“Tôi sẽ đưa vấn đề bôxít ra trước Quốc hội”
“Tôi biết cử tri cũng đang đặt nhiều câu hỏi liên quan đến dự án bôxít. Và chắc chắn rằng kỳ họp Quốc hội sắp tới, nội dung này sẽ được đưa ra. Cá nhân tôi sẽ lên tiếng về vấn đề này”.
Ông Cao Sỹ Kiêm, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Dân trívề một số vấn đề liên quan đến dự án bôxít.
Ông có bất ngờ với việc Thủ tướng quyết định dừng dự án xây dựng cảng Kê Gà và một loạt chuyên gia lên tiếng cần xem lại toàn bộ dự án bôxít tại Tây Nguyên?
Không phải bây giờ mà ngay khi dự án khai thác bôxít tại Tây Nguyên mới được trình lên, đã có nhiều ý kiến về vấn đề vận chuyển, giá thành, quản lý khoáng sản nhưng sau đó vẫn quyết làm. Bây giờ có một số số liệu cho thấy năng suất quá thấp, chi phi tăng, lỗ tăng, đường vận chuyển huyết mạch để tăng hiệu quả kinh tế của cả dự án lại không rõ ràng.
Ông Cao Sỹ Kiêm
Trước thì dự kiến làm cảng Kê Gà nhưng bây giờ, tính số tiền xây dựng cảng và số tiền thu được từ dự án cho thấy không đảm bảo hiệu quả và chắc chắn lâu dài cũng có vấn đề. Việc Thủ tướng quyết định dừng Kê Gà để cân nhắc cẩn trọng, toàn diện tôi cho là đúng đắn. Và lúc này lại nảy sinh vấn đề: Có tiếp tục làm cảng Kê Gà nữa hay không?
Không chỉ cảng Kê Gà, nhiều ý kiến còn cho rằng quy hoạch và quyết định triển khai xây dựng dự án bôxít Tây Nguyên cũng không phù hợp…
Điều đó phải dựa trên các cơ sở số liệu thì mới kết luận được. Phải nghe họ phân tích tiếp những mặt được, chưa được.
Video đang HOT
Quốc hội cần sớm lập ủy ban điều tra độc lập dự án bôxít
Chuyên gia Kinh tế – TS Lê Đăng Doanh cho rằng: “Chấp nhận loại bỏ dự án bôxít ra khỏi Tây Nguyên là việc cần làm và càng sớm càng tốt. Đến lúc này, đã thấy rõ sự không hiệu quả của dự án này, nếu đầu tư cảng nơi khác thì chi phí đầu tư càng đội lên và thua lỗ càng chồng chất. Tôi mong muốn Quốc hội sớm lập một ủy ban điều tra độc lập đối với dự án bô xít bởi việc điều tra lại hiệu quả của dự án cần những chuyên gia hàng đầu chứ không thể là người của Bộ Công thương hay Vinacomin”.
Nếu bảo dừng lại để sau này tiếp tục làm, nhiều nhà khoa học đã tính toán cả về yếu tố kinh tế lẫn kỹ thuật đều cho thấy có rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Còn nếu dừng không làm tiếp thì xét lại vấn đề, hai nhà máy bôxít Tân Rai và Nhân Cơ có khả năng tồn tại, phát triển không?
Vừa rồi, theo lãnh đạo Vinacomin, alumin từ dự án bôxít Tây Nguyên sẽ được vận chuyển qua cảng khác, trước mắt là Gò Dầu (Đồng Nai), ngoài ra đang triển khai xây dựng cảng Vĩnh Tân (Bình Thuận) để thay thế. Nhưng tôi nhấn mạnh, đó chỉ là trước mắt và không mang tính cơ bản, lâu dài.
Họ nói là không tốn kém gì nhưng sự thực thì đã bỏ ra nhiều tỷ rồi và đang tiếp tục nhận thêm nhiều tỷ nữa. Đó là chưa kể, còn mang lại nhiều hệ lụy kinh tế khác.
Câu hỏi đặt ra là giải quyết vấn đề này thế nào? Đó là vấn đề kinh tế chung của đất nước chứ không đơn giản chỉ là một dự án. Nay vụ việc đã xảy ra, chúng ta đang trong giai đoạn tái cấu trúc lại nền kinh tế, chỉnh sửa khuyết điểm thì phải tỏ thái độ dứt khoát với dự án trên. Cần phải có cái nhìn toàn cục hơn, nếu dự án không đáp ứng được yêu cầu đề ra thì phải sắp xếp giải quyết tồn tại, để hạn chế được rủi ro và không gây nên hậu quả lâu dài.
Khi thuyết phục dự án, Bộ Công thương và Vinacomin (khi đó là TKV) đều đưa ra các căn cứ cho thấy hiệu quả của dự án, dựa trên những cân nhắc tính toán kỹ lưỡng. Việc này nói lên điều gì, thưa ông?
Phải yêu cầu các cơ quan này giải trình thêm: khi lập tờ trình họ lấy số liệu ra làm sao, tính toán tác động khi đó như thế nào, tác động bây giờ ra làm sao. Việc ngay khi dự án bôxít được đưa ra, có nhiều ý kiến phản biện của nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế nhưng dường như không được xem xét cẩn trọng cũng là một yếu tố để so sánh, phân tích. Tại sao đã có cảnh báo như vậy rồi mà vẫn quyết làm, phải có giải thích rõ ràng.
Chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Trần Xuân Hoà trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã nói: “Vì đây là dự án bôxít đầu tiên mà chúng tôi làm, nên phải làm đã thì mới biết đến năm nào thì có lãi”…
Cái đó phải xem lại về tư duy làm kinh tế. Dĩ nhiên, một dự án thì thời gian đầu cũng chưa thể lãi ngay. Nhưng ngay khi lập dự án cũng phải tính toán là thời điểm nào hòa vốn, thời điểm nào có lãi dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể tuổi thọ của cả dự án đó. Chấp nhận mấy năm đầu phải lỗ để những năm sau có lãi thì mình vẫn chấp nhận làm.
Như tôi đã nói, nếu còn tù mù là chưa biết bao giờ có lãi thì phải xem lại. Làm làm gì nếu chưa biết bao giờ có lãi?
Tất nhiên người ta có thể lấy lý do lạm phát, giá thành vật liệu, vận chuyển khác thời điểm hiện nay… Và dĩ nhiên dự báo thì cũng có xác suất nhưng giải thích phải nghe được, đúng thực tế. Còn nếu ngụy biện cho cái làm sai, làm trái, đầy rủi ro là không được.
Liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để xem xét lại toàn bộ dự án bôxít ở Tây Nguyên, thưa ông?
Tôi biết cử tri cũng đang đặt nhiều câu hỏi liên quan đến dự án kể trên. Và chắc chắn rằng kỳ họp Quốc hội sắp tới, nội dung này sẽ được đưa ra. Chắn chắn cá nhân tôi cũng sẽ lên tiếng về vấn đề này.
Xin cảm ơn ông!
Chiều 24/2, trả lời báo chí liên quan đến dự án bôxít Nhân Cơ (Đăk Nông), ông Lê Viết Chuẩn – Tổng Giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản (Vinacomin) cho biết, việc quyết định đầu tư cho dự án này cũng như dự án Tân Rai căn cứ vào tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế của dự án tại thời điểm xem xét và có tính đến mức độ rủi ro.
Theo ông Chuẩn, quyết định đầu tư dự án Nhân Cơ đã tuân thủ đầy đủ quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Tại thời điểm phê duyệt dự án điều chỉnh (tháng 2/2010), dự án đạt hiệu quả kinh tế.
Ông Lê Minh Chuẩn bác bỏ quan điểm cho rằng, “dự án Tân Rai-Lâm Đồng đi vào vận hành sẽ không có hiệu quả kinh tế, tạo thêm gánh nặng cho Vinacomin”. Ông Chuẩn lý giải, tại thời điểm hiện nay, do kinh tế thế giới suy giảm khiến giá các mặt hàng khoáng sản, trong đó có alumin, giảm theo nên kéo hiệu quả kinh tế của dự án này đi xuống. Song, với xu thế nền kinh tế thế giới đang phục hồi, ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ tăng trở lại và việc giá alumin sẽ gia tăng là hoàn toàn có thể.
Tổng giám đốc Vinacomin cũng cho biết, nhà máy alumin đang trong giai đoạn chạy thử. Ngày 26/12/2012, nhà máy cho ra sản phẩm alumin đầu tiên với chất lượng sản phẩm alumin (theo phân tích ban đầu) là đạt yêu cầu theo hợp đồng EPC đã ký kết.
“Chúng tôi cho rằng sẽ không công bằng nếu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án chỉ căn cứ vào hiệu quả kinh tế đơn thuần của dự án đối với chủ đầu tư mà không tính đến hiệu quả kinh tế- xã hội lan tỏa, cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng của dự án đối với địa phương và khu vực Tây Nguyên” – Tổng giám đốc Vinacomin nói.
Theo đó, dự án sẽ thu hút khoảng 1.500 lao động địa phương, có đóng góp cho ngân sách, tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như hạ tầng kỹ thuật, văn hóa xã hội cho địa phương và khu vực.
Cũng theo vị lãnh đạo này, việc nghiên cứu thu hồi các sản phẩm có ích từ bùn đỏ (thu hồi lại xút, sản xuất sắt xốp, xỉ) đã có kết quả ban đầu khích lệ, khả năng thành công lớn. Nếu thành công sẽ mang lại nguồn thu bổ sung cho dự án và đặc biệt là giảm thiểu mức độ ô nhiễm của bùn đỏ, giảm thiểu việc đầu tư hồ bùn đỏ.
Theo Dantri
Lắng nghe trí tuệ nhân dân
Dự án bauxite Tây Nguyên của TKV ngay từ đầu đã được phản biện bởi nhiều cán bộ lão thành, nhà nghiên cứu khoa học và hàng ngàn người dân kiến nghị nêu những bất cập rất rạch ròi, sâu sắc về các mặt: An ninh, kinh tế, môi trường, văn hóa-xã hội.
Sau đó cấp trên quyết định chỉ cho làm "thí điểm" ở Tân Rai, Nhân Cơ, tạm dừng xây dựng tất cả các nhà máy khác; đồng thời không cho nước ngoài hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, dư luận vẫn chưa yên lòng vì nhà đầu tư có một số phản biện mang tính "duy ý chí".
Nhà đầu tư lạc quan cho biết: Giá thành alumin ở Nhân Cơ là 254USD/tấn và giá xuất khẩu là 372USD/tấn. Mỗi năm Nhà máy Nhân Cơ thu về khoảng 200 triệu USD. Địa phương Đắc Nông được thụ hưởng khoảng 405 tỉ đồng tiền thuế.
Sự lạc quan tan biến khi Nhà máy Tân Rai cho ra lò mẻ alumin đầu tiên với giá thành 375USD/tấn và giá xuất khẩu thương lượng được là 340USD/tấn! Một lần nữa dư luận lại bức xúc lên tiếng, nhiều nhà khoa học lại kiên nhẫn vào cuộc. Nhiều vấn đề rất đáng quan tâm được phát hiện như chi phí của dự án không được tính toán và công bố một cách minh bạch, nhất là về chi phí vận tải, môi trường và xã hội.
Viện phó Viện Tư vấn và Phát triển Phạm Quang Tú cho biết: "Theo báo cáo thì Tân Rai tạo việc làm cho 1.500 người, nhưng qua khảo sát thấy không nhiều như vậy. Cũng theo báo cáo, "cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo ra việc làm cho 10 lao động gián tiếp", nhưng không lý giải được điều ấy dựa trên cơ sở nào!". Ông Tú còn cung cấp "khi chúng tôi đi khảo sát nhà máy, người ta không cho chúng tôi vào khu vực có thể xem xét công nghệ.
Nhưng qua khảo sát chung- đặc biệt là khu vực tuyển quặng, chúng tôi cũng đã phát hiện được 2 vấn đề": Đó là "công nghệ chưa tính đến đặc thù địa chất quặng ở đây" và "sau khi đưa hóa chất vào, bùn vẫn không lắng xuống, dẫn đến hồ thải quặng không đủ chứa, có nguy cơ tràn ra". Ngay cán bộ của TKV là tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cũng tỏ ý lo lắng:"Nguyên tắc cơ bản của ngành khai khoáng là vận chuyển sản phẩm không quá 10km, trong khi đó quãng đường từ Tân Rai xuống cảng là 260km, từ Nhân Cơ xuống cũng cả trăm kilômét thì làm sao không khỏi lỗ nặng!".
Ý kiến phản biện thì rất nhiều và rất cụ thể. Trong khi đó, phía TKV cố bảo vệ quan điểm của mình bằng những lời lẽ mập mờ chung chung, lại còn khẳng định "dừng dự án bauxite Tây Nguyên là không khả thi, vì 2 nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ đã gần hoàn thiện, dừng xây dựng cảng Kê Gà không ảnh hưởng gì, vậy không có lý do gì để dừng lại".
Diễn đàn kinh tế Việt Nam VNR500 và Báo điện tử Dân Trí thăm dò ý kiến, đã cho kết quả 96% số người dân trả lời là họ mong muốn dừng dự án bauxite Tây Nguyên. Phải bình tĩnh để nhận thức, đây không phải là chuyện thắng-thua, cũng đừng vì "danh dự hão". Đã có những bài học thất bại từ sự thờ ơ trước những phản biện sắc bén của các nhà khoa học và trí tuệ của nhân dân.
Theo Dantri
Nuôi rắn hổ hèo trong... hộc tủ Bước vào nhà anh Vũ, đập vào mắt tôi là những dãy tủ bằng gỗ có nhiều hộc nhỏ. Cứ tưởng đây là những tủ đựng thuốc nam hay thuốc bắc, hỏi ra mới biết, mỗi hộc tủ ấy là "nhà" của một con rắn hổ hèo... Mỗi con rắn sinh sản đều có "nhà riêng". Có duyên với rắn Người nuôi rắn...