Tôi quá mệt mỏi vì lối cư xử ích kỷ và tùy tiện của nhà chồng
Kể từ khi chúng tôi có nhà riêng, căn hộ 55m2 của hai vợ chồng thường xuyên ở trong tình trạng “quá tải” do bố mẹ chồng liên tục yêu cầu chúng tôi cho anh em, họ hàng ở nhờ mỗi khi họ lên thành phố.
Tôi và chồng là đồng hương, cùng là dân quê rồi lên thành phố học hành, lập nghiệp. Sau khi cưới nhau, tôi dọn về ở cùng phòng trọ của chồng. Phòng nhỏ, nóng nực, bất tiện nhiều thứ, chỉ được cái là giá thuê rẻ. Bố mẹ tôi thương các con phải sống cảnh gò bó, chật hẹp nên đã cho vợ chồng tôi vay tiền để mua một căn hộ chung cư ở quận 9.
Ông bà có giải thích với bên sui gia rằng tiền đó là do anh trai tôi đi Nhật làm việc gửi về nhờ bố mẹ giữ hộ để sau này lấy vốn làm ăn, hiện anh tôi còn ở bên đó khoảng năm năm nữa nên bố mẹ cho vợ chồng tôi vay trước để có chỗ ở thoải mái. Hai vợ chồng phải tiết kiệm, gom góp trả dần cho anh. Thế nhưng hình như bên nhà chồng tôi không hề bận tâm gì về khoản vay đó của chúng tôi. Ông bà “mặc định” rằng tiền đó là bố mẹ tôi cho con gái làm của hồi môn, dù khi tôi lấy chồng, bố mẹ tôi đã cho tôi một trăm triệu làm vốn và tôi đã góp cả vào tiền mua nhà.
Ngay khi chúng tôi dọn về nhà mới, bố mẹ chồng gọi lên thông báo mỗi tháng vợ chồng tôi phải nộp cho ông bà ba triệu với lý do, trước đây khi chưa lấy tôi, chồng tôi vẫn gửi số tiền đó về cho ông bà hàng tháng. Giờ không phải thuê trọ nữa, tiền bạc dư dả hơn, chúng tôi phải có trách nhiệm báo hiếu bố mẹ. Thú thật, tôi cảm thấy hơi buồn vì cách cư xử này của bố mẹ chồng. Chúng tôi thu nhập chỉ bình bình, ở thành phố mọi khoản chi đều đắt đỏ, mỗi tháng hai vợ chồng còn phải dành dụm trả dần tiền cho anh trai tôi. Trong khi đó, dù ở quê, bố mẹ chồng tôi có thu nhập rất khá nhờ sở hữu một trang trại lớn. Nhà cửa của ông bà khang trang, chẳng thiếu thứ gì, cuộc sống cũng thoải mái, đầy đủ. Mặc dù không vui, tôi không muốn vợ chồng to tiếng với nhau chỉ vì một chữ “tiền”. Thế nên hàng tháng, chúng tôi đều làm đúng yêu cầu của bố mẹ chồng tôi.
Tôi không ngại việc đón tiếp họ hàng bên chồng và cho họ ở nhờ khi có việc cần thiết, nhưng khách khứa cứ hồn nhiên ghé tới ở có khi hàng tuần lễ khiến tôi thấy không thoải mái (ảnh minh họa).
Nhưng điều đáng nói hơn là kể từ khi chúng tôi có nhà riêng, căn hộ 55m2 của hai vợ chồng thường xuyên ở trong tình trạng “quá tải” do bố mẹ chồng liên tục yêu cầu chúng tôi cho anh em, họ hàng ở nhờ mỗi khi họ lên thành phố. Tôi chẳng hề khó khăn hẹp hòi gì chuyện ấy, nếu ai đó có việc cần ở tạm vài ba hôm thì tôi đều vui vẻ tiếp đón, nhưng ở đây lại khác. Họ ghé đến thường xuyên, ở lại có khi tới hai, ba tuần lễ, có khi cả một gia đình cô bác họ hàng xa tận đẩu tận đâu cùng kéo tới.
Video đang HOT
Tôi không nhỏ mọn so đo chuyện tiền bạc sinh hoạt, nhưng quả thực không gian riêng tư của hai vợ chồng bị ảnh hưởng rất nhiều, trong khi chúng tôi vừa cưới chưa lâu, còn đang trong giai đoạn vợ chồng son. Chính chồng tôi cũng thấy không vui, nhưng khi anh gọi cho bố để góp ý thì ông quát anh là “mất dạy”, ỷ có cái nhà rồi lên mặt. Rồi sau đó, đâu lại vào đấy, y như trước.
Cháu gái chồng tới sống cùng chúng tôi nhưng rất lười biếng, cả ngày chỉ ôm điện thoại (ảnh minh họa).
Chuyện trở nên tệ hơn khi cách đây hai tháng, chị chồng tôi chuyển cho con gái lên thành phố học ở một trường dân lập. Anh chị đề nghị vợ chồng tôi cho cháu ở cùng, tất nhiên chúng tôi đồng ý. Cháu đi học ngày hai buổi, nhưng những lúc ở nhà tuyệt nhiên không động tới bất kỳ công việc gì. Thấy tôi nấu cơm, dọn nhà, cháu vẫn thản nhiên ngồi sofa ôm điện thoại. Chú ruột nhắc nhở thì cháu vào phòng ôm máy tính, bảo có bài vở gấp cần làm. Thậm chí, rác cháu cũng không đem đổ được, quần áo thay ra chỉ vứt vào máy chứ chưa một lần bấm máy giặt hay lấy ra phơi. Tôi chia sẻ với chồng và muốn anh thay tôi góp ý để cháu không nghĩ là thím khó tính, nhưng mọi chuyện đâu vẫn hoàn đấy.
Một hôm, tôi đi làm về sớm do bị cảm gió. Cháu mở nhạc quá to trong phòng nên không biết tôi về. Khi đi ngang phòng cháu, tôi giật mình không tin nổi trước cảnh tượng bất ngờ: cháu đang ôm hôn một cậu bạn trai trên giường ngủ, đứa nào cũng chỉ còn một tí quần áo trên người. Tôi đánh động thì hai đứa nó buông nhau ra nhưng lại tỏ vẻ thản nhiên như thể chẳng có gì to tát. Trong khi đó, cháu mới chỉ đang học lớp 10. Quá bực mình, tôi gọi cho chồng. Anh về mắng vài câu thì cháu vùng vằng, bảo ở trường cháu học trai gái yêu nhau, ôm hôn nhau trước mặt người khác là chuyện quá bình thường.
Bị tôi bắt gặp đang ôm hôn bạn trai trong phòng, cháu không tỏ ra ngại ngần. Khi bị trách cứ, cháu nói tôi vu khống, cháu và bạn chỉ đang “học bài chung” (ảnh minh họa).
Hết chịu nổi, tôi bảo cháu còn đang đi học, nên hạn chế chuyện yêu đương và cũng cần tôn trọng ngôi nhà của chú thím, thế là nó gọi cho bố mẹ, bảo thím ỷ nhà của thím nên coi khinh và muốn đuổi con đi. Anh chị chồng không tìm hiểu đầu đuôi, gọi cho tôi mắng nhiếc không tiếc lời. Chồng tôi giải thích rõ sự việc thì anh chị bảo chồng tôi bịa ra chuyện đó để bênh vợ, chứ con gái anh chị nào giờ ngoan nổi tiếng cả vùng, ai cũng biết. Bố mẹ chồng tôi hay chuyện, lập tức bắt xe lên thành phố.
Trước mặt tôi và chồng tôi, cháu gái “diễn” như thật, khóc lóc ôm lấy ông bà ngoại bảo bị thím để bụng thù ghét. Cháu và cậu bạn chỉ đang học bài chung, vậy mà bị tôi vu vạ là đang ôm ấp hôn hít nhau trong phòng. Chồng tôi thấy cháu bịa chuyện quá trắng trợn, tức quá tát cháu một bạt tai. Thế là mẹ chồng tôi gào lên bảo anh là thứ đàn ông hèn, sợ vợ, mù mắt vì loại đàn bà ti tiện. Lần đầu nghe những lời cay nghiệt ấy, tôi đã bật khóc rồi bỏ chạy khỏi chính ngôi nhà mình. Chồng tôi rất tốt, tâm lý và yêu vợ, nhưng nếu cứ phải đối mặt với cách cư xử và suy nghĩ ích kỷ, thiếu thông cảm như thế của bố mẹ và gia đình chồng, liệu rồi đây cuộc hôn nhân của tôi sẽ ra sao?
Theo Báo Phụ Nữ
Sốc với món quà 8/3 của người chồng vô tâm
Thanh nín lặng nhìn theo tay chồng đang lấy từ trong túi áo ra món quà đặc biệt tặng vợ nhân ngày 8.3. Thật không ngờ...
Tôi sốc trước món quà ngày 8.3 của chồng (ảnh minh họa: IT)
Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê ở Nam Định, Thanh lọt vào mắt xanh của nhiều người vì dáng người thanh thoát và khuôn mặt phúc hậu. Hơn nữa Thanh lại là giáo viên nên rất được mọi người tôn trọng, quý mến.
Thế rồi, nghe lời bố mẹ họ hàng, Thanh nhận lời lấy Kiên - một công tử nhà mặt phố, bố làm quan. Ai cũng bảo Thanh là người phụ nữ sướng, về làm dâu trong một gia đình cơ bản, chồng Thanh - một cán bộ huyện lại là mẫu đàn ông luôn biết chăm lo về gia đình. Mỗi lần nghe người ta nói vậy, Thanh chẳng dám phản đối nửa lời vì những điều đó cũng chẳng sai. Thanh là gái quê mà về làm dâu nơi phố xá, trong một gia đình như thế, thì quả thực là có phước.
Kiên và Thanh đến với nhau qua một lời mai mối của đồng nghiệp, thấy hợp thấy ổn thì cưới. Cuộc sống hôn nhân vì vậy cũng không có nhiều thăng trầm, nó cứ bình lặng và đều đều, không ồn ào, không cãi vã, không giận hờn, không âu yếm, nhiều lúc Thanh thấy buồn tẻ đến nhạt nhẽo. Đôi khi Thanh lại ước rất vớ vẩn, hai vợ chồng cô cũng to tiếng xô xát một trận nảy lửa, rồi Thanh có cớ để được giận hờn chính đáng, rồi Kiên sẽ làm lành với Thanh bằng hoa hồng, bằng những lời ngọt ngào như bao ông chồng yêu vợ khác. Nhưng những suy nghĩ ấy tắt ngấm hẳn trong ngày 8.3 đầu tiên sau khi cưới.
Thực tình, khi mới quen nhau, ngày 8.3, Kiên cũng chăm chút lắm, nào hoa hồng, nào quà đủ cả. Cứ ngỡ lấy nhau rồi, Kiên sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để chăm chút cho người vợ trẻ, nhưng sự thực lại hoàn toàn ngược lại.
Ngày 8.3 đầu tiên sau khi cưới, vợ chồng son chưa vướng bận chuyện con cái, bố mẹ chồng cũng tâm lý, Thanh chắc mẩm sẽ có một ngày thật ý nghĩa bên chồng, có khi đó cũng là dịp để hâm nóng những cảm xúc của vợ chồng Thanh. Vì thế Thanh cho phép tâm trí mình được thả sức tưởng tượng bay bổng: một món quà nhỏ xinh, một bàn ăn ấm cúng với nến và hoa hồng, một không gian sực nức mùi yêu đương mật ngọt trong quán café lãng mạn... Có thể lắm chứ, vì kinh tế gia đình Kiên khá, bố mẹ chồng lại tâm lý.
Nhưng đáp lại sự mong đợi của người vợ trẻ lại là sự "chu toàn" đến khô khan của Kiên. Tối 8.3, Kiên về nhà muộn với vẻ mặt uể oải. Dù đã đợi chồng cả tiếng đồng hồ để ăn cơm nhưng Thanh cũng chẳng một lời trách móc, vẫn nhẹ nhàng hỏi han: "Sao anh về muộn thế". Đáp lại là tiếng Kiên thở dài: "Ôi trời, cơ quan tổ chức mùng 8 tháng 3 cho mấy mẹ, vẽ vời đủ thứ mệt cả người ra, mùng 8 với chả mùng 9, sao lắm cái ngày linh tinh thế không biết". Dứt lời, Kiên lững thững quay lưng đi lên cầu thang, còn mình Thanh đứng trơ trọi một mình trong xó bếp với nỗi trống trải, hoang mang.
Như chợt nhớ ra điều gì, Kiên khựng lại, đưa tay vào túi áo tìm kiếm, có vẻ như không thấy vật cần tìm, Kiên lại cho tay vào túi quần rồi từ từ lôi ra tờ 500k nhàu nát. Kiên uể oải bước lại chỗ Thanh giúi tờ tiền cũ vào tay vợ rồi chẹp miệng: "Cầm lấy mua gì thì mua".
Thanh ngơ ngác ngạc nhiên hỏi: "Tiền gì thế anh?" thì Kiên lớn giọng gắt: "Tiền mùng 8.3 chứ tiền gì, thế cũng phải hỏi". Nói xong, Kiên đi thẳng lên phòng đi tắm, rồi lăn ra ngủ như đã chu toàn các công việc trong ngày Quốc tế phụ nữ. Mình Thanh ở lại, nắm chặt món quà của chồng trong tay đầy cay đắng.
Theo Danviet
Con dâu chẳng muốn... làm dâu Ngày xưa, các cô gái lấy chồng rất sợ phải đi làm dâu, sợ bị mẹ chồng xét nét. Nhưng hiện nay, khi vai trò của người phụ nữ trong gia đình dần nâng cao, chuyện làm dâu lại đang có xu thế đảo ngược. ảnh minh họa Một nhà hai mâm Hải và Thảo yêu nhau mấy năm đại học, bố mẹ...