Tôi sợ hãi khi nghĩ đến việc sẽ đánh mất em
Tôi và em lấy nhau đến nay đã được 7 năm. Tôi sinh ra trong một ra đình không hạnh phúc, bố không chịu làm ăn gì, suốt ngày rượu chè, bài bạc, gái gú thâu đêm suốt sáng.
Còn em ngược lại, xinh đẹp, hiền dịu, sinh ra trong một gia đình đại gia ở vùng, em rất giản dị, hòa đồng, không ăn chơi mà rất thương người, hay giúp đỡ người khác. Đặc biệt tôi là một học sinh cá biệt, còn em lại học rất giỏi, năm nào cũng là học sinh xuất sắc của trường. Khi học đại học, có rất nhiều người để ý, theo đuổi, thậm chí cả thầy giáo mới ra trường cũng si mê em. Em luôn khéo léo từ chối tất cả sự quan tâm của mọi người, giữ khoảng cách và cư xử đúng mực.
Ra trường, với bằng đỏ trên tay em xin việc khá vất vả bởi công việc của em chỉ có thể làm trong các cơ quan nhà nước, chỗ muốn nhận em thì lại đòi hỏi rất nhiều tiền. Gia đình em hoàn toàn có thể lo được nhưng em không muốn bố mẹ phải tiêu những đồng tiền mồ hôi công sức vào những chỗ không chính đáng. Với lại đồng lương công chức em sẽ không thể trả nổi số tiền bố mẹ đã lo cho nên em từ chối.
Em quyết định không xin việc nữa mà chuyển hướng kinh doanh, thời gian này chúng tôi kết hôn.
Em là một người phụ nữ chu toàn, biết đối nhân xử thế, chăm lo cho gia đình chồng từng li từng tí. Chị gái tôi lấy chồng nhưng vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, ngày sinh đẻ chị bảo mẹ nghỉ việc ở nhà bế con rồi chị sẽ đưa tiền sinh hoạt cho mẹ. Chị nói lời mà không giữ lời, được một năm chị chẳng những không đưa cho mẹ đồng nào mà còn kêu nuôi mẹ tốn, bắt mẹ phải đóng tiền mua thức ăn, tiền điện, tiền nước. Mẹ tôi sốc phải đi cấp cứu.
Em biết chuyện, khóc vì thương mẹ và xin lỗi mẹ vì không quan tâm đến nơi đến chốn, rồi mỗi tháng em đưa cho mẹ một khoản để chi tiêu. Tôi cảm thấy vô công rồi nghề mãi cũng chán, đòi em cho đi học lái xe, em khuyên bảo tôi không được nên đành đồng ý vì tôn trọng chồng. Tiền học thì ít mà tiền ăn chơi thì nhiều, tôi học xong đi làm một thời gian thấy ngại việc, vất vả mà tiền không đủ tiêu xài nên nghỉ việc ở nhà để đỡ đần em.
Video đang HOT
Thực tế, tôi chẳng giúp em được việc gì. Cửa hàng của em như một siêu thị thu nhỏ, khách rất đông, em lại là người có duyên, cởi mở nên khách rất quý. Tôi yêu em như một người điên, ghen với tất cả những ai cười nói với em mặc dù biết em tế nhị, khéo léo và quan trọng là rất chung thủy. Càng nghĩ tôi càng cảm thấy em thật quá hoàn hảo, không có nhược điểm gì để phải kêu ca phàn nàn. Bao lần tôi chơi bời thâu đêm suốt sáng, uống rượu về kiếm cớ gây sự với em. Em không nói gì, chỉ đợi khi tôi tỉnh rượu lại khuyên bảo, muốn tôi có trách nhiệm với gia đình, con cái. Tôi chỉ sửa được vài ngày rồi lại chứng nào tật ấy.
Tôi bị bắt về tội đánh bạc, em chuộc tôi về. Lần đầu tiên tôi thấy em nghiêm khắc với tôi, em nói một là chọn vợ con thì tu chí làm ăn, hai là chọn lũ bạn ăn chơi trác táng của tôi. Tất nhiên tôi đã chọn mẹ con em nhưng lại chẳng thực hiện được theo lời hứa của mình. Em đã quá vất vả trong công việc kinh doanh từ sáng sớm tới đêm khuya, vậy mà luôn chăm chồng con chu đáo từ cái ăn cái mặc. Tôi hầu như chẳng động tay động chân vào việc gì, kể cả khi em sinh con mọi việc đều tự em làm hết. Tôi chưa từng thay cho con được cái tã, bón cho con được thìa cháo.
Em vừa bế con vừa dọn hàng, bán hàng, còn tôi cứ ngủ đến trưa mới dậy, tối lại đi chơi. Em vẫn nhẹ nhàng khuyên bảo, muốn kéo tôi về với gia đình, muốn thức tỉnh tôi nhưng tôi bỏ ngoài tai tất cả. Giọt nước đã tràn ly khi hôm ấy tôi đi từ sáng sớm mà không nói gì, em điện hỏi tôi đi đâu tôi bảo đi ăn cỗ. Tôi đi từ sáng tới khuya mới về, rồi kiếm cớ gây sự, em vẫn lặng im không thèm chấp một người say như tôi. Tôi không biết đến sự chịu đựng của em; con đang ngủ, tôi gọi con dậy, mắng con, con khóc tôi đánh, túm cổ áo con nhấc lên, thằng bé khóc thét cố ôm lấy mẹ, tôi đã thẳng tay ném con xuống ghế sofa. Em đã chạy lại ôm chặt lấy con vì nó sợ quá không còn khóc được nữa. Đến chết tôi cũng sẽ không thể nào quên được nét mặt của em lúc ấy.
Em vẫn không nói gì vì biết tôi đang say, tôi có thể sẽ làm liều và bất chấp tất cả. Sáng hôm sau em chuẩn bị cho con đi học, tôi đã lôi con vào giường bắt ngủ cùng, thằng bé khóc tôi quát, dọa đánh. Em lại gần và nói với tôi “Anh hãy bỏ con ra, để con đi học. Tí về vợ chồng mình nói chuyện”. Nhìn thái độ cương quyết của em tôi chợt mơ hồ cảm thấy một nỗi sợ nào đó sắp xảy ra. Em về và nói với tôi: “Chúng ta chấm dứt đi. Giữa tôi và anh từ nay sẽ không còn quan hệ gì nữa. Anh đơn thuần chỉ là bố của con tôi. Suốt bao năm qua những gì cần làm tôi đã làm, những gì cần nói tôi đã nói. Tôi đã làm mọi cách để thức tỉnh lương tri của anh nhưng không được. Tôi không còn tin anh, không còn tôn trọng anh, cũng không còn cảm thấy mình phải gắn bó với anh vì nghĩa. Hãy kết thúc đi”.
Lần đầu tiên em xưng tôi với tôi, thái độ của em lúc ấy khiến tôi sợ, thật lạnh lùng và đầy cương quyết. Tôi chợt thấy sợ hãi, sợ mất em vì còn yêu em rất nhiều. Tôi quỳ xuống xin tha thứ nhưng em nói muộn rồi. Các bạn độc giả, xin hãy khuyên cô ấy giúp tôi vì vợ tôi là độc giả trung thành của chuyên mục. Xin hãy khuyên cô ấy nghĩ lại, hãy cho tôi một cơ hội để làm lại. Tôi không thể chịu đựng được khi nghĩ đến việc sau tôi cô ấy sẽ đến với người đàn ông khác. Cô ấy là một người hoàn thiện nhất mà tôi từng gặp trong đời. Tôi không muốn mất vợ. Xin hãy giúp tôi.
Theo VNE
Xin lỗi, tôi chỉ là trai Thanh Hóa!
Mới đây, đọc những tin về Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc kỳ thị người Việt Nam trước một số "con sâu làm rầu" nồi canh mà tôi cảm thấy hết sức buồn phiền và bức xúc.
Chỉ một số ít người Việt Nam có hành động xấu như trộm cắp, mất vệ sinh, tham lam... mà làm ảnh hưởng tới cả một hình ảnh đất nước Việt Nam trong con mắt người nước ngoài.
Nhưng đó là người ngoại quốc nhìn vào chúng ta. Còn chính trong nội đất nước Việt Nam thôi, tôi cũng thấy nhiều sự kỳ thị với những người ở một số tỉnh miền Trung mà điển hình là Thanh - Nghệ - Tĩnh (Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh). Bản thân tôi cũng từng bị kỳ thị. Người trong một nước mà còn không thương không hiểu thì trách gì người ở xứ xa xôi. Nhưng, tôi sẽ nói cho bạn biết, chỉ những người thiểu năng mới để sự kỳ thị đó tồn tại trong cá nhân mình và trong cộng đồng. Vì sao ư?
Tôi chẳng ngại mà còn tự hào mình là Hoa Thanh Quế. Ông bà, bố mẹ tôi là nông dân đó, thì đã sao?! Họ lao động chân chính, không làm việc bất lương, không nằm ngửa ăn sẵn. Mồ hôi nước mắt của họ nuôi sống cả gia đình và nuôi tôi ăn học. Tôi mỗi năm lên một lớp, cao lớn hơn về thể chất, trưởng thành hơn về nhân sinh quan là nhờ cái gốc nông dân ấy. Tôi tự hào về nguồn gốc của mình. "Nhà quê" chẳng có gì là xấu mà đẹp, rất đẹp, trong tôi và trong rất nhiều người, tôi tin chắc như vậy.
Tôi cũng nghe những chuyện người Thanh - Nghệ - Tĩnh xấu xí như ki bo chỉ biết ăn của người, cục bộ địa phương, kết bè kéo cánh, ngang bướng chả biết phải trái, sẵn sàng dùng miệng và tay chân để giải quyết vấn đề... Nhưng sự gì cũng có lẽ của nó.
Miền Trung và Thanh Hóa nói riêng là mảnh đất nghèo khó, khắc nghiệt nhất của Việt Nam. Các bạn thành phố chắc chắn không bao giờ hiểu những gió lào, cát trắng, khi bão tang thương nước ngập mắt người, khi một giọt mưa không có... Phải vật lộn với cuộc sống như thế, đương nhiên người quê tôi phải chắt chiu (tiết kiệm thôi là chưa đủ), yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Cái tính đoàn kết ấy là tích cực chứ, bởi nếu không, cả một xứ gần như thuần nông làm sao chống chọi nổi với thiên tai địch họa. Chỉ có điều, một số cá nhân biến sự đoàn kết ấy thành bè phái, địa phương hóa, đặc biệt là khi ra ngoài xã hội, làm việc với nhiều người ở nhiều vùng miền. Ấy là sự không nên không phải.
Dân quê cũng vốn thật thà chất phác, bộc trực, có sao nói vậy nên dễ mất lòng. Nhưng sao các bạn không nghĩ tới câu "mất lòng trước, được lòng sau" để thấy ưu điểm của sự thẳng thắn. Người Thanh Hóa có bênh vực, giúp đỡ nhau khi buồn vui, hoạn nạn, tai ương thì cũng là tính nhân bản. Ai thấy bạn mình bị ức hiếp, oan trái mà lặng im mới là hèn. Chỉ có sự bạo động thái quá, dễ nổi khùng và gây gổ mới là đáng lên án thôi.
Nếu hôm nay, bạn thấy bực mình hay giận dữ, tủi hổ vì bị người ngoại quốc rêu rao dè bỉu thì những người Thanh Hóa hay Nghệ An, Hà Tĩnh bị chính đồng bào mình kỳ thị. Tôi đã từng đấm vỡ mồm một cậu đồng nghiệp (tôi đang làm việc tại Hà Nội) vì dám gọi tôi là "cái thằng Hoa Thanh Quế" với giọng miệt thị đến kinh người, mà chẳng vì một lý do nào có thể chấp nhận được cả. Tôi tốt nghiệp đại học bằng đỏ, nói tiếng Anh không xoàng, làm chuyên môn cực tốt, nên chẳng hiểu vì sao mình bị ghét. Hay tại tôi cần cù, thông minh, được việc, được lòng cấp trên nên mới bị ghen ghét? Hay nhiều lúc, tôi hỏi người vì sao lại nói một người khác như thế này thế khác thì nhận được những câu trả lời không thể tưng tửng hơn là "vì ghét cái mặt" hoặc "tại ghét cái thái độ". Đấy, có liên quan gì tới Thanh với Nghệ đâu mà người ta vẫn chửi quàng chửi xiên vào. Đó, thế là ai đúng ai sai?
Một thông báo thể hiện rõ sự thiểu năng của người đăng tin tìm bạn cùng trọ?
Xã hội là một tập hợp của các cá thể mà mỗi cá thể lại mang những tính cách khác nhau và ít nhiều tính cách ấy mang tính đặc trưng của vùng miền nhưng đâu đâu chẳng có người xấu người tốt. Đừng vì Thanh Hóa là một trong những tỉnh đông dân nhất nước nên đương nhiên tỷ lệ "cá biệt" cũng sẽ nhiều hơn mà bạn quy chụp một vài cá thể lên thành chuyện vùng miền. Cá nhân với cá nhân đã đành những có những doanh nghiệp còn trưng biển không tuyển dân Thanh - Nghệ - Tĩnh thì tôi cho rằng lãnh đạo của doanh nghiệp ấy bị thiểu năng thật sự, rằng cái doanh nghiệp ấy sẽ không thể nào phát triển được. Bởi thay vì đổi mới đầu óc, trọng dụng người tài, xiết chặt kỷ luật hoặc giáo dục ý thức thì họ lại đang thể hiện rõ một sự thiếu tôn trọng trắng trợn với người lao động. "Có đi có lại mới toại lòng nhau", ngay từ đầu người cầm quân đã thể hiện một sự thiếu công bằng như vậy thì làm gì có sự công tâm và không bao giờ người lao động tận tâm với một doanh nghiệp như thế.
Xưa vẫn có câu truyền "chè Thái, gái Tuyên" và nay tôi nghe vẫn câu đó mà được thêm thành "trai Thanh, chè Thái, gái Tuyên", ý đề cao trai Thanh Hóa, mà lấy làm tự hào. Ít ra, vẫn có nhiều người ghi nhận sự nỗ lực và đóng góp của trai Thanh Hóa cho xã hội. Vì thế, nếu bạn vẫn còn để trong đầu mình tư tưởng "Hoa Thanh Quế" là xấu xí đáng xem thường, xa lánh thì bạn nên xem lại đầu óc của mình. Bởi biết đâu, khi bạn cứ cư xử và thể hiện thái độ như vậy, thì chính trong đầu chúng tôi cũng sẽ hình thành suy nghĩ "người Hà Nội xấu xí" hay "người Hải Phòng xấu xí" cũng nên.
Hãy là chính mình và nhìn nhận khách quan bạn ạ!
Theo VNE
Nhục nhã vì bị chửi là nghèo kiết xác, ở 'chuồng chim' Tôi đang đứng giữa hai lựa chọn, một là quyết cưới cô ấy mà không có bố mẹ vợ, người yêu tôi cũng "mất" luôn bố mẹ đẻ, hai là để cô ấy đi lấy chồng già giàu sụ theo ý nguyện của song thân. Đầu tiên, phải kể rằng chúng tôi đến với nhau khá muộn màng. Tôi đã 33, còn người...