Tội phạm tâm thần sát hại người thân: Nỗi đắng cay ở lại
Từ trước tới nay đã có rất nhiều vụ án mạng do tội phạm tâm thần gây ra khiến dư luận bàng hoàng, xót xa. Đau xót hơn, đa số nạn nhân của những vụ án này đều là người thân của tội phạm.
Những vụ án nhói lòng từ tội phạm tâm thần
Vừa qua, khoa ngoại thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận một truờng hợp bé trai 3 tuổi, nhà tại Bình Phước, bị vết thương sọ não nặng do dao chém vào đầu.
Theo lời người nhà thì cùng ngày nhập viện, lúc bé đang ngủ thì bị chú (mắc bệnh tâm thần) dùng dao cắt chuối chém vào hai bên đỉnh đầu. Sau tai nạn, bé chảy máu nhiều nên được đưa vào bệnh viện tỉnh sơ cứu và chuyển bệnh viện Nhi Đồng 2.
Bé trai 3 tuổi đang ngủ bị chú tâm thần cầm dao chém vỡ sọ
Theo bác sĩ Trương Anh Mậu, Khoa ngoại bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, tình trạng bé trước mổ rất nguy kịch: tri giác lơ mơ, da xanh niêm nhạt do mất nhiều máu, vết thương 2 bên đỉnh đầu máu chảy thấm ướt băng và lộ mô não ra ngoài. Trên phim CT scan sọ có máu tụ trong não và dưới màng cứng thái dương phải, giảm đậm độ 2/3 bán cầu não phải.
Bé nhanh chóng được hồi sức cấp cứu tích cực và mổ khẩn. Ca mổ khá phức tạp và kéo dài hơn 3 tiếng. Bé được phẫu thuật cấp cứu làm sạch, vá màng cứng, mở sọ giải áp bán cầu phải.
Sau mổ, tri giác bé cải thiện, tuy nhiên bé bị di chứng yếu nữa người trái.
Bác sĩ Đặng Xuân Vinh, khoa ngoại thần kinh, cho biết đây là một trường hợp của vết thương sọ não gây máu tụ trong não và dưới màng cứng , nếu không được phẫu thuật cấp cứu kịp thời, tính mạng bé sẽ gặp nguy hiểm.
Video đang HOT
Trước đó, ngày khoảng tháng 7/2013, tại xóm Mu xã Yên Nghiệp, Lạc Sơn, Hòa Bình, đã xảy ra vụ án mạng thương tâm. Nạn nhân của vụ án này là ông Bùi Văn Khởi (SN 1953) và người gây án là Bùi Văn Xiển (SN 1989), người con trai của ông Khởi.
Theo người nhà nạn nhân, khi ông Khởi đang ngồi ở cầu thang hóng gió thì bất ngờ bị cậu con trai cầm dao chém nhiều nhát từ phía sau vào phần lưng, gáy khiến ông tử vong tại chỗ.
Điều nhói lòng là, Xiển không hề ý thức được hành vi của mình. Xiển bị mắc bệnh tâm thần nhiều năm nay, hiện vẫn được trạm y tế theo dõi, cấp thuốc hàng tháng nhưng do Xiển hay bỏ đi lang thang nên gia đình đã xích lại. Trước hôm xảy ra vụ việc, nhận thấy bệnh tình của Bùi Văn Xiển có dấu hiệu ổn định sau thời gian dài điều trị, gia đình đã tháo bỏ xích, và hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
Ngoài những vụ án đau lòng trên, trong thực tế còn rất nhiều vụ án mạng do các đối tượng tâm thần gây ra, khiến dư không khỏi xót xa. Giận đấy nhưng cũng thương đấy, bởi lẽ họ đều là người một nhà.
Sau những vụ án này, người thì thương vong, người thì tù tội, để lại cho gia đình, xã hội một nỗi đau. Nỗi đau ấy còn nhân lên nhiều lần bởi những nạn nhân gánh chịu không ai khác chính là những người ruột thịt thân yêu của gia đình.
“Sống chung với lũ”
Người tâm thần, theo các BS chuyên khoa, thường có những suy nghĩ hoang tưởng, không thể kiểm soát được suy nghĩ nên hành vi bộc phát rất nguy hiểm. Những biểu hiện của bệnh rất khó đoán trước nên nếu không biết cách chữa trị để bệnh tình thuyên giảm hay không biết cách kiểm soát, phòng ngừa thì người bệnh tâm thần khó có thể đảm bảo sự yên ổn cho cuộc sống gia đình và sự an toàn cho chính những người thân của mình.
Trong khi đó, hiện nay, bệnh nhân tâm thần chưa được xã hội chưa quan tâm đúng mức, gia đình ngại nên chấp nhận “sống chung với lũ”.
Theo bác sĩ Phạm Văn Trụ, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, nhiều chiến lược quản lý và điều trị bệnh nhân tâm thần được đặt ra, trong đó có những vấn đề cơ bản chưa được hầu hết các quốc gia giải quyết. Đó là tình trạng nhân lực, thiếu bác sĩ, thiếu điều dưỡng chuyên ngành tâm thần, thiếu đầu tư cơ sở vật chất, thiếu giường bệnh và thường xa cộng đồng.
Hơn nữa, hiện nay việc bắt buộc chữa bệnh đối với những người tâm thần chỉ được áp dụng khi họ phạm pháp còn trên thực tế hiện nước ta vẫn chưa có quy định và chế tài nào bắt buộc các gia đình có người mắc bệnh tâm thần phải đưa họ đi điều trị tại các cơ sở y tế. Cũng có không ít gia đình có người tâm thần có hoàn cảnh kinh tế khó khăn không có điều kiện đưa người thân đi chữa bệnh, hoặc cũng không hiếm gia đình vì ngại hàng xóm chê bai, chế giễu nên vẫn cố che giấu người bệnh và “sống chung với lũ”, để rồi phải gánh chịu hậu quả vì sự thiếu hiểu biết của mình.
Bên cạnh đó, có một thực tế là có nhiều người tâm thần đã được chữa khỏi bệnh, khi trở về với cuộc sống hàng ngày tái phát bệnh và gây hại. Điều này cũng có thể do xã hội vẫn còn nhiều tư tưởng kỳ thị người mắc bệnh tâm thần. Đối với những người tâm thần đã chữa khỏi bệnh, rất cần được hòa đồng với gia đình, xã hội, nhưng khi bị kỳ thị, họ rất có nguy cơ tái bệnh và dễ có những hành vi gây hại trở lại.
Bác sĩ Trụ phân tích, khi người bệnh tâm thần vẫn bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị,… thì bạo lực do họ gây ra vẫn còn.
Theo Đất Việt
Nỗi đắng cay của nạn nhân xung đột Thái Lan
Một cảnh sát trở thành anh hùng vì đá bay một quả lựu đạn để bảo vệ đồng đội trong một vụ đụng độ ở Bangkok, song vợ cảnh sát này cho rằng sự nổi tiếng của chồng có giá quá đắt.
"Nếu tôi có thể lựa chọn, tôi chỉ muốn chân anh ấy trở lại bình thường", người vợ 48 tuổi nói. Chồng người phụ nữ này - thượng sĩ cảnh sát Thiradej Lekphu cho biết, anh hàng động theo bản năng và tin rằng thà mình bị thương còn hơn thấy đồng đội thiệt mạng.
Thiradej bị thương nặng ở chân khi quả lựu đạn phát nổ trong khi cảnh sát này không được bảo vệ đầy đủ phía sau tấm khiên chống đạn.
Hiện vẫn chưa rõ ai đã ném lựu đạn vào hàng rào cảnh sát chỉ cầm khiên. Tuy nhiên, cùng ngày, người biểu tình Satta Sae Dan cũng bị bắn chết trong khi đang cố giúp những người biểu tình khác đối mặt với một cuộc tấn công sắp diễn ra của cảnh sát.
Satta để lại một người vợ và ba đứa con, đứa nhỏ nhất mới một tuổi. "Tôi rất buồn nhưng sẽ không từ bỏ cuộc đấu tranh chống chính phủ hiện thời", vợ Satta là Jongjit nói. "Tôi chắc chồng mình sẽ ủng hộ quyết định của tôi nếu hôm nay anh ấy vẫn còn sống".
Satta, tới từ Yala, và vợ đã đến Bangkok hôm 15/2 để tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Người đàn ông này là một trong số 4 người thiệt mạng vì xung đột đẫm máu giữa cảnh sát và người biểu tình ở thủ đô hôm 18/2.
Trong số những người thiệt mạng vì xung đột chính trị ở Thái Lan còn có thượng sĩ Phienchai Pharawat, 46 tuổi. Viên thượng sĩ này làm việc tại đồn cảnh sát ở Rayong song được triệu tới Bangkok để đối phó với người biểu tình.
"Tôi hy vọng những gì đang diễn ra sẽ sớm chấm dứt. Tôi không muốn thấy bất kỳ ai mất đi người mà họ yêu thương", vợ của Phienchai là Pornpimon nói.
Phienchai để lại vợ và hai con, một 15 tuổi và một 12 tuổi.
Cảnh sát trưởng quốc gia Adul Saengsingkaew nói Phienchai sẽ được thăng hàm thiếu tá và các con của người này sẽ được học bổng cho tới khi tốt nghiệp đại học.
Một số người và cảnh sát đã dự lễ rửa tội của Phienchai tại một ngôi chùa. Tại đây, họ hỗ trợ cho gia đình cảnh sát này 1,9 triệu baht.
Một cảnh sát đề nghị giấu tên nói: "Tôi thực sự muốn hỏi những cảnh sát kỳ cựu rằng liệu họ có tự hào khi chủ trì lễ rửa tội cho cấp dưới...Tại sao họ không cố ngăn chặn mất mát về nhân lực ngay từ đầu?".
Cảnh sát trưởng vùng 2 Kawee hôm qua đã phủ nhận tin đồn đang lan truyền rằng cảnh sát kiểm soát đám đông đã nổi điên tại Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự (CMPO). Cảnh sát kiểm soat đám đông từ vùng 2 được giao nhiệm vụ tới cầu Phan Fah Lilat, nơi bạo lực bùng phát và gây thương vong hôm 18/2.
Một số cảnh sát tới thăm Thiradej tại bệnh viện cho biết, nhiều cảnh sát kỳ cựu không đảm bảo an toàn được cho những nhân viên kiểm soát đám đông, vốn được phái tới để đương đầu với người biểu tình.
Theo Hoài Linh
Vietnamnet/Nation
Đau xót những vụ sát hại người tình dã man rồi tự tử Liên tiếp những vụ sát hại người tình một cách dã man rồi tự tử gây rúng động dư luận thời gian vừa qua. Nam sinh viên đâm chết người yêu rồi nhảy lầu tự tử Khoảng 23h30 phút ngày 13/2, Huỳnh Quang Thức (SN 1993, trú tại xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh Quảng Nam) hiện đang là sinh viên năm 3,...