Tôi rơi vào cảnh nợ nần vì làm ăn thua lỗ
Số tiền gốc và lãi của tôi mỗi ngày một lớn, hiện tại gần như không thể trả.
Tôi 30 tuổi, cưới vợ được 3 năm và có một con gái. Vợ chồng tôi khắc khẩu nhưng luôn yêu thương nhau, cũng làm lành nhanh chóng mỗi lần có cãi vã dù nhỏ nhặt. Tôi làm kinh doanh, thu nhập hàng tháng tầm 30 triệu đồng, vợ là nhân viên văn phòng, nói chung kinh tế gia đình tôi đủ chi tiêu không phải lo lắng nhiều.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Một lần, do không làm đúng hợp đồng đã ký khiến tôi lỗ khoảng 300 triệu đồng. Tôi phải vay lãi ngoài để chi trả, nghĩ rồi sẽ làm lại được nhanh thôi. Ai ngờ công việc kinh doanh không thuận lợi, càng làm lại càng không ăn thua, khiến tôi nợ thêm và phải vay lãi cao. Số tiền gốc lãi của tôi mỗi ngày mỗi lớn, hiện tại gần như không thể trả. Tôi không thể nói với bố mẹ vì ngay từ đầu đã không ai ủng hộ tôi kinh doanh, muốn tôi đi làm nhà nước cho ổn định. Tôi nhiều lúc đã nghĩ đến cái chết. Giờ tôi phải làm sao đây? Mong được mọi người tư vấn.
Đàn bà, đừng giành hết quyền lợi của người đàn ông
Nói đến sự công bằng và bình đẳng giới, giữa đàn ông và đàn bà mỗi người đều có những quyền lợi và nghĩa vụ riêng.
Theo tôi, đàn bà đừng quá tham lam giành hết những quyền lợi của người đàn ông trong gia đình, mà lẽ ra người đàn ông được hưởng quyền lợi ấy, để rồi đàn bà ngồi than thân trách phận.
Rất nhiều chị em hiện nay, hễ thấy một người đàn ông phụ giúp vợ nấu cơm, tắm rửa cho con, cho con ăn, đưa đón con....là ca tụng và cho rằng đó là người đàn ông tuyệt vời. Tôi thì thấy chả có gì là tuyệt vời cả, mà chỉ là người đàn ông đó đang được hưởng quyền lợi của mình. Đó là quyền được chăm con, quyền được chăm vợ đẻ, quyền được ẵm bồng những thiên thần khi vừa lọt lòng mẹ, quyền được tự tay nấu những bữa ăn cho con mình...
Và tôi, cảm thấy hạnh phúc khi hàng ngày được hưởng những quyền lợi mà tôi được quyền có, vợ tôi không thể tước đi quyền lợi của tôi. Vợ chồng tôi mỗi người đều làm việc 8 tiếng/ngày. Cho nên từ việc cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, tắm rửa và cho con ăn...chúng tôi đều trao quyền cho nhau. Giúp vợ việc nhà và chăm con là niềm hạnh phúc, là quyền lợi của mỗi người đàn ông. Bởi khi người cha dành những tình cảm cho con mình từ khi chúng mới lọt lòng, sẽ giúp nuôi dưỡng tình phụ tử, tạo sợi dây tình cảm với con ngay từ những năm tháng đầu đời. Đồng thời không chỉ giúp các ông chồng hiểu, cảm thông với nỗi vất vả của vợ mà còn giúp họ hiểu con hơn để dễ dàng nuôi dạy con cái sau này.
Tôi biết có nhiều đàn ông không thể nấu một bữa cơm cho con mình, và cũng không thể chăm sóc con khi vợ ốm đau hay bận việc. Bởi ngay từ nhỏ, họ đã được những người mẹ, người chị, người em gái chăm sóc một cách kỹ càng và chu đáo từ bữa ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa... và khi lập gia đình thì mặc nhiên, vợ là người thay thế làm việc nhà, chăm sóc nuôi dạy con và thậm chí là chăm sóc cả chồng.
Biết rằng đàn ông hay đàn bà mỗi người khi sinh ra đều có thiên chức riêng, và đàn bà thường hay nghĩ: Chồng mình cũng vất vả mưu sinh, lo cho kinh tế gia đình và những mối quan hệ xã hội không thể thiếu trong cuộc sống. Mình dù có chịu thiệt thòi đôi chút, nhưng nhìn chồng con, ăn những món ăn mình nấu, mặc những bộ quần áo mình giặt là tươm tất, thì sẽ cảm thấy hạnh phúc vì những gì mình làm được cho gia đình bé nhỏ của mình.
Việc phân định chăm sóc gia đình, con cái giữa người vợ - người chồng trong gia đình thì không thể tách bạch rạch ròi, mà mỗi người hãy hiểu và thông cảm để có thể san sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Bất kể đàn ông hay đàn bà đều vậy, hãy làm trọn những việc mình phải làm, trước hết là cho bản thân, sau là cho những người thân yêu của mình, để thấy cuộc sống sẽ không còn áp lực.
Cho nên, đàn bà đừng quá tham lam giành hết quyền lợi của đàn ông, mà hãy trao quyền cho họ, để đàn ông được thực hiện quyền lợi của mình. Nếu đàn bà trao quyền và đàn ông sẵn sàng nhận lấy thì sẽ không còn phân biệt được: ai sướng?, ai khổ?. Bởi quyền lợi đã được trao cho nhau; trao cả sự thấu hiểu, san sẻ; trao hết cả tình yêu thương. Khi đó chắc chắn rằng hai vợ chồng sẽ nắm tay nhau và hét lên rằng: Cả hai ta cùng sướng!
Theo truyenngan.com.vn
Vợ 1m6, chồng 1m2 thì sao? Phát nói, lựa chọn anh để gắn kết nửa cuộc đời còn lại, Ngọc phải là người con gái dũng cảm lắm. Nếu không dũng cảm, sao Ngọc lại dám "lấy" một người chỉ cao vỏn vẹn 1m2 làm chồng? Dù xem nhau như vợ chồng, Nguyễn Duy Phát (sinh năm 1990, quê ở Kiên Giang) và Tăng Thị Bé Ngọc (sinh năm...