Tôi rất độc với ốc tai
Tobramycin tôi là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid. Tôi được chỉ định trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng, đặc biệt với các bệnh mà nguyên nhân chưa rõ ràng hoặc bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm. Ngoài ra, tôi có thể dùng dưới dạng thuốc nước hay mỡ tra mắt 0,3% cho những bệnh nhiễm khuẩn ở mắt, trước đây tôi đã được dùng để xông cho người bệnh xơ nang tụy.
Tuyệt đối không được dùng tôi cho người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh loại aminoglycosid, người nghe kém và có bệnh thận.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Tôi làm tăng khả năng độc về thính giác trong trường hợp phối hợp với cephalosporin. Dùng 1 liều duy nhất/ngày tiêm tĩnh mạch có thể tốt hơn là dùng liều chia nhỏ. Trẻ sơ sinh chỉ được dùng tôi khi mắc bệnh nặng đe dọa tính mạng và không còn lựa chọn nào khác. Ngoài ra, tôi phải được dùng thận trọng đối với phụ nữ mang thai, người bệnh bị thiểu năng thận từ trước, bị rối loạn tiền đình, bị thiểu năng ở ốc tai, sau phẫu thuật và các điều kiện khác làm giảm dẫn truyền thần kinh cơ.
Tobramycin tôi tập trung ở thận thai nhi và đã được chứng minh gây điếc bẩm sinh cả hai bên tai không hồi phục. Vì vậy phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ với phụ nữ mang thai khi phải dùng thuốc này. Tôi được tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ, đồng thời thuốc rất ít được hấp thu qua đường uống và chưa có vấn đề gì đối với trẻ đang bú được thông báo.
Video đang HOT
Người có chức năng thận suy yếu có nguy cơ cao và cần phải giảm liều tương ứng với chức năng thận. Một số tác dụng phụ có thể gặp: đau và phản ứng tại chỗ tiêm, tăng bạch cầu ưa eosin, viêm tĩnh mạch huyết khối, transaminase tăng, chức năng thận xấu đi với những người đã có chức năng thận suy giảm trước khi bắt đầu điều trị, độc với tiền đình và ốc tai, đặc biệt ở người bệnh có chức năng thận suy giảm… Để thoát khỏi những triệu chứng khó chịu này, các bạn chỉ cần ngừng dùng thuốc.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chú ý những tương tác thuốc khác với tôi để không gặp phải những hậu quả xấu. Cuối cùng là không được dùng quá liều và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Minh Khoa
Theo Suckhoedoisong.vn
Phòng suy dinh dưỡng cho trẻ
Vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của trẻ em và phụ nữ. Thiếu vi chất sẽ giảm cả về thể lực và trí tuệ, làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và tăng nguy cơ tử vong ở trẻ.
Trong buổi họp báo để tuyên truyền hưởng ứng ngày Vi chất dinh dưỡng ngày 24/5/2012, các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Việt Nam đã đưa ra cách đơn giản để phòng thiếu vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý bằng các thực phẩm có sẵn tại địa phương.
- Phối hợp 15-20 loại thực phẩm từ 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm, rau xanh, dầu mỡ) trong bữa ăn hằng ngày.
- Không bắt trẻ ăn kiêng khi bị bệnh
PGS.TS Lê Thị Hợp- Viện trưởng viện dinh dưỡng đang truyền thông về vai trò của vi chất dinh dưỡng.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lựa chọn, chế biến bảo quản thức ăn cho trẻ.
- Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A một năm 2 lần. Bà mẹ cần được uống vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh.
- Tẩy giun 2 lần một năm cho trẻ từ 2 -4 tuổi, thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống để phòng chống nhiễm giun sán.
- Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để phát hiện sớm suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì,
- Phụ nữ mới kết hôn, bà mẹ trước và trong khi mang thai cần ăn, uống đầy đủ và uống thêm sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
- Sử dụng muối, bột canh Iốt trong chế biến thức ăn.
ThuTT
Theo Khampha
Cách xử trí nôn trớ ở trẻ Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Muốn xử trí tốt hiện tượng này trước hết phải tìm rõ nguyên nhân của nó. Nôn: hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đưa hết ra ngoài do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co bóp của cơ hoành và thành bụng. Trớ: hiện tượng một lượng thức ăn...