‘Tôi phát hiện mình không phải con ruột của bố nhờ xét nghiệm ADN’
Một phụ nữ người Anh chia sẻ với Telegraph việc cô bất ngờ phát hiện bí mật hàng chục năm của gia đình sau khi xét nghiệm ADN.
Tôi là con gái duy nhất trong gia đình tuy không dư dả nhưng rất hạnh phúc. Bố mẹ tôi phải cố gắng 4 năm mới có thể mang thai tôi.
Mỗi khi nhìn vào gương, tôi thấy mình có gương mặt giống mẹ, còn chiều cao và màu mắt được thừa hưởng từ bố. Do đó, tôi chưa từng thắc mắc về nguồn gốc của mình.
Cả nhà nội và ngoại của tôi đều là người Do Thái nhập cư – mẹ tôi đến từ Đức và Hà Lan, còn bố đến từ Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tôi không biết nhiều về nhà nội.
Mỗi khi được hỏi về lịch sử gia đình, mẹ tôi lại lảng đi chuyện khác. Tôi không nghĩ nhiều về hành động lạ kỳ của mẹ. Tôi chỉ cho rằng bà ấy không thoải mái khi nói về quá khứ, nhất là nỗi đau mà người Do Thái phải chịu đựng trong chiến tranh.
Năm 2013, bố tôi qua đời.
Xét nghiệm ADN được sử dụng để khám phá huyết thống gia đình. Ảnh: iStock.
Cuộc xét nghiệm ADN bất ngờ
Tháng 10/2017, tôi phấn khích khi thấy quảng cáo xét nghiệm ADN. Đây có thể là cơ hội tôi tự giải đáp thắc mắc bấy lâu trong lòng.
Kết quả cho thấy tôi đúng là người Do Thái Ashkenazi nhưng chỉ chiếm 49%. 51% còn lại là sự pha trộn giữa nguồn gốc Scotland và Anh.
Tôi liền gọi cho mẹ để thông báo về kết quả xét nghiệm, tỏ ra thích thú xen lẫn ngạc nhiên khi thấy mình không hoàn toàn là người Do Thái. Thế nhưng, mẹ không mấy hứng thú với phát hiện của tôi.
Video đang HOT
“Con đừng để ý đến những thứ rác rưởi đó nữa”, bà nói. Khi ấy, tôi chuẩn bị hạ sinh đứa con đầu lòng nên lại chẳng mảy may nghĩ đến phản ứng của mẹ.
Bẵng đi một năm, tôi đọc bài báo về chuyện xét nghiệm ADN có thể khám phá nhiều bí mật gia đình. Bỗng tôi quay sang chồng và hỏi: “Anh có thấy em trông giống bố không?”.
“Nói thật, anh không thấy em giống bố”, chồng tôi đáp.
Là con gái duy nhất trong một gia đình bình thường, hạnh phúc, người phụ nữ chưa từng thắc mắc về nguồn gốc của mình.
Nỗi nghi ngờ khiến tôi lập tức gọi điện cho mẹ: “Bố không phải cha ruột của con phải không?”
Tôi đã mong rằng mẹ sẽ cười phá lên trước câu hỏi ngốc nghếch của tôi. Thế nhưng, bà lại im lặng. Bằng một giọng chậm rãi, mẹ tôi giải thích rằng vì chồng vô sinh, tôi được thụ thai bằng cách sử dụng tinh trùng của người hiến tặng.
Tìm gặp “bố ruột”
Đêm hôm ấy, tôi nghĩ về người bố quá cố của mình. Ông ấy là người đầu tiên tôi gọi tên sau mỗi lần tỉnh dậy khỏi cơn ác mộng, là người tình nguyện đưa tôi đến các bữa tiệc hồi tôi còn là thiếu niên. Tôi biết ơn vô cùng vì bố đã hết mực yêu thương mình, dù tôi không phải con ruột về mặt sinh học của ông ấy.
Mẹ tôi liên tục nói rằng họ mong mỏi có tôi đến nhường nào. Ngày ấy, xét nghiệm ADN không phổ biến, còn bác sĩ khuyên họ rằng đừng kể chuyện này cho tôi nghe. Mẹ cũng nhấn mạnh rằng bố tôi yêu thương đứa con gái duy nhất của ông rất nhiều.
Sau khi tiếp nhận sự thật, tôi trải qua những đêm giận dữ, đầy nước mắt và mất ngủ. Tôi quyết định thu thập thông tin và sử dụng cơ sở dữ liệu ADN để truy tìm “bố ruột” của mình. Đầu năm 2019, tôi gửi email cho ông ấy và nhận được lời phản hồi sau hai tuần.
Xét nghiệm ADN có thể khám phá nhiều bí mật gia đình. Ảnh: SuperStock.
Người “bố ruột” giải thích rằng ông hiến tặng tinh trùng theo diện nghiên cứu khoa học, chứ không bao giờ đồng ý phục vụ sinh sản. Ông sốc khi biết rằng nó được sử dụng sai mục đích như vậy.
10 hôm kể từ ngày nhận email hồi đáp, chúng tôi hẹn gặp nhau ở nhà hàng. Thật lạ lùng nhưng giữa tôi và “bố ruột” có mối liên hệ mật thiết lập tức, từ nét đặc trưng trên gương mặt, tính cách đến những lựa chọn trong cuộc sống.
Đến nay, chúng tôi vẫn giữ liên lạc. Tuy nhiên, gia đình của người đàn ông ấy không biết sự tồn tại của tôi, cũng như nhà nội không biết chuyện tôi được thụ tinh nhân tạo.
Mối quan hệ giữa tôi và mẹ bình thường trở lại. Tôi đã hiểu vì sao mẹ không nói sự thật với tôi.
Cũng may, tôi phát hiện ra bí mật được che giấu hàng chục năm này sau khi bố qua đời. Nếu không, ắt hẳn ông ấy sẽ đau lòng. Đối với tôi, bố sẽ mãi là cha ruột.
Chồng cũ bỏ đi biệt xứ, không 1 lời hỏi thăm con suốt 4 năm trời bất ngờ xuất hiện nhưng lời anh ta nói chỉ khiến tôi tức giận, tiễn khách tức thì
Dù chồng cũ có quỳ xuống cầu xin, tôi vẫn không thể cảm thông được. Thậm chí, những lời đó càng khiến tôi coi thường anh ta hơn.
Chồng cũ ngoại tình, thế nên chúng tôi ly hôn. Thực ra, tôi là người hay dỗi nhưng lại dễ nguôi ngoai, ngày ấy mà Tùng xin lỗi, xuống nước năn nỉ có lẽ tôi cũng tha thứ thôi. Thế nhưng anh ta tuyệt nhiên chẳng làm vậy. Thậm chí, khi vợ vạch mặt chuyện "mèo mả gà đồng", Tùng còn vung tay tát tôi, đổi lỗi rằng vì vợ vụng, vợ xấu, vợ hỗn hào, không biết chiều chuộng nên anh ta mới ra ngoài.
Bố mẹ chồng thì lại càng chẳng buồn nói tới, khi đó họ cũng hùa vào bênh vực con trai. Thế là, tôi bỗng trở thành kẻ tội đồ trong cuộc hôn nhân ấy, vì tôi kém cỏi nên chồng phải ra ngoài tìm niềm vui.
Quá uất ức, tôi ôm con về ngoại. Cứ nghĩ một thời gian nữa nguôi ngoai, Tùng sẽ tìm tôi để xin lỗi. Thế mà 3 tháng trời, anh ta không thèm tới thăm con trai hơn 1 tuổi. Thằng bé đang tuổi bập bẹ tập nói lúc nào cũng gọi "pa pa, ba ba", lòng tôi càng đau nhói.
Cuối cùng, tôi phải hạ mình hẹn gặp Tùng, nhưng anh ta khiến tôi bất ngờ lần nữa khi đưa ra tờ đơn ly hôn. Tôi choáng váng, tay run lên, nước mắt cứ tuôn không thể ngừng được. Tùng lạnh lùng bảo: "Anh có con mới rồi, cô ấy sẽ sinh cho anh một đàn con, thế nên Bon em cứ nuôi, khi nào rảnh anh sẽ qua thăm. Em kí đi, rồi từ nay mình đừng làm phiền nhau thêm nữa".
Vào thời khắc ấy, tôi quyết định vứt bỏ hết cả liêm sỉ, cầm tay Tùng mà năn nỉ, cầu xin. Tôi nhận hết mọi lỗi lầm về mình, hứa sẽ thay đổi (chẳng hiểu thay đổi gì nữa, lúc đó tôi dại thật), rồi khẳng định sẽ xin lỗi bố mẹ anh...
Nhưng Tùng nhẹ nhàng bảo tôi: "Anh yêu người khác rồi. Anh cũng có con với cô ấy rồi, cái thai 5 tháng rồi, em muốn anh tôn trọng và còn về thăm Bon thì em kí đi! Đừng ngăn cản anh đi tìm hạnh phúc mới nữa."
Tôi hiểu rằng người chồng này thật sự không đáng để mình níu kéo nữa rồi. Tôi kí. Và mấy tháng sau, chúng tôi gặp nhau tại tòa. Tùng có đưa cho con tôi, bé Bon một cuốn sổ tiết kiệm 20 triệu. Đó cũng là lần cuối anh ôm thằng bé...
Những tháng ngày sau đó, tôi gắng vượt qua nỗi đau, một mình nuôi con. Về phần chồng cũ, tôi không hề liên lạc với Tùng, anh cũng tuyệt nhiên chẳng hỏi thăm con 1 câu. Bố mẹ chồng cũng không tới thăm Bon. Suốt 4 năm trời, anh ta không ghé thăm, cũng chẳng nhắn tin hay đả động gì, như thể chúng tôi không hề liên quan cuộc đời anh ta vậy. Mà tôi cũng nghe phong thanh rằng Tùng đã rời khỏi quê, đi làm ăn cùng vợ mới ở xa lắm.
Thoắt cái đã 4 năm, tôi hiện giờ kinh doanh ổn nên cũng có của ăn của để. Tôi chưa có ý định đi bước nữa, vẫn sống cùng bố mẹ ruột. Bon thì đã lớn, đang học lớp mẫu giáo 5 tuổi, khá chững chạc và hiểu chuyện.
Hôm gần đây, thằng bé đang chơi với bạn bỗng chạy ào về nhà, dẫn theo một người rồi gọi ầm cả lên: "Mẹ ơi, mẹ ơi, có chú này tìm mẹ này".
Tôi chết lặng khi nhìn thấy người đàn ông trước mặt. Mấy năm trời không gặp mà Tùng gầy xọp hẳn đi, già hơn tuổi nhiều lần. Trong khi tôi đang bối rối, Tùng lại bất ngờ gọi tên, rồi quay sang ôm Bon, bảo thằng bé gọi bố: "Bon, bố đây! Là bố đây, gọi bố đi con".
Thằng bé sợ hãi, giãy ra rồi khóc thét, bỏ chạy. Tôi thì lúc này mới trấn tĩnh lại, yêu cầu Tùng đừng hành động lỗ mãng khiến thằng bé sợ. Lúc này anh mới cầm tay tôi, kể lại những năm xa tôi cuộc sống không hề dễ dàng.
Anh ta theo vợ mới đi lập nghiệp, nhưng cô ta chỉ có ăn bám, lại còn ngoại tình. Và mãi gần đây, đứa con kia bị ngã, phải nhập viện, Tùng mới hay đó không phải con ruột anh. Xét nghiệm ADN đứa thứ 2, cũng không phải con anh nốt.
Chưa kể lao động nặng khiến Tùng đau ốm liên miên, gầy gò, xuống sắc. Nhiều lần muốn về nhưng vợ mới luôn lấy cái chết ra đe dọa, giữ chân.
Và khó khăn lắm anh mới bỏ về được, anh muốn nhận lại bé Bon. Tới lúc này, tôi mới thấy thật sự nực cười. Hóa ra, anh ta cũng chẳng phải yêu thương, nhớ nhung gì thằng bé. Chẳng qua là vì phát hiện 2 đứa con của vợ mới không phải con ruột mình, bị lừa dối, bị phản bội nên mới quay về tìm tôi.
Tôi đã từng ngu, đương nhiên không thể tiếp tục. Tôi tức giận từ chối, xua đuổi nhưng Tùng khóc lóc nói mình bị bệnh hiểm nghèo. Anh ta cầu xin tôi những tháng ngày cuối đời được nhìn con, được Bon gọi là bố.
Tôi đuổi Tùng đi ngay không nể nang. Thế nhưng sau đó tôi vẫn suy nghĩ rất nhiều. Những gì anh ta trải qua cũng coi như báo ứng. Nhưng nếu anh ta bệnh thật, tôi có nên cho con trai gặp mặt, gọi bố không? Dẫu sao anh cũng là bố ruột của thằng bé mà.
Chuyện hy hữu ở phòng xét nghiệm ADN: Hai người đàn ông tranh làm bố một đứa trẻ 'Từ xưa tới nay, chỉ có chuyện bố đến xét nghiệm ADN để kiểm tra xem có phải con ruột không chứ hai người cùng đến nhận làm bố thì đúng là chuyện lạ', bà Nga nói. Suốt mấy chục năm làm công tác nghiên cứu, xét nghiệm, có rất nhiều chuyện lạ đời mà ThS. BS Nguyễn Thị Nga - Giám đốc...