Tội phạm tham nhũng kinh tế luôn tinh vi và phức tạp
Sau khi một số vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh… bị phát hiện, điều tra, xử lý đã có tác dụng răn đe tội phạm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tội phạm kinh tế vẫn xảy ra nhiều và gây thiệt hại lớn trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngày 3-7, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, cho biết: Thời gian qua, đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; nắm tình hình đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc nổi lên như hoạt động lừa đảo lợi dụng kinh doanh đa cấp; phòng ngừa tội phạm kinh tế trong quá trình hội nhập…
Toàn lực lượng đã phát hiện 9441 vụ, 8631 đối tượng phạm tội về kinh tế; 123 vụ phạm tội về tham nhũng, xử lý 178 đối tượng.
Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên tòa.
Qua nắm tình hình và đấu tranh cho thấy, sau khi một số vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên, Hà Văn Thắm, Phạm Công Danh… bị phát hiện, điều tra, xử lý đã có tác dụng răn đe tội phạm trong lĩnh vực này.
Các ngân hàng thương mại cổ phần tự điều chỉnh hoạt động theo quy định của pháp luật; tình trạng lợi dụng “sở hữu chéo”, tạo vốn ảo, thâu tóm ngân hàng, dùng công ty “sân sau” để rút tiền ngân hàng bước đầu được ngăn chặn.
Tuy nhiên, tội phạm kinh tế vẫn xảy ra nhiều và gây thiệt hại lớn trong lĩnh vực ngân hàng, thủ đoạn chủ yếu vẫn là thông đồng, móc ngoặc giữa nhóm đối tượng trong và ngoài ngân hàng để trục lợi hoặc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Đáng lưu ý, do tình trạng sản xuất, kinh doanh của nhiều công ty gặp khó khăn, tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giữa các cá nhân, doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với ngân hàng diễn biến phức tạp hơn, xảy ra ở nhiều lĩnh vực với nhiều thủ đoạn như, lợi cụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết và tâm lý hám lời của người dân để lừa đảo góp vốn kinh doanh, tham gia chuỗi kinh doanh đa cấp, đầu tư dự án, xin việc làm…
Video đang HOT
Điển hình, Cục Cảnh sát kinh tế (C46) đã bắt 8 đối tượng thuộc công ty Liên Kết Việt lừa đảo chiếm đoạt 1.910 tỷ đồng của 52.000 người dân tại hàng chục địa phương, nhưng loại hình này vẫn khá sôi động, tiềm ẩn nguy cơ gây phức tạp về ANTT.
Theo Công An Nhân Dân
Những đại án nghìn tỷ khó thu lại được tiền thiệt hại
Hơn 1.100 tỷ đồng phải thu hồi trong vụ Vinashin, 360 tỷ với vụ án Dương Chí Dũng hay 14.000 tỷ đồng tại vụ Huỳnh Thị Huyền Như đang khiến cơ quan thi hành án "đau đầu" vì tài sản kê biên có giá trị rất nhỏ.
Đại án tiêu cực xảy ra tại Vinashin
Theo bản án ngày 30/8/2012 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, cựu Chủ tịch tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình cùng 8đồng phạm bị xác định cố tình mua tàu, bán vỏ tàu và nhập các thiết bị công nghệ lạc hậu khi không được phê duyệt, gây thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng.
Với việc bị tuyên phạm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Bình phải chịu án 20 năm tù; những người còn lại nhận án từ 3 đến 19 năm.
Các bị cáo phải bồi thường hơn 1.100 tỷ đồng, riêng ông Bình phải thi hành án hơn 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thi hành án dân sự tính đến đầu năm 2016, số tiền phải thu mới 2,4 tỷ đồng.
Các bị cáo trong vụ án Vinashin tại tòa. Ảnh: TTXVN.
Ngoài tài sản cơ quan thi hành án đã kê biên, hiện nhà chức trách chưa tìm thấy tài sản nào khác của đương sự. Tổng cục cho rằng nguyên nhân của sự "bất lực" là do trong quá trình điều tra, xét xử vụ án các cơ quan chức năng đã không phong tỏa và kê biên hết tài sản theo đúng quy định. Vì thế đến giai đoạn thi hành án, việc xác minh, xác định tài sản gặp rất nhiều khó khăn.
Vụ án tham ô, cố ý làm trái tại Vinalines
Ông Dương Chí Dũng (nguyên chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines) bị Tòa phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan, tuyên án tử hình với cáo buộc phạm tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị xác định là đồng phạm giúp sức, ông Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines) cũng phải nhận án tử. 8 người liên quan vụ án bị tuyên các mức án từ 4 đến 22 năm tù.
Ông Dũng, Phúc và các đồng phạm bị cáo buộc đã chi cả chục triệu USD mua ụ nổi cũ sản xuất từ năm 1965, để nhận "lại quả" từ bên bán. Hiện "đống sắt vụn" này chưa một lần đưa vào sử dụng, hậu quả vụ án được xác định rất nghiêm trọng.
Bị án Dương Chí Dũng.
Theo bản án, ông Dũng và Phúc mỗi người phải bồi thường thiệt hại 110 tỷ đồng. Các bị cáo khác liên đới bồi thường tổng cộng gần 150 tỷ đồng.
Tổng số tiền phải thu hồi của vụ án là hơn 360 tỷ đồng, song đến tháng 2/2016 cơ quan thi hành án mới thu được hơn 19 tỷ. Theo Tổng cục thi hành án dân sự, việc xử lý tài sản kê biên để đấu giá đang được xúc tiến. Tuy nhiên khó có thể thu hồi được số tiền tòa tuyên bởi những tài sản kê biên có giá trị nhỏ hơn nhiều, chưa kể nhiều tài sản lại chung với người khác.
Vụ Huỳnh Thị Huyền Như
Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Vietinbank chi nhánh TP HCM) bị cáo buộc vay trên 200 tỷ đồng với lãi suất cao để đầu tư bất động vào năm 2007. Từ năm 2010, kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ, Huyền Như dùng nhiều mánh để có được hơn 4.000 tỷ đồng của nhiều cá nhân, tổ chức.
"Siêu lừa" Huyền Như phải nhận mức án tù chung thân vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức. 22 đồng phạm khác nhận án từ 1 đến 20 năm tù.
Theo bản án phúc thẩm ngày 7/1/2015 của TAND Tối cao tại TP HCM, Huyền Như (án tù chung thân) và 22 bị cáo phải bồi thường tổng cộng trên 14.000 tỷ đồng. Trong số này, tiền phải thu hồi cho ngân sách nhà nước tới hơn 11.000 tỷ đồng; tiền thi hành cho các tổ chức, cá nhân gần 3.000 tỷ đồng.
Huỳnh Thị Huyền Như khi bị đưa ra xét xử.
Hơn một năm qua, các đương sự mới nộp hơn 3,4 tỷ đồng án phí, nộp công quỹ hơn 163 tỷ đồng và bồi thường 15 tỷ đồng cho một chi nhánh ngân hàng. Vụ án còn tới gần 14.000 tỷ đồng chưa thể thi hành.
Như hai vụ đại án trên, nguyên nhân chủ yếu là các tài sản kê biên không đủ bù đắp số tiền phải thu. Cơ quan thi hành án đang tiếp tục đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra chuyển giao bản chính giấy tờ nhà, đất liên quan các tài sản mà tòa án đã tuyên kê biên, tạm giữ để đảm bảo thi hành án... Cục Thi hành án dân sự TP HCM sẽ tiếp tục xác minh truy tìm tài sản của đương sự.
Bảo Hà
Theo VNE
Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như: 9.000 tỷ đồng không có khả năng thi hành án Cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM đã phải đưa hơn 9.000 tỷ đồng vào hồ sơ không có khả năng THA. Chiêu 11.3, Tông cục THADS (Bô Tư pháp) tô chức cuộc họp về kết quả THA những tháng đầu năm 2016. Dự thảo báo cáo của Tổng cục cho hay, tính đến hết ngày 29.2, cơ quan THA các...