Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp
Theo dự báo, năm 2014, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục diễn biến phức tạp với thủ đoạn đa dạng, xảy ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng.
Mảnh đất màu mỡ của tội phạm công nghệ cao
Trong những năm gần đây, TAND các cấp đã xét xử nhiều vụ án về tội phạm công nghệ cao. Điển hình là ngày 24/1/2014, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 2 bị cáo: Trần Hoàng (35 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) và Phạm Lâm Ngọc (anh họ của Hoàng), tuyên phạt mỗi bị cáo 5 tháng 10 ngày tù (bằng với thời gian tạm giam) về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, Internet, hoặc thiết bị số chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, ngay 26/8/2013, TAND TP Đa Năng xet xư nhom tôi pham ngươi nươc ngoai gôm Wong Kar Wai (1982), Ling Seng Koey (1989), Chong Kon Hoi (1965, đêu mang quôc tich Malaysia) cũng về tôi danh nói trên, tuyên phạt các bị cáo từ 3 năm 6 tháng đến 5 năm 6 tháng tù…
Theo tài liệu của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), công an TP Hà Nội, hiện nay Việt Nam có 131 triệu thuê bao điện thoại di động, 4,8 triệu thuê bao internet băng thông rộng, 15,7 triệu thuê bao 3G. Số người dùng internet ở Việt Nam khoảng 31 triệu (chiếm 34% so với tỷ lệ người dân), có 8,5 triệu người dùng mạng xã hội facebook… Cả nước có 14.400 máy ATM, 116.700 điểm thanh toán tự động (POS), trên 62,4 triệu thẻ với 410 thương hiệu, 40 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet Banking, 09 tổ chức cung cấp hơn 1,3 triệu tài khoản ví điện tử, có 136 doanh nghiệp đã được cấp phép trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Xét xử nhóm tội phạm công nghệ cao người nước ngoài tại TAND TP Đà Nẵng
Symaltec – Tập đoàn bảo vệ bí mật máy tính quốc tế đánh giá Việt Nam đứng thứ 11 trên toàn cầu về nguy cơ bị tấn công mạng. Số lượng các cuộc tấn cong có chủ đích gia tăng từ 77 cuộc lên đến 82 cuộc mỗi.
Theo PC50, năm 2013 và năm 2014, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục diễn biến phức tạp với thủ đoạn đa dạng, xảy ra trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng. Các hành vi phát tán các loại virut, phần mềm gián điệp, mã độc ngày càng phức tạp và tinh vi. Đã xuất hiện nhiều biến thể của các loại vi rút nhằm trộm cắp tài khoản ngân hàng, các kết nối ngầm và các phần mềm gián điệp, mã độc chuyển dùng để đánh cắp thông tin.
Video đang HOT
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Trong hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán điện tử xuất hiện tình trạng trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để rút tiền, mua vé máy bay trực tuyến, thanh toán dịch vụ hoặc mua hàng hóa tiếp tục diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại nặng nề đến lợi ích kinh tế của chủ thẻ. Trong khi đó, tình trạng trộm cắp tiền thông qua các hoạt động mua bán hàng hóa trực tuyến và thanh toán qua dịch vụ Internet Banking đã xuất hiện và ngày càng phổ biến.
Cũng trong năm 2013, tình trạng các đối tượng người nước ngoài lắp đặt thiết bị skimming trộm cắp thông tin thẻ tín dụng và mã pin của khách hàng nhằm làm thẻ giả hoặc để thanh toán trên địa bàn Hà Nội diễn ra khá phổ biến. Trong lĩnh vực viễn thông, tình trạng trộm cắp cước viễn thông quốc tế tiếp tục gây những thiệt hại lớn về kinh tế đối với các doanh nghiệp trên lĩnh vực này. Việc lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong các tài khoản thuê bao điện thoại đi động trong nước thông qua các cuộc gọi nhỡ từ những đầu số lạ ngày càng phổ biến, gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho chủ thuê bao và ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông.
Thủ đoạn đa dạng
Báo cáo tại Hội nghị triển khai chương trình công tác 2014, Trung tá Ngô Minh An – Phó Phòng PC50, CA Hà Nội dự báo, năm 2014 tội phạm sử dụng công nghệ cao nổi lên một số vấn đề như tội phạm an ninh mạng, tội phạm tấn công máy tính, mạng máy tính – lợi dụng lỗ hổng bảo mật web, tấn công truy cập, lấy cắp, phá hoại dữ liệu; Phát tán virut, phần mềm gián điệp; Từ chối dịch vụ làm tắc nghẽn đường truyền… Hai là các loại tội phạm truyền thống mà trong đó đối tượng sử dụng công nghệ cao qua mạng Internet, các thiết bị số tạo lập các trang website thương mại điện tử, như: Kinh doanh trái phép, buôn lậu, mua bán trái phép ma túy, rửa tiền, cờ bạc, trốn thuế, vi phạm bản quyền, mại dâm, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, làm giả con dấu tài liệu của các cơ quan nhà nước…
Các đối tượng cũng sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như: Tội phạm đánh cắp dữ liệu rồi làm thẻ giả, gian lận thẻ ngân hàng, sau đó rút tiền tại máy ATM hoặc thanh toán mua hàng tại các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ; Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: gồm lừa đảo sử dụng thủ đoạn kinh doanh đa cấp trên internet, lừa đảo trong thương mại điện tử, lừa đảo bằng email, nick chat, tin nhắn (Đăng tin trúng thưởng, đe dọa bắt cóc tống tiền, làm quen chuyển hàng có giá trị…). Năm 2014, tội phạm tội phạm lợi dụng công nghệ cao nhưng có yếu tố nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể gia tăng.
Tiến sĩ Lê Quang Minh, Viện Công nghệ thông tin, trường đại học Quốc gia Hà Nội: “Đối với luật pháp của nước ngoài thì chứng từ điện tử là một chứng cứ pháp lý để đấu tranh và buộc đối tượng phải nhận về hành vi phạm tội. Như vậy, sau khi thu được dữ liệu điện tử trên máy tính, USB, email của đối tượng, trên server của nhà cung cấp dịch vụ Internet, đây được xem là những chứng cứ để có thể sử dụng trước tòa”.
Theo Công lý)
Hà Nội: Thiếu tiền, 9X giết người dã man
Chiều 12/2, CA Hà Nội cho biết, vừa làm rõ vụ án giết người, cướp tài sản, xảy ra vào ngày 18/1, tại cánh đồng Cò, khu Đồng Vai, thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
Cường tại cơ quan công an
Theo điều tra, khoảng 20h ngày 18/1, người dân Đồng Vai, thị trấn Xuân Mai, Hà Nội phát hiện xác một nam giới chưa rõ tung tích, trên cổ có 1 vết thương hở.
Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự, CA Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ tiến hành điều tra, làm rõ.
Đến ngày 7/2, CA Hà Nội đã ra lệnh bắt khẩn cấp Triệu Việt Cường (SN 1996, ở Đú Sáng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) để làm rõ hành vi giết người, cướp tài sản.
Tại cơ quan điều tra, Cường khai, do cần tiền nên khoảng 16h ngày 18/1, anh ta nảy sinh ý định cướp xe ôm bán lấy tiền ăn tiêu.
Để thực hiện kế hoạch, Cường dắt theo dao nhọn, đi ra Quốc lộ 6, bắt xe ô tô khách tuyến Kim Bôi - Mỹ Đình, xuống bến xe Yên Nghĩa, Hà Nội.
Cường bắt xe ôm của ông Nông Văn Cường (SN 1959, ở Mỹ Hưng, Thanh Oai, Hà Nội) đi thị trấn Xuân Mai với giá 80 nghìn đồng.
Khi đi đến Xuân Mai, Cường chỉ dẫn cho ông Nông Văn Cường đi vào khu vực cánh đồng Cò, thuộc khu Đồng Vai, thị trấn Xuân Mai.
Tới đoạn đường vắng, Cường lấy dao dí vào cổ nạn nhân.
Người lái xe ôm cố chống cự thì bị Cường cắt vào cổ, khiến ngã úp mặt xuống đường, chết tại chỗ.
Thấy nạn nhân tử vong, gã thanh niên lôi xác xuống mương nước gần đó, lục tìm chiếc điện thoại di động rồi lấy xe máy của nạn nhân và bỏ đi.
Cường bán chiếc điện thoại và xe máy cướp được với giá hơn 7 triệu đồng.
Ngoài vụ án kể trên, vào ngày 28/10/2013, Cường đã gây ra vụ cướp xe ôm khác. Nạn nhân là anh Đặng Định Gương (SN 1967, ở Chương Mỹ, Hà Nội).
Cường cũng yêu cầu anh Gương trở từ bến xe Yên Nghĩa đến khu vực cánh đồng Cò rồi dí dao vào cổ, khống chế cướp đi chiếc xe máy của anh Gương, đem bán với giá 5 triệu đồng.
Theo Xahoi
CA Hà Nội nhận lỗi về 'Hàng loạt hành động kỳ lạ của CSGT' Sau khi xem clip hàng loạt hành động kỳ lạ của CSGT, ban lãnh đạo phòng CSGT, công an TP. Hà Nội khẳng định cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra kiểm soát đã vi phạm về quy trình công tác. Những hành động "kỳ lạ" của CSGT đội số 5, công an TP. Hà Nội. Sau khi clip "Hàng loạt hành động...