Tội phạm tham nhũng trả hết tài sản mới được xét đặc xá dịp 2/9
Sáng 2/7, Quyết định đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước, nhân kỷ niệm 76 năm Quốc khánh được công bố.
Đây là lần đầu tiên thực hiện đặc xá theo Luật Đặc xá 2018, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng thông báo.
Diện được xét đặc xá bao gồm: người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù nhân chung thân được giảm xuống tù có thời hạn, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù nhân chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn nếu đáp ứng đủ 6 điều kiện mới được xem xét đặc xá. Tiêu chí đầu tiên là ý thức cải tạo tốt, được xếp loại từ khá trở lên; chấp hành án tù ít nhất 1/2 thời gian phạt hoặc 15 năm tù…. Nếu những người này được giảm thời gian chấp hành án phạt tù thì thời gian đó không được tính là đã chấp hành.
Điều kiện tiếp theo là chấp hành xong hình phạt bổ sung là tiền. Phạm nhân thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác và lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt nên không thể thi hành tiếp phần còn lại cũng được xem xét. Riêng tội phạm tham nhũng cần thực hiện xong hết các nghĩa vụ này.
Người lập công, mắc bệnh hiểm nghèo, đau ốm thường xuyên, khuyết tật, từ đủ 70 tuổi trở lên, là lao động duy nhất trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nữ phạm nhân có thai hoặc có con dưới 3 tuổi đang ở cùng… sẽ được xem xét đặc xá khi chấp hành ít nhất 1/3 hoặc 2/5 thời gian án tù hay 13 năm với tù nhân chung thân được giảm xuống án tù có thời hạn.
Đợt đặc xá dịp Quốc khánh 2021 không xét đặc xá với phạm nhân bị kết tội phản bội tổ quốc, gián điệp, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phá rối an ninh… Người trước đó đã được đặc xá, có hai tiền án trở lên, giết người có tổ chức, hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân, cướp tài sản có sử dụng vũ khí… cũng không được hưởng chính sách này.
Bộ Công an thông báo hiện chưa thể thống kê được số phạm nhân đủ tiêu chuẩn xem xét đặc xá.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng. Ảnh: Danh Lam
Cho biết Việt Nam đang quản lý trên 100.000 phạm nhân, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đánh giá “tỷ lệ này thấp hơn nhiều” so với các nước trong khu vực có tương đồng về dân số.
Tại các trại giam hiện có khoảng 600 phạm nhân nước ngoài thuộc 28 quốc tịch và một số chưa thể xác định. “Tất cả được đối xử bình đẳng trong đợt đặc xá này, nếu đủ điều kiện”, Thứ trưởng Công an khẳng định.
Luật Đặc xá năm 2018 cho phép người đang chấp hành án phạt có quyền làm đơn đề nghị đặc xá, trong khi với Luật Đặc xá năm 2007 quyền này thuộc về giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam.
Lần đặc xá gần nhất là năm 2016 với 4.200 phạm nhân và gần 200 người đang hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Từ năm 2009 đến 2016, Việt Nam có 6 đợt đặc xá tha tù trước thời hạn cho gần 90.000 phạm nhân. Đa số người được đặc xá trở về nơi cư trú, ổn định cuộc sống, làm ăn lương thiện, tỷ lệ tái phạm thấp, Bộ Công an cho hay.
Con nợ cờ bạc "bày binh bố trận" sát hại tàn độc nữ ni cô
Nợ nần vì cờ bạc, Loan vờ đến nhà bà N. (là một ni cô) xin xuống tóc đi tu, sau đó, "bày binh bố trận" đoạt mạng chủ nhà và lấy 70 triệu đồng cùng nhiều tài sản khác.
Kế hoạch tàn độc
Năm 2005, Nguyễn Hồng Loan (SN 1970, tại TPHCM) bị TAND tối cao tại TPHCM tuyên phạt 9 năm tù về tội giết người, năm 2009 thì được đặc xá tha tù trước thời hạn.
Sau khi ra tù, Loan từ trại giam tại An Giang trở về TPHCM sinh sống. Với lý lịch có "vết nhơ", Loan gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng. Không có công việc ổn định, thu nhập bấp bênh, Loan liền lao đầu vào cờ bạc.
Từ đó, Loan nhanh chóng bị cuốn vào vòng xoáy "kiếp đỏ đen", càng đánh lại càng thua nên Loan đã vay mượn tiền của nhiều người tiêu xài và đánh bạc nhưng không có tiền để trả vốn và lãi. Loan biết bà N.T.T.N. (pháp danh Hải Hiếu) sống một mình tại phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú (cùng xóm với Loan) có nhiều tài sản, nên nảy sinh ý định giết bà N. để cướp tài sản.
Bị cáo Loan tại tòa.
Tối 1/8/2018, Loan đi đến nhà bà N. giả vờ xin bà N. làm lễ xuống tóc đi tu. Tưởng thật, bà N. hẹn Loan vào lúc 4h sáng ngày hôm sau đến làm lễ cắt 3 chùm tóc rồi khi nào xuống tóc cũng được.
Như đã hẹn, vào khoảng 4h ngày 2/8/2018, Loan mang theo trong người 1 con dao và 1 túi xách bên trong có quần áo cá nhân rồi đi bộ đến nhà bà N.. Khi Loan đến, bà N. mở cửa cho Loan vào nhà và làm lễ cắt 3 chùm tóc. Sau đó, bà N. dẫn Loan vào nhà tắm để rửa mặt, trong lúc bà N. đang mở nước trong nhà tắm thì Loan lấy dao đâm liên tiếp vào người của bà N khiến bà N. chết tại chỗ.
Sau khi bà N. chết, Loan lục tìm tài sản trong nhà lấy số tiền khoảng 70 triệu đồng, 3 sổ tiết kiệm, 1 điện thoại di động và 1 chiếc xe gắn máy. Do điện thoại của bà N. có nhiều cuộc gọi đến nên Loan lấy điện thoại của bà N. ra đập rồi vứt bỏ.
Cũng trong ngày 2/8/2018, ông Đ.V.T. điện thoại cho bà N. nhưng không được. Sau đó, ông T. đến nhà bà N. thì phát hiện bà N. đã tử vong, nên trình báo công an. Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera, ghi lời khai người liên quan. Kết quả điều tra xác định Loan là hung thủ sát hại bà N. để cướp tài sản.
Ngày 23/8/2018, Công an quận Tân Phú phát hiện Loan đang trốn tại phường 4, TP Vĩnh Long nên mời Loan lên làm việc thì Loan uống thuốc trừ sâu tự tử, nhưng bị phát hiện kịp thời và được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Không còn khả năng cải tạo, giáo dục
Ngày 26/8/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM tiến hành bắt giữ Loan. Tại cơ quan điều tra, Loan đã nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Với bộ đồ tối màu, gương mặt ủ rũ, Loan trả lời chậm rãi, rõ ràng từng câu hỏi của HĐXX. Nữ bị cáo khai nhận, quá trình chung sống tại địa phương thường xuyên được bị hại giúp đỡ nên nghĩ bị hại có nhiều tiền. Đồng thời, bị cáo Loan khai ban đầu ý định đi tu là thật nhưng sau đó, bị chủ nợ gây áp lực nên mới làm liều.
"Khi ra tay giết bị hại thì bị cáo hoảng sợ chỉ biết đâm liên tục, đâm rất nhiều nhưng không nhớ mình đâm bao nhiêu nhát", bị cáo Loan khai nhận.
Đại diện gia đình nạn nhân, em gái bà N. cho biết, không yêu cầu bồi thường chi phí mai táng và thiệt hại; chỉ xin lại những tài sản đã bị Loan cướp để làm từ thiện.
Khi nói lời sau cùng, Loan khóc, bày tỏ hối hận về những việc làm của mình và xin gia đình nạn nhân tha thứ. "Bị cáo không dám nhìn mặt ai sau những tội lỗi đã gây ra. Nhưng bị cáo đã rất thành khẩn, xin tòa cho bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời", Loan nói.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định, hành vi của bị can Loan thuộc trường hợp có tính chất côn đồ, thực hiện hành vi một cách quyết liệt, có động cơ mục đích giết người, cướp tài sản ngay từ đầu, một lúc phạm nhiều tội. Bản thân bị cáo có nhân thân xấu, xét bị cáo không còn khả năng cải tạo, giáo dục. Từ đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án tử hình.
Bị tuyên mức án tử hình, Loan bật khóc rồi bước từng bước chậm rãi lên xe tù trở về trại giam. Chỉ vì mê cờ bạc, Loan đã có hành vi tước đi mạng sống của người khác và phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
7 bị cáo trong vụ Liên Kết Việt phải bồi thường cho hơn 60.000 bị hại bao nhiêu? Cơ quan tố tụng phân tích trách nhiệm dân sự của 7 bị cáo Công ty Liên Kết Việt trong việc bồi thường cho hơn 60.000 bị hại. Video: Hơn 500 bị hại đến dự phiên xử vụ Liên Kết Việt lừa đảo Hôm nay 22/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử 7 bi cao trong vu án "Lua đao...