“Tôi rất mừng khi hầu hết dân VN đều quan tâm cụ Rùa”
Xung quanh vấn đề bảo tồn và chữa trị cho Rùa hồ Gươm, VTC News đã có cuộc trao đổi với ông Tim McCormack Giám đốc Chương trình bảo tồn rùa châu Á tại Việt Nam, một người đã bỏ nhiều năm nghiên cứu Rùa hồ Gươm.
Ông Tim McCormack – Giám đốc Chương trình bảo tồn rùa châu Á tại Việt Nam (Ảnh: Phạm Thịnh)
- Ông có thể nói rõ hơn về sự quý hiếm của cá thể Rùa hồ Gươm ở Việt nam là như thế nào?
Loài rùa này được các nhà khoa học cho rằng là một trong những loài có độ nguy cấp tuyệt chủng lớn nhất. Hiện nay trên thế giới mới chỉ ghi nhận được có 4 cá thể, 2 ở Trung Quốc hiện đang ở vườn thú Tô Châu, 2 ở Việt Nam, trong đó có 1 cá thể ở hồ Gươm còn 1 cá thể ở hồ Đồng Mô.
Vùng phân phối lịch sử của chúng là ở 2 bên các bờ sông lớn, một trong số đó là lưu vực sông Hồng, ngoài ra còn có ở Trung Quốc là sông Dương Tử.
Rùa hồ Gươm là cá thể rùa lớn, nó có thể đạt được cân nặng là 150kg. Những thông tin về loài này hiện nay rất ít, nếu có thì cũng đã từ 20 đến 30 năm trở về trước.
- Thưa ông, hiện nay mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của Rùa hồ Gươm là gì?
Mối đe dọa lớn nhất đối với Rùa hồ Gươm có lẽ là mất môi trường sống. Bên cạnh đó còn có hiểm họa từ nhu cầu săn bắt và phục vụ cho mục đích, nhu cầu tại địa phương.
- Hai cá thể của loài này tại vườn thú Tô Châu đã được bảo vệ và nhân giống như thế nào, thưa ông?
Nói về công tác bảo vệ nhân giống loài rùa này trên thế giới thực ra là chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam thì chưa có công tác nhân giống và bảo vệ còn ở Trung Quốc năm 2008, họ đã tiến hành ghép đôi sinh sản 2 cá thể, con cái đẻ khoảng 600 trứng, nhưng chưa được ấp nở thành công.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trong nhiều điều kiện nhiệt độ và độ ẩm, phòng ốc và điều kiện khác rất tốt, nhưng không hiểu tại sao mà trứng đó chưa nở.
Tình trạng rùa Hoàn Kiếm thì đã rất nguy cấp, nếu thời điểm 10 hay 20 năm về trước chúng ta tiến hành công tác bảo tồn thì rất dễ vì thời điểm đó loài rùa này rất phổ biến. Hiện tại rất nhiều nơi trên thế giới không còn ghi nhận thông tin về loài rùa này nữa, vì số lượng chúng còn quá ít.
Cụ rùa liên tục nổi những ngày gần đây, để lộ những vết thương ngày một nặng. Ảnh Tuấn Nguyễn (Tienphong.vn)
- Hiện tại, chương trình bảo vệ rùa châu Á đã và đang làm những gì để có thể giúp đỡ cứu chữa cho Rùa hồ Gươm?
Video đang HOT
Các nhân viên của Chương trình bảo vệ rùa châu Á không phải chuyên về công tác thú y mà chỉ đóng vai trò tư vấn cho công tác bảo tồn. Chúng tôi ghi nhận những thông tin về Rùa hồ Gươm, tổng hợp những thông tin phản hồi, sau đó chuyển lại cho các cơ quan chức năng, những người có trách nhiệm cứu chữa. Chúng tôi cũng rất hi vọng có được kết quả khả quan trong việc bắt và cứu chữa Rùa.
- Sức khỏe của cụ Rùa hiện đang rất yếu, đó có phải là điều khó khăn nhất trong công tác cứu chữa cho Rùa hồ Gươm?
Đó đúng là một trong những trở ngại lớn nhất, trong những ngày qua, khi xem ảnh, chúng ta có thể thấy những vết thương trên mai cụ rùa và điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến tập tính sinh hoạt của nó.
Các bước mà ủy ban tư vấn đó là: cải thiện môi trường nước, đưa nước sạch vào, dỡ bỏ chướng ngại vật sau đó là đưa cụ Rùa lên chữa trị. Trong những ngày vừa qua, đã có rất nhiều các hạng mục được xây dựng và tạo nên để có thể đưa cụ rùa lên bờ và chữa trị, có vẻ như công tác đó đang được tiến hành rất là nhanh.
- Nhiều người dân cho rằng vì Rùa hồ Gươm ăn xác thối của động vật nên sức khỏe bị giảm sút. Điều này có đúng không thưa ông?
Vấn đề rùa ăn xác thối không phải là vấn đề lớn, vì vai trò của rùa trong hệ sinh thái như là sinh vật làm trong sạch môi trường.
Việc rùa vẫn ăn có thể ăn những xác động vật chết thì đó cũng có thể coi là 1 dấu hiệu tốt vì khi rùa ốm thì nó thường không ăn gì cả.
Bức ảnh chụp ngày 6/3 cho thấy cụ rùa vẫn ăn xác động vật chết nhưng còn có thể thấy rằng chất lượng nước đang rất là tồi. Vấn đề lớn nhất ở đây là môi trường nước đã bị ô nhiễm.
- Ông có bất ngờ về sự quan tâm của người dân Hà Nội đến vấn đề này?
Tôi không bất ngờ lắm vì tôi đã biết được truyền thuyết về Rùa hồ Gươm và hiểu được vai trò rất lớn của cá thể Rùa này trong đời sống tâm linh và văn hóa của người dân Việt Nam. Tôi rất vui mừng khi biết hầu như tất cả người dân Việt Nam đều rất quan tâm đến cụ Rùa ở hồ Gươm.
- Ông đánh giá như thế nào về những việc làm của Ủy ban cứu chữa Rùa hồ Gươm trong những ngày qua?
Ủy ban cứu chữa đã và đang làm rất tốt những công tác bắt và cứu chữa cụ rùa nhưng đó là cá thể rùa lớn, tuổi thọ cao nên cũng không dám đảm bảo. Tôi hi vọng những hoạt động cứu chữa này có thể thành công.
- Cá nhân ông dành tình cảm cho cá thể Rùa hồ Gươm này như thế nào?
Với cá nhân tôi, tôi rất lo lắng cho sức khỏe cũng như tình trạng của Rùa Hồ Gươm nhưng trên hết là sự lo lắng cho vận mệnh của loài rùa này trên toàn thế giới. Trong tương lai rất có thể loài này sẽ mất đi khi ở Trung Quốc việc nhân giống không thành công và cụ rùa ở Việt Nam thì lại mất đi.
- Ông đánh giá như thế nào về sức khỏe của Rùa hồ Gươm khi trưa ngày 8/3, “cụ” đã phá 2 vòng lưới để trốn thoát?
Đội lai dắt và bắt rùa hầu như đã bắt được cá thể rùa này nhưng vì rùa hồ Gươm là một trong các loài rùa mai mềm kích thước lớn nên nó có thể rất khỏe và di chuyển nhanh trong nước. Thật không may là lưới bắt rùa bị rách, tôi hy vọng lần bắt rùa tới đây sẽ thành công
- Theo ông, khi lập phương án mới đội cứu chữa Rùa hồ Gươm nên tập trung vào những vấn đề để tránh việc lai dắt thất bại thêm 1 lần nữa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa hồ Gươm.
Đội lai dắt và bắt rùa đã có những kế hoạch chi tiết và cụ thể về việc họ sẽ làm gì, như thế nào với lưới bắt rùa chắc chắn hơn, tỉ lệ thành công sẽ lớn hơn. Hệ quả tất yếu của việc bắt cụ rùa lên khỏi hồ đó là sẽ thu hút một số lượng lớn người dân tập trung quanh hồ để theo dõi quá trình bắt rùa cũng như quan sát cá thể rùa nếu rùa bị bắt thành công. Những đám đông này cần phải được kiểm soát để đảm bảo ko có ai bị rơi xuống hồ hoặc bị giẫm đạp,…
Xin cảm ơn ông!
Nêu hôm 8/3, chúng ta băt đươc rua ngay tư lân vây băt đâu tiên, thi qua thât mưng it lo nhiêu. Nêu thật vây thi qua la rua đang rât yêu. Va co thê đo la suy nghi va dư đoan cua môt sô ngươi hôm đo.
Sư thât thi Rua Hô Gươm đa tưng sông qua hang trăm năm, trai qua không it nhưng môi de doa khac nhau va vân binh yên đên hôm nay, thi nhưng kha năng thoat hiêm, kha năng vươt qua nhưng chương ngai vât như cac lơp lươi như vưa rôi la viêc không đên mưc kho hiêu.
Ngoai kha năng xe lươi, vươt qua phao hay ruc xuông bun sâu thoat qua chân lươi kep chi đê thoat ra ngoai vong vây co thê chung ta con đươc chưng kiên nhưng kha năng thê hiên sưc manh kiêu khac cua loai rua nay trong lân vây băt săp tơi. Vì vậy chúng ta cung phai co nhưng đông tac tiêp cân dân dân đê rua tưng bươc quen vơi sư tiêp xuc vơi con ngươi, không cam thây bi đe doa thi se không tim cach chay trôn.
Co le chúng ta nên dưng lai khi dân đươc rua băng hanh lang lươi ông vê khu vưc co lươi thep bao vê quanh Thap Rua. Sau đo tưng bươc tiêp cân băng thưc ăn hay đê rua quen dân vơi sư co măt cua con ngươi. Sau đo mơi tiên hanh chuyên rua vao bê bơi thông minh đê chưa bênh.
Tưc la phai thêm môt qua trinh thuân hoa nưa. Moi loai vât đêu co kha năng nhân biêt môi nguy hiêm va lam quen vơi con ngươi khi chung không thây bi đe doa. Không co ai co săn kinh nghiêm thuân hoa rua, nhưng cach tiêp cân nhe nhang, không gây cho rua nhưng phan ưng sơ hai thi se co hy vong lam quen thanh công.
Thap Rua ơ xa bơ vi thê đam đông ngươi hiêu ky trên bơ, nêu chi đưng xem đơn thuân thi không gây nên sư kinh đông đang kê đôi vơi rua, mong la như vây.
( GS.TS Lê Trần Bình, nguyên Viên trương Viên Công nghê Sinh hoc, hiện là Pho Hiêu trương Trương ĐH Khoa hoc va Công nghê Ha Nôi)
Theo VTC
Sự thật chuyện hài cốt trong Tháp Rùa (Kỳ 2)
Bá Hộ Kim (tức Nguyễn Hữu Kim) đã được nhiều học giả khẳng định là người xây tháp Rùa, tuy nhiên những tình tiết về mục đích xây tháp Rùa thì hiện không có nhiều tư liệu.
Để làm rõ vấn đề này, trước hết PV đã tham vấn nhiều ý kiến chuyên gia để phân tích thêm về văn bản của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện cũng như các giả thuyết khác.
Tháp Rùa có phải là hậu chẩm của chùa Báo ân
Trong cuốn "Lịch sử thủ đô Hà Nội" của nhóm tác giả do nhà sử học Trần Huy Liệu đứng đầu xuất bản năm 1960, tại trang 410 có ghi về tháp Rùa như sau: "Năm 1884, Bá Kim, một tên đại phú, tay sai của thực dân pháp chạy chọt để được sử dụng gò Rùa với mục đích là đem chôn hài cốt của bố mẹ hắn vì cho đây là nơi đất tốt theo thuật phong thủy. Để lừa bịp dư luận, hắn nói trệch ra là xây dựng ở gò một ngọn tháp để làm "gối đằng sau" (hậu chẩm) cho chùa Báo ân lúc đó chưa bị Pháp phá".
Một số nhà kiến trúc đã phát hiện kiến trúc tháp Rùa có cấu trúc trùng khít với "tỷ lệ vàng" của một ngôi sao 5 cánh
Những nội dung trên về cơ bản lấy dẫn theo cuốn "Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội" của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện. Thậm chí trong sách của Doãn Kế Thiện còn ghi rõ hơn với chi tiết: "Y (Bá Hộ Kim - PV) mượn cớ xin với nhà chùa và lấy thế thực dân và bọn việt gian Nguyễn Hữu Độ, xin tự bỏ tiền nhà xây một ngọn tháp trên gò Rùa để làm hậu chẩm cho ngôi chùa (...) Khi tháp xây xong tên quan sáu thực dân Pháp ở Đồn Thủy trước lễ khánh thành ở chùa Báo ân, đã cấp bằng khen cho y (...) Tuy nhiên, mỗi khi chúng ta tới thăm hồ, đứng xa trông ngắm, ba chữ Tả Vọng Đình vẫn còn ẩn hiện như để vạch rõ tội trạng của Kim".
Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, tháp Rùa cao 8,8m, ba tầng một đỉnh, được xây dựng trên một gò đất rộng chừng 350m2. Mặt dài quay nhìn ra hai phía Đông (chùa Báo ân cũ, Bưu điện Hà Nội ngày nay) và Tây (trụ sở báo Hà Nội mới hiện nay), mặt rộng nhìn ra hai phía Bắc và Nam. Tầng một của tháp được xây trên móng cao 0,8m, mặt dài (6,28m) trổ ra ba cửa, mặt rộng (4,54m) mở ra hai cửa, tổng cộng lại là 10 cửa. Đỉnh của các cửa được vuốt nhọn theo lối kiến trúc Gothic. Bên trong tầng này được phân ra làm ba gian, các gian thông với nhau bằng các cửa ngăn đỉnh nhọn. Như vậy tính tổng cộng tầng một có tất cả 14 cửa. Tầng hai cũng "copy" gần như y nguyên tầng một chỉ có điều được xây lùi vào một chút, nhỏ hơn với chiều dài là 4,8m và chiều rộng là 3,64m. Tầng ba thu nhỏ hơn nữa dài 2,97m rộng 1,9m và chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía đông, đường kính 0,6m. Tầng đỉnh thì được thiết kế tựa như một vọng lâu, và vuông vức với mỗi bề 2m chứ không phải là hình chữ nhật như các tầng dưới, trên mặt phía đông nằm ngay bên trên cửa tròn của tầng ba có ba chữ "Quy Sơn Tháp" tức tháp núi rùa. Mái của tầng này được làm theo kiểu truyền thống với đầu đao uốn cong và rồng chầu mặt Nguyệt.
Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi không bàn luận đến vấn đề nhân thân cũng như những việc làm liên quan đến chính trị của nhân vật Bá Hộ Kim mà chỉ muốn đặt một số giả thuyết về những "kết tội" trong hai cuốn sách kể trên liên quan đến mục đích xây tháp Rùa. Trong khía cạnh này, những tình tiết mà nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện đưa ra còn nhiều chỗ không thực tế và thiếu logic.
Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, khi tác giả Doãn Kế Thiện nói rằng "Bá Hộ Kim xây tháp để làm "hậu chẩm" (tức cái gối) cho chùa Báo ân có chỗ còn thiếu logic. Bởi chùa Báo ân trước đây (vị trí của Bưu điện Hà Nội ngày nay - PV) có mặt trước nhìn ra hồ Gươm và phần lưng quay về phía đê sông Hồng. Nếu xét theo nguyên tắc phong thủy, nếu muốn làm gối cho chùa thì phải đặt "cái gối" đó ở vị trí trên đê hoặc một gò nào đó ở phía Đông. Còn gò Rùa với vị trí ngay trước mặt của chùa Báo ân thì chỉ có thể làm minh đường hoặc làm án mà thôi. Xét về hình dáng thì gò Rùa hình tròn, tức hình con kim, như vậy nếu xét theo thuật phong thủy chỉ có thể là "kim tinh tác án" (sao kim làm án) chứ không thể là "hậu chẩm" được".
Hơn nữa, tháp Rùa xây năm 1877, thời điểm đó khó có thể có chuyện Bá Hộ Kim "mượn thế lực của tên việt gian Nguyễn Hữu Độ" và "quan sáu Tây cắt băng khánh thành" được. Vì lúc đó Nguyễn Hữu Độ đang là Biện lý bộ Lại ở triều đình Huế (Theo Đại Nam thực lục, bản dịch tập XXXIV, tr.43 - KHXH - 1976) và thời điểm đó thực dân Pháp vẫn chưa chiếm được Hà Nội, chúng mới chỉ đặt một khu lãnh sự ở bờ sông Hồng.
Đặc biệt, nếu tác giả Doãn Kế Thiện nói rằng: "Tới thăm hồ, đứng xa trông ngắm ba chữ Tả Vọng Đình vẫn ẩn hiện" thì cũng đúng là câu đó có gia giảm thêm bớt. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc lý giải, những người đã từng "mắt thấy, tai nghe, tay sờ" vào tháp Rùa thì khắp bốn mặt tháp cả ngoài lẫn trong đều không có ba chữ Tả Vọng Đình. Chỉ ở mặt Đông, trên tầng đỉnh tháp có ba chữ "Quy Sơn Tháp" nhấn trên tường vôi. Tuy nhiên, nếu muốn nhìn thấy ba chữ trên bằng mắt thường ở thời điểm đó thì dù đứng ở vị trí trên bờ sát mép hồ, căng mắt ra cũng không thể nhìn thấy được.
Từ những sự phân tích trên, theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, rất có thể nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện chỉ ghi lại những câu chuyện trong dân gian chứ không phải dựa trên những chứng cứ xác thực về chuyện Bá Hộ Kim xây tháp rùa để táng hài cốt bố mẹ mình vào đó.
Tháp Rùa không phải là "tháp mộ"
Để làm rõ thêm nghi án, chúng tôi đã tham vấn một số chuyên gia để xem kiến trúc của tháp Rùa có phải được xây dựng theo kiến trúc tháp mộ (giống như tháp mộ ở một số ngôi chùa như chùa Trấn Quốc - Hà Nội, chùa Bổ Đà - Bắc Giang). Vì với tiềm lực kinh tế và "thế lực" (như trong sách của nhà nghiên cứu Doãn Kế Thiện) thì Bá Hộ Kim chắc hẳn phải có sự tính toán nếu có dụng ý riêng?
Theo kiến trúc sư Trịnh Văn Vương (Giám đốc công ty kiến trúc CBV, Ba Đình, Hà Nội) tháp Rùa không phải là một công trình tháp theo lối kiến trúc truyền thống mà là sự kết hợp của kiến trúc truyền thống và kiến trúc châu âu thời đó. Tại Việt Nam thời điểm đó cũng đã bắt đầu manh nha những công trình kiến trúc kết hợp giữa hai nền văn hóa Pháp - Việt, mà sau này được kiến trúc sư Emest He"brard - kiến trúc sư hàng đầu của phong cách này gọi là "kiến trúc Đông Dương". Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy trong cuốn "Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội" cũng viết về kiến trúc tháp Rùa như sau: "Cái Tháp này nhìn mãi cũng quen mắt, nhưng dưới thì cổ lối gotich, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì".
Với những người có chuyên môn chỉ cần nhìn qua một chút đều có thể nhận ra điểm khác lạ trong kiến trúc của Tháp Rùa. Đó là những ô cửa ở hai tầng dưới được vuốt thành hình cánh cung nhọn theo kiểu kiến trúc nhà thờ Goothic. Nhưng bên trên thì lại được chồng lên bởi những hình thức "100% Phương Đông" với đầu đao, rồng lượn. "Có lẽ chính sự kết hợp này khiến nhiều người khó hiểu, cùng với những truyền thuyết xung quanh việc xây tháp đã dẫn đến rất nhiều tranh cãi về việc liệu tháp Rùa được xây với mục đích gì. Xây để làm mộ hay xây để làm tháp"- kiến trúc sư Trịnh Văn Vương nhận định.
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cũng khẳng định, qua nghiên cứu so sánh nhiều tư liệu cũng khẳng định tháp Rùa hoàn toàn là một ngôi tháp bình thường chứ không phải là một ngôi tháp mộ. Cho đến nay ngọn tháp này đã trở thành một bộ phận hữu cơ của hồ Gươm, có hồ là có tháp. Và giá trị của tháp là giá trị về văn hóa tâm linh nhiều hơn là giá trị về kiến trúc.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Anh Thắng - Phó trưởng ban quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm khẳng định: Từ trước đến nay khi nạo vét và cải tạo hồ cũng chưa lần nào thấy có dấu hiệu của việc có di cốt dưới lòng hồ như trong "lịch sử thủ đô Hà Nội" ghi là: "Một bàn tay bí mật đã đào hài cốt của bố mẹ hắn vứt xuống hồ, chỉ còn trơ lại trên đó hai cái quách rỗng".
Theo Phạm Khoa (Đời sống pháp luật)
Sự thật chuyện hài cốt trong Tháp Rùa Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Tháp Rùa được một phú hộ xây để đặt hài cốt cha mẹ vì đây là mảnh đất thiêng nằm giữa Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều học giả khác lại đưa ra những cách lí giải khác nhau về nguồn gốc của Tháp Rùa. Mấy tháng qua, có lẽ không chỉ Hà Nội mà đồng bào cả...