Tới Phan Thiết lướt ván diều tìm cảm giác mạnh
Bình Thuận – Môn thể thao cảm giác mạnh lướt ván diều đang thu hút rất đông du khách vào mỗi chiều tại biển Hàm Tiến, TP Phan Thiết.
Các du khách đang lướt ván diều. Ảnh: Duy Tuấn
Thời điểm cuối năm, sức gió đủ mạnh, sóng biển lý tưởng để du khách quốc tế chơi bộ môn lướt ván diều tại bãi biển dọc theo các resort ở Hàm Tiến, TP Phan Thiết. Lướt ván diều là môn thể thao mạo hiểm sử dụng sức gió để cưỡi trên đầu ngọn sóng và lướt trên mặt nước biển.
Bãi biển Hàm Tiến rợp cánh diều của người chơi lướt ván. Ảnh: Duy Tuấn
Cứ từ 15h-17h30 hàng ngày, bãi biển nơi đây tràn ngập những cánh diều của người chơi lướt ván tung bay trên bầu trời. Theo ghi nhận, hàng ngày, có khoảng 100 người chơi lướt ván diều tại bãi biển Hàm Tiến tạo nên khung cảnh diều bay rợp trời.
Một góc nhìn từ trên cao. Ảnh: Duy Tuấn
Video đang HOT
Nhìn cảnh người chơi đu cánh diều, nhào lộn trên ngọn sóng và lướt đi trên mặt nước, ai cũng thích. Tuy nhiên, để chơi được môn thể thao này đòi hỏi phải trải qua những giờ học các kĩ thuật trên bờ và dưới nước.
Theo một huấn luyện viên dạy lướt sóng tại bờ biển, để chơi được lướt ván diều, người chơi phải học khoảng 10 giờ. Học phí khoảng 1.200.000 đồng/giờ. Còn thuê ván và diều chi phí khoảng 500.000 đồng/giờ.
Người chơi lướt ván diều điều khiển dây diều điêu luyện để lướt trên mặt biển. Ảnh: Duy Tuấn
Việc học là cần thiết để người chơi biết cách xử lý khi cánh diều bị rơi xuống mặt nước biển, biết cách căng dây cho diều bay lên trở lại. Cũng như nhiều kĩ thuật nhảy sóng, chuyển hướng..
Du khách chơi lướt ván diều. Video: Duy Tuấn
Hiện nay dọc theo bờ biển Hàm Tiến có nhiều nơi dạy chơi lướt sóng nhưng đa số người nước ngoài học chơi bộ môn này.
Anh Artem – du khách Nga, 29 tuổi cho biết, thật tuyệt khi được tự do trong không trung, nhào lộn và làm chủ những con sóng, cơn gió. “Chơi lướt sóng để cảm nhận gió phả vào mặt, ngắm nhìn những con sóng biển, bọt tung trắng xóa, đây là trải nghiệm tuyệt vời mọi người nên thử, đảm bảo sẽ rất thích”, anh chia sẻ.
Còn Zlenko, du khách đến từ Phần Lan, lần thứ 2 trở lại Hàm Tiến – Mũi Né, Phan Thiết cũng vì đam mê bộ môn lướt ván diều này.
“2 năm trước tôi đến đây để tập chơi lướt ván diều và bây giờ khi trở lại tôi đã chơi tốt bộ môn này. Điều kiện sóng gió nơi này rất hợp để chơi môn lướt ván diều, biển ở đây rất đẹp” – Zlenko chia sẻ.
2 du khách vác dụng cụ chơi lướt ván diều về khi trời đã tắt nắng. Ảnh: Duy Tuấn
Du lịch kết hợp thể thao biển được xem là thế mạnh của Bình Thuận để thu hút du khách. Trong đó bộ môn lướt ván diều đã đem lại nét thú vị đầy khác biệt cho du lịch Bình Thuận.
Hoang sơ Cổ Thạch (Bình Thuận)
Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung hiện đang được hầu hết du khách trong và ngoài nước biết đến và yêu thích nhờ hàng loạt khu nghỉ dưỡng từ bình dân cho đến cao cấp.
Dịch vụ đa dạng, phong phú, cảnh quan đẹp thu hút. Nếu tính từ thành phố HCM trở ra, lần lượt các bãi biển sẽ là Lagi, Kê Gà, Phan Thiết, Mũi Né, Hòn Rơm... Và xa hơn nữa, đi về hướng bắc, gần giáp ranh với tỉnh Ninh Thuận, nơi huyện Tuy Phong, vẫn còn 1 bãi biển thưa dấu chân người: Cổ Thạch.
Có nhiều du khách nước ngoài từng đặt chân đến Cổ Thạch và nói rằng, khí hậu và cảnh quan nơi đây giống với vùng Địa Trung Hải - nơi nổi tiếng thu hút du khách khắp nơi tìm đến để tận hưởng thiên nhiên trong lành của biển, cảnh sắc tuyệt vời của đá núi, biển xanh... rất yên tĩnh, hầu như đêm ngày chỉ có tiếng sóng vỗ bờ, hay vỗ vào ghềnh đá, rồi tiếng chim biển thi thoảng bay vút ngang qua trời...
Nhắc đến Cổ Thạch thì nơi này gắn liền với một địa điểm mà du khách gần xa thường xuyên ghé đến nhiều hơn đến với biển, đó là Cổ Thạch Tự.
Cổ Thạch Tự - một ngôi chùa cổ hơn 100 năm tuổi, ở ngay trên ghềnh đá mênh mông của Cổ Thạch. Hàng ngàn hàng vạn tảng đá lớn nhỏ, chen chúc nhau trải dài từ triền núi ra đến biển. Màu sắc đá cũng rất phong phú. Vào mùa mưa, nước từ trên triền núi theo những con suối lát đầy đá lại róc rách chảy ra biển... Cảnh vật thiên nhiên vô cùng thanh tịnh. Và vào đầu thế kỷ 19, Cổ Thạch Tự đã được xây dựng, len lỏi giữa các tảng và hốc đá, cũng trải dọc theo triền núi.
Cả quần thể Cổ Thạch Tự gồm hàng chục công trình lớn nhỏ, trải rộng trên diện tích 4ha, ẩn hiện trong cây rừng, lựng tựa vào triền núi, mặt hướng ra biển cả bao la... Mỗi sáng sớm, sương giăng bao phủ, chùa thấp thoáng ẩn hiện giữa bao quanh là đá, vừa huyền bí vừa thơ mộng.
Cổ Thạch vẫn còn hoang sơ, thưa dấu chân người hóa ra cũng là điều rất hay. Không gian hoang sơ và yên ắng này dễ khiến cho du khách mỗi khi đến đây, có thể viếng chùa trong thanh tịnh, lắng nghe hồi chuông vang đi trong thinh không, dội vào vách đá... và dường như từng tiếng chuông vang sâu vào tâm hồn, giúp gột rửa mọi muộn phiền, giúp cho tinh thần thư thái, bình lặng hơn...
Kê Gà (Bình Thuận): Ngọn hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam Hải đăng Kê Gà là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam, nằm trên một hòn đảo thuộc xã Thuận Quý, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, cách thành phố Phan Thiết 30 km về hướng Tây Nam. Có nhiều giải thích về tên gọi Kê Gà hay còn gọi là Khe Gà. Cách giải thích phổ biến nhất là...