“Tôi rất xót xa và đau lòng…”
Tôi là một giáo viên dạy kỹ năng mềm và cũng là chuyên viên tâm lý. Tôi rất xót xa và đau lòng mỗi khi phải đọc những bài viết về sự xuống cấp, suy đồi đạo đức của con người mà đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh.
Khi nhìn nhận một vấn đề, trước hơn hết chúng ta phải nhìn toàn diện và nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Ví dụ như một con số 6, thì người ở bên đầu này thì bảo là số 6 nhưng người đứng ở đầu kia thì bảo là số 9. Vì vậy để giải quyết cốt lõi của vấn đề thì phải đi tìm nguyên nhân sâu xa.
Biết bao nhiêu chuyện nào là trò đánh thầy, thầy đánh trò, trẻ phạm tội dưới tuổi thành niên ngày một tăng… Đó có phải là hệ quả của việc giáo dục không đến nơi đến chốn không? Mà nói cho rõ bản chất là vấn đề giáo dục đạo đức.
Sở dĩ tại sao trong chương trình giáo dục của chúng ta vẫn có môn Đạo đức mà để giá trị nhân văn, nhân bản của lớp trẻ ngày một xuống cấp, mai một? Có phải chăng chính những người làm giáo dục cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Đạo đức thì làm sao truyền cái “lửa”, cái tâm của mình đến học sinh.
Bên cạnh đó để học sinh thật sự thích thú, đam mê chú ý đến bài giảng Đạo đức thì cần rất nhiều yếu tố, trong đó kỹ năng sư phạm, kỹ năng dẫn dắt trình bày, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hình thể, cách đặt vấn đề, xây dựng tình huống, kiến thức xã hội phải rộng, kỹ năng tương tác… của các thầy, cô giáo. Đó, đòi hỏi cả một quá trình học tập và rèn luyện nghiêm túc của nghề giáo. Trên những phương diện đó, tựu trung lại thì hiện nay được bao nhiêu thầy cô giáo giảng dạy môn Đạo đức có được? Con số đó có như lá mùa thu hay chăng?
Vì vậy với quan điểm và tâm nguyện của tôi, rất mong muốn một ngày gần đây Bộ Giáo dục chỉnh trang, hệ thống lại những kiến thức, văn hóa (văn hóa giao tiếp, văn hóa giao thông, văn hóa môi trường…), cách đối nhân xử thế… được gọi chung là môn Đạo đức để giáo dục từ cấp mầm non đến bậc đại học. Và nên nâng tầm quan trọng của môn Đạo đức trong chương trình học.
Có nên chăng người “truyền lửa” cho bộ môn này không ai khác ngoài những cử nhân Tâm lý. Tôi nghĩ chỉ có họ mới phần nào hiểu được tâm lý ở từng giai đoạn lứa tuổi và chỉ có hiểu nhau mới dễ dàng chia sẻ cho nhau.
Nguyễn Linh
Video đang HOT
Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Dantri
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: Cảnh báo về những "chiêu lừa" du học
Thông tin từ Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT cho biết, Cục vừa nhận thêm thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về thông tin các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với lưu học sinh tại Nhật Bản.
Theo Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GD-ĐT, hiện nay một số website của các công ty tư vấn du học đang cung cấp thông tin không chính xác về du học Nhật Bản, các quy định làm thêm đối với lưu học sinh tại Nhật Bản, Bộ Giáo dục và đào tạo và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng thực hiện kiểm tra và có thông tin phản hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Vừa qua, Cục Đào tạo với nước ngoài- Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thêm thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam về vấn đề nêu trên. Cục Đào tạo với nước ngoài chia sẻ để các bạn học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có nhu cầu du học tại Nhật Bản có thêm nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy trong quá trình lựa chọn, tổng hợp thông tin trước khi đi học.
Phụ huynh và học sinh cần lưu ý có rất nhiều "chiêu lừa" đi du học Nhật Bản ở một số công ty tư vấn du học
Cảnh giác tư vấn đi du học "Có thể vừa đi làm vừa đi học"
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý, cần chú ý đến những lời mời mà các công ty tư vấn du học vẫn thường nhấn mạnh là "Có thể vừa đi làm vừa đi học"
Trong những năm gần đây, một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đăng tải thông tin không chính xác về du học Nhật Bản trên trang web của mình rằng đi học ở Nhật Bản có thể kiếm được nhiều tiền.
Ví dụ: "Tùy theo trình độ tiếng Nhật vừa đi học vừa đi làm cũng có thể nhận được mức lương từ 170 nghìn Yên (~35 triệu đồng) đến 300 nghìn Yên (60 triệu đồng) một tháng".
Thực tế: Những người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách "lưu học" về nguyên tắc là không được đi làm. Những trường hợp muốn đi làm các công việc "không thuộc phạm vi quy định trong tư cách lưu trú" như là đi làm thêm cần "Giấy phép được tham gia các hoạt động không nằm trong tư cách lưu trú".
Những người đã được cấp phép cũng chỉ được đi làm thêm trong một khoảng thời gian quy định (không quá 28 tiếng/tuần) và cũng không dược đảm bảo rằng sẽ có nơi làm thêm. Thực tế là trước khi trình độ tiếng Nhật của bạn tốt thì bạn rất khó có thể tìm được việc làm thêm.
Dù bạn có vừa đi học vừa đi làm thì bằng việc làm thêm cũng không thể có được một mức thu nhập hơn 170 nghìn yên (35 triệu đồng) một tháng kể cả ở những thành phố trả mức lương cao như Tokyo.
Chỉ những kỳ nghỉ dài hạn mới được cho phép làm việc đến 8 tiếng 1 ngày. Ví dụ: "Về cơ bản nếu đi du học Nhật Bản thì thu nhập có được từ việc làm thêm sẽ giúp bạn trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt, hơn nữa còn tiết kiệm được một số tiền."
Thực tế: Mức sinh hoạt phí trung bình của sinh viên đại học bao gồm cả tiền nhà tại Tokyo là 150 nghìn Yên (~30 triệu đồng), tại các vùng khác là 110 nghìn Yên (22 triệu đồng).
Thực tế, nếu bạn tham gia các buổi họp mặt ăn uống với bạn bè thì sẽ phải mất thêm từ 20.000 đến 30.000 Yên (4 triệu - 6 triệu).
Đi làm thêm ở những nơi trả lương cao như ở Tokyo thì với thời lượng làm thêm tối đa là 28 tiếng/tuần thì bạn cũng chỉ thu được 100 nghìn Yên (20 triệu đồng), còn thông thường bạn vừa đi học vừa đi làm thì chỉ có được mức thu nhập thêm khoảng 50 nghìn Yên (10 triệu đồng) một tháng mà thôi. Như vậy tiền làm thêm cũng không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cho bạn được bao gồm cả tiền nhà.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm.
Hơn nữa, ngoài chi phí sinh hoạt bạn còn phải trả học phí cho trường. Các trường tiếng Nhật và trường đại học ở Nhật Bản thông thường sẽ thu ở mức chi riêng học phí thôi vào khoảng 500 nghìn Yên đến 1 triệu 500 nghìn Yên 1 năm (ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như tiền nhập học ...)
Tiền làm thêm không thể đủ để trang trải chi phí sinh hoạt, như vậy càng không thể đủ để trang trải cả chi phí học tập và sinh hoạt được.
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam lưu ý: Đi du học là một hình thức đi học ở nước ngoài, không phải đi làm. Vì vậy, tất cả những người có nguyện vọng đi du học Nhật Bản cần không bị mê hoặc bởi các thông tin sai lệch mà một bộ phận các công ty tư vấn du học đã đưa ra.
Những thông tin cần thiết về chi phí sinh hoạt, học tập và việc đi làm thêm ở Nhật Bản xem tại: http://www.jasso.go.jp/study_j/sgtj_viet.html
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Đà Nẵng sẽ có đường hoa xuân đặc sắc đón Xuân Ất Mùi Đường hoa Xuân Bạch Đằng - Đà Nẵng 2015 với chủ đề "Đà Nẵng - Rực rỡ Sắc Xuân" sẽ được mở cửa đón khách từ ngày 9/2/2015 - 23/2/2015, nhằm ngày 21 tháng Chạp đến mồng 6 tết Ất Mùi để phục vụ người dân. Ngày 18/1, theo tin từ văn phòng TP.Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đã thống nhất chủ...