũng trách móc. Bây giờ thì tôi nghĩ ra việc đặt điện thoại trước một ngày, để hôm sau nếu bận việc không sang được cũng phải gọi điện.
Ngại nhất là ngày 20 tháng 11 hàng năm, vợ chồng tôi có sang chúc mừng bố mẹ vợ cũng phải chọn lúc sáng sớm hoặc tối muộn vắng khách. Vì học trò các cụ toàn người thành đạt, bố mẹ vợ rất ngại khi giới thiệu một chàng rể có nghề ngỗng chả biết gọi tên là gì như tôi. Các dịp sum họp gia đình, tôi được coi như người ngoại đạo. Gia đình vợ thuyết giảng cho tôi về đạo đức, lễ nghĩa như là đang nói với học trò.
Mà bố mẹ vợ tôi thì đã cấm tiệt chuyện này để giữ tiếng thơm nghề giáo của gia đình. Vậy là người ta nói tôi không biết giúp đỡ người thân, họ hàng. (ảnh minh họa)
Bố mẹ vợ tôi rất tốt với con cháu nhưng sự cẩn thận đôi lúc làm tôi căng thẳng. Vì cả gia đình bên vợ đều theo nghề giáo, ai nấy đều đi về có giờ giấc cố định, khoảng cách chỉ có đến trường và về nhà, còn công việc của tôi thì nay đây mai đó, có khi đi cả tháng chưa về. Mỗi lần tôi đi lâu ngày là cả nhà vợ lo lắng. Mẹ vợ thường xuyên gọi điện hỏi lí do, hỏi bao giờ về rồi còn trách móc sao tôi không bỏ mặc vợ con.
Vì bên nhà bố mẹ vợ rộng rãi, đi lại cũng gần nên vợ tôi thường để các con ở đó, vừa nhờ ông bà dạy học cho, vừa chơi với ông bà cho ông bà vui. Nhưng điều làm tôi ái ngại nhất là bố mẹ vợ lại định hướng cho hai đứa con tôi sau này đi theo nghề giáo viên. Cả đứa cháu gái con anh trai vợ cũng được định hướng như vậy và giờ nó đang học sư phạm. Điều này trái ngược với suy nghĩ của tôi. Vì tôi không muốn định hướng cho con cái một nghành nghề nào. Tất cả phải là do chúng tự do lựa chọn.
Cũng vì những người trong gia đình vợ đều là giáo viên, học trò và phụ huynh nhiều người làm to nên tôi lại mang thêm một cái rắc rối nữa là nhiều người thân, họ hàng với tôi cứ thấy những người có chức quyền đó qua lại bên nhà vợ tôi, vài lần có gặp tôi, thế là họ nhờ tôi bắt mối liên lạc để xin xỏ, lo liệu cho con cái. Mà bố mẹ vợ tôi thì đã cấm tiệt chuyện này để giữ tiếng thơm nghề giáo của gia đình. Vậy là người ta nói tôi không biết giúp đỡ người thân, họ hàng.
Thế đấy, lúc đầu thấy tôi lấy được vợ con nhà sư phạm gia giáo, ai cũng mừng cho tôi. Thế nhưng liệu có ai nghĩ rằng tôi lại khổ vì cả nhà vợ làm nghề giáo?
Theo VNE
Người thầy đầu tiên Mãi mãi trong tim mình, ba vẫn là người thầy đầu tiên. Nhắm mắt lại, không thể tin là thời gian trôi nhanh đến vậy. Mấy chục năm gắn với viên phấn, bục giảng, giờ ba mình đã sắp "hạ cánh an toàn", không nhà lầu, xe hơi, không tiền vàng gởi ngân hàng. Nghề giáo nghèo mà sang, ba mình vẫn nói...