‘Tôi sinh non và chịu bao ấm ức vì mẹ chồng!’
Thời gian tôi sinh nở, mẹ chồng không hề ngó ngàng đến hai mẹ con tôi. Lúc nào bà cũng nhắc đến tiền. Ngày nào bà cũng nhắc lại cái điệp khúc sắp được lấy tiền bảo hiểm chưa đê đưa cho bà.
Tôi sinh được chưa đầy 1 tháng, ngày nào mẹ chồng tôi cũng nhắc lại cái điệp khúc sắp được lấy tiền bảo hiểm chưa đê đưa cho bà (Ảnh minh họa)
Tôi muốn chia se câu chuyện của bản thân mình và mong nhận được những lời khuyên chân thành từ mọi người.
Tôi xuất thân từ một vùng trung du miền núi lên thanh phố học, tôi gặp được anh và chúng tôi đã yêu nhau. Anh là một người hiên lành, tốt tính. Chung tôi yêu nhau được 4 năm thì quyết định kết hôn. Ban đầu không thuận lợi cho lắm vì bị mẹ chồng phản đối. Ba cho rằng tôi xuất thân từ vùng quê nghèo, người dân nghèo vì lười lao động. Và trong mắt bà tôi cũng có xuất phát điểm như thế. Khi tôi biết điều đó tôi đã quyết định chia tay với anh ấy. Ra trường tôi xin vào làm việc tại phòng kỹ thuật của công ty gạch ơ Quảng Ninh, còn anh vẫn ơ nhà.
Tư đây tôi đã bắt đầu với nhiều mối quan hệ mới nhưng không quên được anh. Với long kiên trì của anh đã thuyết phục được mẹ anh và động viên tôi, chúng tôi đã đến được với nhau. Khi cưới về điều đầu tiên tôi nghĩ đến là phải chăm làm, quý trọng mẹ chồng, vun vén cho gia đình nhà chồng. Bao nhiêu tiền cưới của hai vợ chồng và vang mà ba mẹ tôi cho làm của hồi môn tôi đưa hết cho mẹ chồng. Bà điềm nhiên cầm số vàng đó của tôi mà không nói một câu nào. Suốt ngày công việc nhà cửa bân rộn, áp lực công việc ơ cơ quan khiến cho cuộc sống vợ chồng của tôi gặp nhiều khó khăn, mai hơn một năm tôi mới có bầu.
Video đang HOT
Ba tháng đầu tôi mang thai, áp lực từ mẹ chồng khiến tôi hơi mệt mỏi. Bà cho rằng một tháng hai vợ chồng tôi đưa cho bà 8 triêu là quá ít, nhưng vợ chồng tôi làm gì có nhiều tiền. Tôi thì làm quản lý của công ty Hàn quốc lương được 6 triệu đồng/tháng. Chồng tôi làm kế toán lương được 6.5 triệu đồng/tháng. Chính vì áp lực đó cộng với áp lực công việc ở cơ quan nên tôi đã xin nghỉ phép 20 ngày để về quê ngoại chơi cho thoải mái tinh thần . Khi tôi xin phép mẹ chồng để về quê thì bà bảo: “Mai mới có thai được không được về xa xôi như vậy nhơ có chuyện gì thì sao?”. Nghe bà nói như vậy, tôi nghĩ rằng bà lo cho sức khỏe của hai mẹ con nên tôi không về quê nữa mà ở lại nhà chồng.
Nào ngơ, tôi nghỉ được hai ngày, thì những ngày tiếp theo mẹ chồng tôi bắt tôi phải làm những việc như một người lao động chân tay. Nào là xách hô, xách vưa, nào thì nấu cơm, nấu nước cho thơ, rồi thì đi dơ phông bạt đám cưới… Rất nhiều việc đên nỗi người xung quanh nhìn vào cũng phải nói: “Nó đang mang thai bắt nó làm vừa thôi” thì ba đáp: “Không làm thì lấy gì mà ăn”. Tôi nghĩ bụng thôi cố gắng chịu đựng.
Thời gian trôi qua em bé trong bụng tôi cũng lớn đến tháng thứ 8, tôi mệt mỏi nên thường đi làm về sớm hơn (trước đây tôi làm 12 tiêng ngày nào cũng 8h tối mới về) để tranh thủ nghỉ ngơi thì lại phải làm đủ mọi việc trong nhà trong khi đó mẹ chồng tôi cứ nhởn nhơ nằm xem phim. Nhiều khi uất ức trong lòng chỉ muốn khóc hay cai lại một câu nhưng không dam. Còn nhiều việc mang vác khác mà đến người khỏe mạnh còn thấy mệt mỏi huống hồ là tôi đang mang thai ở tháng thứ 8.
Chồng tôi thấy tôi vất vả việc cơ quan lại phải gánh quá nhiều công việc nặng nhọc, tay chân ở nhà nên tâm sự với mẹ chồng tôi rằng cho tôi nghỉ ngơi để còn đi làm. Nghe chồng tôi nói thế, ba bảo “Ngày xưa tao còn làm đên tân ngày đẻ thì bây giờ nó cũng phải thê (vì tính chất công việc ơ cơ quan nên tôi không được nghỉ sớm theo quy định của nhà nước). Do phải làm lụng quá nhiều việc nặng, làm quá sức nên vai ngày sau tôi trở dạ và sinh non. Khi tôi đau bung đẻ mẹ chồng tôi chẳng thèm ngó ngàng gì. Khi mẹ tôi ra chăm con gái sinh nở, tôi biết bà không có tiền để lo cơm nước cho con nên đã bảo chồng đưa cho mẹ đẻ tôi 8 triệu. Vậy mà bà nói trước mặt mẹ đẻ tôi là: ‘Không đưa tiền tao cho mày ăn muối’ làm mẹ tôi cũng phật lòng. Bà định về luôn nhưng nghĩ thương con thương cháu bà cố ơ 12 ngay. Khi mẹ tôi về là tôi phải tự giặt giũ quần áo cho con, tự nấu cơm… Tự làm tất cả mọi việc mà không được kiêng cữ gì.
Các bạn thấy đấy ngày xưa các cu còn kiêng được 1 thang bây giờ tôi chỉ được 12 ngày. Thời gian tôi sinh nở, bà không hề ngó ngàng đến hai mẹ con tôi. Lúc nào bà cũng nhắc đến tiền. Ngày nào bà cũng nhắc lại cái điệp khúc sắp được lấy tiền bảo hiểm chưa đê đưa cho bà. Hiện tại bây giờ con tôi mới được 2 thang. Tôi rất bức xúc, mệt mỏi. Tôi quá chán nản và giờ tôi muốn li hôn….
Theo Afamily
Không còn nhận ra nhau
Thúy sống với ba từ nhỏ. Kí ức về mẹ giờ còn lại ít ỏi nhưng đau lòng ghê gớm. Nó nhớ cái bóng gầy của mẹ in trên nền cát trắng những trưa gồng gánh bán mua, nhớ trước khi đi mẹ hứa sẽ nhanh về, nhớ ánh mắt mẹ nhìn ngôi nhà tả tơi trong gió biển.
Thúy luôn tự hỏi ngay từ cái nhìn đấy, mẹ đã quyết định đi mãi hay những năm tháng bôn ba xứ người mới khiến mẹ quên mất đường về. Nhà nó nghèo lắm, cái nghèo đeo bám suốt tuổi thơ của nó, đeo bám một đời ba nó khắc khổ gà trống nuôi con. Nỗi khắc khổ in hằn trên tấm lưng còng trước tuổi, trên từng vệt ố vàng thấm vào móng tay rửa mãi không mờ. Cũng vì nghèo nên mẹ nó mới đi xuất khẩu lao động. Từ thuở lên 5 nó đã thiếu bàn tay mẹ chải cho mái tóc khét lẹt mùi nắng, gói cho một nắm xôi hay ân cần lau đi những giọt nước mắt nóng hổi lăn dài suốt tuổi ấu thơ.
Gia tài mẹ để lại chỉ vọn vẹn tấm hình cưới mẹ bẽn lẽn cầm bông lay ơn, có ba đứng cạnh mặt ánh lên vẻ hạnh phúc ngơ ngác, niềm hạnh phúc của chàng trai nghèo vừa cưới được người thương nhưng không biết ngày sau sẽ làm gì để vợ con sống sung túc. Mẹ còn lưu lại vết thương lòng toang hoác nhưng dịu dàng đến lạ lùng. Trong trí nhớ của nó, 5 năm đầu đời giờ hiện về lung linh như cổ tích.
Ngày đó, cả nhà nó sống trong một xóm chài xơ xác. Ba nó theo thuyền đi đánh cá còn mẹ thường gánh tôm, cá, mực khô vào chợ huyện bán. Ám ảnh nó mãi là những cồn cát, cát trắng mịn và bay tung mù những chiều nổi gió. Trên cồn cát rát bỏng chân ấy nó đã đón mẹ gầy hao trở về từ phiên chợ tảo tần, trên cồn cát cao ngất, hai mẹ con nó đã nhiều ngày trông ra biển ngóng thuyền của ba cập bờ. Thuở đấy khổ cực đủ bề nhưng con Thúy chưa bao giờ tủi thân, chẳng đứa trẻ nào tủi thân khi có mẹ bên cạnh. Nếu trời bão dông, thuyền ba mãi chưa thấy về, sẽ có mẹ ở bên chia bớt lo âu, thấp thỏm, nếu đông trở mình se sắt, ba chẳng ra khơi được, cả tháng liền phải vay tiền để mua gạo, sẽ có mẹ nấu món cháo ngao ấm lòng.
Hình như con Thúy sinh ra là để tủi thân. Chẳng có gì tủi thân bằng con gái nhớ mẹ, cũng chẳng còn gì tủi thân bằng đứa con gái bị trời cướp đi nhan sắc. Một lần đám trẻ làng chài nghịch dại với mấy quả bom bi, cú gõ nhẹ hều mà có đứa đi mãi, người thân chúng thất thểu đi lượm lại từng mảnh thi thể chúng vương vãi khắp triền cát trắng. Nhiều đứa khác bị liệt chân, cụt tay, con Thúy thì mặt biến dạng, một bên mắt bị teo, hai má nó nhăn nheo như bà cụ.
Nhìn con gái như vậy, ba nó không cầm nổi lòng. Ông làm đủ mọi việc từ trồng hoa màu, nuôi tôm giống, đi đánh bắt xa bờ mong kiếm tiền đưa con gái đi phẫu thuật lại mặt nhưng công sức của ông cứ theo gió Lào, theo cái nắng rát bỏng da và những trận bão triền miên đổ xuống sông xuống bể. Có người chú họ về thuê ba con Thúy vào Sài Gòn làm thợ bốc vác, hứa sẽ trả lương đều. Ông bần thần nhìn cồn cát chênh vênh nắng, nhìn căn nhà xập xệ chẳng đổi thay từ ngày mẹ nó đi rồi lặng lẽ gật đầu. Thế là ba con nó dắt nhau vào chốn lao xao.
Con Thúy được giới thiệu đến làm giúp việc ở một gia đình Việt kiều. Ông bà chủ nó trước ở Nga, giờ về Việt Nam kinh doanh lớn lắm. Nó thường lân la hỏi về đất nước xa xôi ấy, nơi đã đón mẹ nó đi rồi không bao giờ trả bà lại. Nó tưởng tưởng về những mùa đông nhiều tuyết rồi tự hỏi không biết giờ mẹ nó đang làm gì, ở đâu. Căn nhà rộng lớn, lúc nào cũng vắng teo, con Thúy thấy cô đơn quá chừng, nhưng cô đơn nhất là lúc cả nhà chủ đông đủ. Nhìn gia đình người ta quây quần, nó chạnh lòng ghê gớm chỉ mong đến chủ nhật. Chủ nhật bà chủ thường đưa con gái đến salon làm đẹp, tiện thể nó xin đi ké qua khu phòng trọ công nhân để thăm ba.
Cuối năm việc nhiều lại được trả lương gấp đôi nên ba con nó ở lại Sài Gòn. Càng sát Tết lòng dạ nó bồn chồn mãi, Tết thành thị đông đúc, nhộn nhịp nhưng chẳng ấm áp như chốn quê nghèo, ông chủ nó vẫn suốt ngày đi tiếp khách, cô con gái đi du lịch với bạn còn bà chủ nghe bảo về quê ngoại ăn Tết. Còn một mình, nó đi ra đi vào ngẩn ngơ nhớ cảnh Tết vạn chài, nhớ những ngày giáp Tết nó chạy lên cồn cát đăm đăm nhìn về hướng đường quốc lộ mong một chuyến xe đò nào đấy sẽ thả mẹ nó xuống. Mười mấy năm liền nó đợi mãi, năm nay chẳng còn ai lên cồn cát ngóng mẹ về.
Thế rồi con Thúy cũng không kìm lòng được, mồng 3 Tết nó xin ra quê vài ngày. Chuyến tàu Sài Gòn - Đồng Hới dài như cả thế kỉ. Hôm đấy trời nổi gió dữ lắm, nó lật đật chạy trong gió cát, chạy như đang có ai đợi ở mình ở nhà. Linh cảm vu vơ thế mà hóa ra thật, về đến nhà nó thấy có người đang ngồi trước cửa bưng mặt khóc. Nó lạc giọng, hỏi "ai đó". Người ngẩng mặt lên quen thuộc quá chừng, nửa năm nay nó vẫn ở cùng nhà. Người đó cũng lạc giọng "con sen, sao cháu biết chỗ này?". Người đó vỡ òa khi nghe nó run rẩy đáp "đây là nhà cháu, là nhà ba Hoàn" rồi cứ thất thểu gọi "Thúy phải không con, Thúy ơi, Thúy ơi sao mặt con ra nông nỗi này! Sao mẹ không nhận ra con mình!". Con Thúy như người vô hồn, nó chẳng biết mình đang vui sướng, đang giận giữ hay đau xót, nó mếu máo: "Sao mẹ đi sửa mặt, mẹ khác hoàn toàn ngày xưa... Mẹ đẹp thế làm sao con nhận ra..."
Theo VNE
Con dâu "trời đánh" Từ ngày ba thằng Thắng mất, tôi chưa bao giờ thấy cái gánh mà tôi đang vác trên vai lại nặng nề như thế. 46 tuổi, ngay cả trong mơ tôi cũng không tin là mình sắp sửa làm mẹ chồng. Vậy mà điều đó sắp trở thành sự thật. Hoặc là tôi chấp nhận con dâu "trời đánh" hoặc tôi mất con....