Tôi sẽ để con lớn tự lo cuộc sống
Tôi là tác giả bài: “Con trai lớn của tôi ỷ lại”. Tôi xin cảm ơn và muốn làm rõ đôi điều độc giả thắc mắc về hoàn cảnh của tôi và các cháu.
Trước hết, tôi là giáo viên chứ không phải người giúp việc. Lúc gửi bài tôi viết tắt, gây hiểu nhầm cho ban biên tập.
Thứ 2, trước khi chồng mất, tôi và các con đã trải qua những tháng ngày rất khổ cực và vất vả. Tôi vừa phải chăm sóc 2 con nhỏ, vừa đi dạy thêm buổi tối để kiếm tiền trang trải cho gia đình, chạy chữa bệnh cho chồng, việc chăm sóc các con chắc chắn bị ảnh hưởng. Có khoảng thời gian 6 tháng, tôi phải gửi con nhỏ về nội cho ông bà chăm sóc. Từ thời điểm con lớn học lớp 4, có bữa cháu đi học về rồi lân la ở quán net, tôi đi dạy về phải đi tìm con. Lúc này gia đình chúng tôi vẫn đang ở nhà thuê.
Sau khi bố các cháu mất, tôi không có việc dạy thêm, mấy mẹ con tôi chyển đến thành phố khác sinh sống để có thêm cơ hội kiếm tiền, cũng là để quên đi ám ảnh về những ngày đau buồn. Việc sống ở một nơi lạ nước lạ cái, không nhà không cửa, không người thân thích, các bạn biết vất vả như thế nào rồi. Lúc này tôi đón mẹ vào ở cùng để chăm lo cho các cháu, còn bản thân bươn chải để kiếm sống nhưng cuộc sống vẫn rất khó khăn.
Rồi tôi gặp anh, chồng hiện tại. Anh hỗ trợ tôi nhiều trong việc chăm lo cho 2 đứa con, các con anh không ở cùng chúng tôi. Khi con bỏ học, bỏ thi, trường sắp đuổi học, tôi mới phải xin cho con học nội trú vì tiền học ở đây bằng với lương của tôi. Căn nhà hiện tại chúng tôi ở là tài sản của anh trước hôn nhân, vì thế anh hỗ trợ tôi mua nhà trả góp cũng với người bạn.
Video đang HOT
Số tiền cho thuê căn hộ, anh để tôi tích góp trả cho phần của người bạn, đến một thời điểm nào đó, tôi và các con có nhà để ở. Tuy nhiên, vì lo cho các con, tháng tôi gom được, tháng thì không. Tôi nói vậy để mọi người hiểu anh ấy cũng có trách nhiệm, có bảo ban, nhưng là bố dượng nên không hề dễ dàng.
Hai bên gia đình cũng quan tâm đến các cháu, bảo ban dạy dỗ, cũng nhỏ to tâm sự, thậm chí đánh mắng nhiều lần. Khi bố cháu mất, ông bà ngỏ ý nuôi một đứa, tôi thương các con không có cha, giờ lại không có mẹ nữa nên không đành gửi đứa nào. Trước khi tôi đi bước nữa, lúc đó cháu 13 tuổi, tôi đã ngồi nói chuyện với con về hoàn cảnh hiện tại của gia đình, về việc tôi phải đi bước nữa để có nơi nương tựa.
Nếu con không đồng ý thì mẹ con tôi sẽ tiếp tục tự mình cố gắng như những tháng ngày qua. Con không hồ hởi nhưng cũng không phản đối, chỉ nói nếu mẹ thấy tốt hơn cho chúng ta thì con và em đồng ý. Khi con sa ngã tôi cũng nhiều lần nói chuyện nghiêm túc với con, nhờ người thân và bạn bè khuyên nhủ, thậm chí tôi còn đánh mắng, chửi rủa con.
Tôi cũng xin cho con đi quân sự, nhưng con chọn học nghề là nghề con muốn. Tôi đã cho con 10 ngày để suy nghĩ có thực sự muốn học nghề đó không, bởi học phí khóa học 2 năm là gần 70 triệu đồng, gần bằng cả năm lương giáo viên của tôi. Sau 10 ngày con nói muốn học nên tôi đăng ký. Rồi con học một bữa nghỉ hai bữa. Khi bỏ nhà ra ngoài ở, con bỏ học luôn, tôi phải đến trường xin bảo lưu, sau này mới nói con đi học lại.
Tôi kể dài thế để mọi người hiểu rõ hơn về những gì bản thân đã trải qua, không phải thanh minh cho những gì đã xảy ra trong gia đình mình, đặc biệt không hề đổ lỗi cho con hay cho ai. Nhiều đêm không ngủ tôi vẫn nghĩ nếu không đi bước nữa, liệu con có trở thành đứa con như thế không?
Thực tế tôi đã đi bước nữa, nghĩ như thế chỉ làm mình day dứt và cảm thấy có lỗi với những gì mà người chồng hiện tại đã làm cho tôi và các con. Sau khi đọc tất cả các comment của quý vị độc giả, tôi đã có quyết định rằng sẽ để cháu tự lo lấy cuộc sống của mình. Nếu đi học, tôi sẽ hỗ trợ cho học xong.
Tôi sẽ chẳng chạy ngược chạy xuôi lo dành tiền nữa mà sẽ quan tâm đến cậu con nhỏ đang chuẩn bị thi vào 10. Các con có thế nào, tôi cũng cố gắng hết sức mình có thể ở thời điểm đó rồi, dù sự cố gắng đó có khi chưa đúng, không hợp. Kể cả việc “buông” để con tự lập, nếu rủi ro, tôi cũng đành chấp nhận.
Xin cảm ơn quý vị đã dành thời gian để đọc cũng như đưa ra những lời khuyên cho tôi. Cầu mong không có người mẹ rơi vào hoàn cảnh đau buồn như tôi.
Đàn bà càng không dám bỏ chồng thì đàn ông lại càng sống tệ bạc
Đàn bà khổ sở vì chồng nhiều lắm nhưng có mấy người dám đứng lên bảo vệ mình? Có bao nhiêu lí do để rời bỏ chồng tệ bạc nhưng đàn bà vẫn cố tìm một lí do để ở lại.
Có một sự thật rằng, có những người chồng tệ bạc, đối xử vô tâm với vợ con nhưng đàn bà vẫn không có can đảm để rời đi. Chồng vũ phu, ngoại tình, cờ bạc vẫn cắn răng chịu đựng. Họ biết mình khổ, biết con nheo nhóc, biết rằng bản thân chẳng hề có hạnh phúc. Họ có thể than vãn, kể xấu chồng nhưng khi mọi người khuyên nhủ rằng hãy bỏ chồng đi thì họ lập tức lắc đầu: "Tôi không thể ly hôn được".
Bị chồng đối xử tệ nhưng nhiều người đàn bà vẫn cam chịu - Ảnh minh họa: Internet
Đàn ông đủ khôn ngoan để hiểu rằng vợ mình là kiểu phụ nữ nào. Có những người đàn bà mạnh mẽ, không xem chồng là tất cả những gì mình có. Với dạng này thì đàn ông chẳng dám tùy ý đối xử, càng sợ bản thân mình làm sai để đánh mất gia đình. Trái lại, lại có những người phụ nữ coi chồng là cả thế giới, chồng có ra sao cũng nhẫn nhịn chịu đựng. Đàn ông biết mình sai vẫn cứ đâm đầu vào, biết mình đi sai hướng vẫn chẳng muốn sửa. Bởi có đối xử ra sao, có vô tâm vô tình cỡ nào thì người vợ của mình vẫn ở đó, vẫn không dám rời xa mình. Sau lưng một người đàn ông tồi tệ chính là một người vợ không dám bỏ chồng như vậy đó!
Anh hàng xóm của tôi rất vũ phu với vợ. Tính anh xưa nay nóng nảy, cộc cằn. Có vợ, có con rồi mà chẳng thay đổi được tí nào. Không hài lòng 1 tí là quát mắng, là "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với vợ. Chị vợ từng bị chồng đánh đến gãy tay, bị tát đến sưng cả mặt. Mỗi khi chồng nhậu nhẹt về chị đều bảo 2 đứa con chạy qua hàng xóm chơi, đợi anh ta ngủ rồi về. Bởi nhiều khi ngứa mắt, anh ta lại đánh cả con.
Kỳ lạ là bị chồng bạo hành nhiều năm nhưng chị vẫn không muốn bỏ chồng - Ảnh minh họa: Internet
Kì lạ thay, bị chồng đánh nhiều năm như thế nhưng chị không hề có ý định bỏ chồng. Chị nhờ ba mẹ, họ hàng hai bên khuyên nhủ để chồng bỏ tật vũ phu, chí thú làm ăn. Nhưng yên ấm được vài ba bữa, anh ta lại chứng nào tật đó. Cái vòng luẩn quẩn đó lặp đi lặp lại bao nhiêu năm trời. Chị trở thành người đàn bà xác xơ, nhàu nhĩ. Chị càng cam chịu, anh chồng lại càng quá đáng.
Có lần vì quá bức xúc khi thấy những vết bầm tím trên má chị, tôi bảo sao chị không bỏ quách người chồng như vậy đi. Níu giữ làm gì cho đau thể xác và mệt cả tinh thần. Chị bảo tôi rằng đâu phải muốn bỏ là bỏ được, còn 2 đứa con nữa. Ly dị rồi con chị không có cha sao? Thậm chí, tôi đã từng nghe chính miệng mẹ chị khuyên con gái mình: "Đàn bà trong nhờ đục chịu. Tính chồng con đã như thế rồi thì mình lựa đường mà sống. Nó làm gì mặc nó đừng có đả động đến. Lúc nó giận dữ lên thì đừng có cãi...". Tôi nghe chua chát cho những suy nghĩ cũ kĩ đó, họ đã chọn sống như vậy thì làm sao mà khuyên nhủ được.
Là đàn ông tệ hay do phụ nữ quá dại khờ lựa chọn con đường cam chịu? - Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ xưa nay vẫn luôn xem mình là phái yếu, là "ngồi mâm dưới". Đàn ông là chủ, là người có uy quyền trong nhà. Đàn bà khổ sở vì chồng nhiều lắm nhưng có mấy người đàn bà dám đứng lên bảo vệ mình? Có bao nhiêu lí do để rời bỏ chồng nhưng đàn bà vẫn cố tìm một lí do để ở lại. Thậm chí họ còn bao biện cho chồng rằng do rượu bia, vì quá nóng giận mới đánh vợ.
Những người đàn bà như chị không biết rằng chính sự cam chịu và nhẫn nhịn của mình đã tiếp tay cho chồng cái quyền được đối xử tùy ý, khiến cho chồng sai mà chẳng cần sửa. Là đàn ông quá tệ hay do phụ nữ quá dại khờ lựa chọn con đường chịu đựng?
Đón bố chồng lên ở chung mà chỉ sau 3 tháng, vợ chồng tôi đã cãi nhau gay gắt vì ông giành làm hết việc trong nhà Bố chồng càng chăm chỉ thì càng lộ ra cái sự lười của tôi, càng khiến chồng tôi khó chịu bực dọc. Mẹ chồng tôi qua đời từ 2 năm trước, thấy bố chồng ở quê một mình nên vợ chồng tôi đón ông lên thành phố sống cùng. Ông cũng mới ở với chúng tôi được 3 tháng nay thôi. Nhưng càng...