Tội phạm sử dụng các chiêu chiếm đoạt tiền của chủ thuê bao
Từ vụ 14.000 điện thoại bị nghe lén cho thấy tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam có chiều hướng diễn biến phức tạp. Các dạng tội phạm loại này luôn có thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm.
Thủ đoạn tinh vi
Theo cơ quan chức năng, phương thức của loại tội phạm công nghệ cao này là chủ yếu thông qua các công cụ chat trực tuyến hoặc mạo danh nhân viên bằng cách trao đổi qua yahoo, điện thoại di động… Sau đó, chúng câu khách vào các website lừa đảo và thông báo khách hàng đã trúng thưởng khuyến mãi với giá trị lớn.
Để làm thủ tục nhận giải thưởng, khách hàng cần nạp thẻ cào điện thoại… Chiêu lừa đảo này đánh vào tâm lý những người nhẹ dạ, cả tin, chỉ hám lợi trước mắt mà không tỉnh táo suy tính trước sau nên dễ dàng mắc bẫy kẻ lừa đảo.
Tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi.
Vụ nghe lén 14.000 điện thoại: Thủ đoạn cài đặt và cách phát hiện
Ngoài ra thì chúng còn ăn cắp password (mật khẩu) email, facebook… lấy trộm thông tin, tài liệu để thực hiện các hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mạo danh bôi nhọ người khác. Một thủ đoạn khác nữa là các nhóm lập website giả danh ngân hàng để lừa đảo tiền của nhân dân…
Liên quan đến hành vi này, cơ quan điều tra đã phát hiện một số doanh nghiệp chuyên thuê các “chuyên gia” tấn công các đối thủ kinh doanh trên mạng như vụ Nguyễn Thành Công (Đăk Lăk) tấn công DDOS một số website thương mại; vụ Nguyễn Ngọc Khánh (Bắc Ninh) tấn công DDOS trang web nhanhoa.com trên máy chủ có hơn 300 trang web của các doanh nghiệp; vụ Nguyễn Quang Huy (Huy remy) Hà Nội tấn công Chợ điện tử (chodientu.com), gây thiệt hại cho hàng trăm doanh nghiệp có gian hàng trên trang.
Video đang HOT
Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử, tình trạng đột nhập trái phép vào các cơ sở dữ liệu của các lĩnh vực kinh tế quan trọng như bưu chính, viễn thông, ngân hàng, các website… để lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tên miền (domain), tài khoản thẻ tín dụng “chùa”, gây thiệt hại về kinh tế và uy tín của Việt Nam trong giao dịch điện tử và thanh toán trực tuyến như vụ tấn công trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM… Những vụ việc này đã khiến rất nhiều người dân cũng như nhà kinh doanh hoang mang, lo ngại trước tình hình và diễn biến của tội phạm công nghệ cao.
Trong thời gian qua, đứng trước diễn biến đầy phức tạp và nguy hiểm đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định “quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao” có hiệu lực kể từ ngày 22/5/2014. Tuy nhiên, tình trạng phạm tội này vẫn chưa giảm.
Dân ngại tố cáo
Trong khi đó, nhiều người dân bị lừa qua mạng thì ngại tố cáo hành vi phạm tội của các bị can. Anh Nguyễn Hữu Nguyên (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) tâm sự: “Tôi từng gửi vào tài khoản điện thoại cho bạn qua một số điện thoại ảo, khi bạn thân tôi chát qua yahoo nói xin cái thẻ điện thoại 500.000 vì có việc bận không ra ngoài mua được. Tôi ngay lập tức đi mua thẻ gửi mã tài khoản vào số điện thoại mà bạn tôi cho. Nhưng khi gọi hỏi bạn tôi thì bạn tôi nói là làm gì có chuyện đó. Lúc đấy tôi mới ngã ngửa vì biết bị lừa”.
Tuy nhiên, anh Nguyên cũng không trình báo hành vi này với cơ quan công an. Cũng tương tự, chị Hà Minh Hà (Quốc Oai, Hà Nội) bị một người lừa mua thẻ điện thoại cho mẹ chồng, đến khi vỡ lở chị cũng không báo công an vì nghĩ có báo cũng không thể tìm ra được thủ phạm.
Về diễn biến phức tạp của tội phạm công nghệ cao lừa đảo qua các trang mạng xã hội, đặc biệt là qua điện thoại di động, đại tá Lê Hồng Sơn- trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50, công an Hà Nội) nói: “Chúng tôi khuyến cáo những người dân hết sức cảnh giác khi nhận các tin nhắn cũng như cuộc gọi của các số điện thoại lạ, hay qua các mạng xã hội, bởi chúng đang dùng đủ mọi cách để chiếm đoạt tiền của những người không cẩn trọng.
Ngoài ra, chúng tôi khuyến cáo người dân trong vấn đề thực hiện các giao dịch qua tài khoản thẻ ngân hàng, cẩn trọng trong bảo mật. Cảnh giác với các hoạt động lừa đảo trúng thưởng, khuyến mại qua các trang mạng xã hội”.
Theo Dân Việt
Trách nhiệm nhà mạng vụ 800 nghìn người bị lừa tải ảnh gợi cảm
PC45 và PC50 Hà Nội đang phối hợp điều tra vụ gần 800 nghìn người bị lừa tải ảnh gợi cảm, trong đó xem xét trách nhiệm của các nhà mạng viễn thông.
Trách nhiệm nhà mạng vụ 800 nghìn người bị lừa tải ảnh gợi cảm
Hôm nay, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) cho biết đang phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 - Công an TP. Hà Nội) làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan trong vụ gần 800 nghìn người bị lừa mất tiền vì tải ảnh sex.
Như đã đưa tin, Phòng PC50 vừa khám phá vụ chiếm đoạt của gần 800 nghìn người qua mạng điện thoại di động. Theo đó, Nguyễn Tuấn Anh (29 tuổi, Trưởng phòng kinh doanh một Công ty CP ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã bị khởi tố về tội "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Nhà mạng đã không kiểm soát
Theo Đại úy Vũ Việt Anh (Phó Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm lĩnh vực thông tin truyền thông - PC50) hành vi của Nguyễn Tuấn Anh có liên quan đến trách nhiệm của các nhà mạng và công ty kinh doanh đầu số dịch vụ gia tăng.
Để chiếm đoạt tiền của người dùng điện thoại, trước hết Tuấn Anh phải thuê số của các doanh nghiệp kinh doanh đầu số dịch vụ gia tăng. Theo đó, Tuấn Anh đã đại diện cho công ty IMMC thuê khoảng 10 đầu số từ rất nhiều doanh nghiệp là: công ty Blue Sea, công ty CP Dịch vụ truyền thông Thế hệ mới, Công ty Phát triển công nghệ NEO, Trung tâm giá trị gia tăng VDC,...
Đại úy Vũ Việt Anh cũng cho hay, các đầu số dịch vụ gia tăng hiện nay đều chủ yếu do 3 nhà mạng lớn cung cấp là VinaPhone, MobiPhone và Viettel. Khi khách hàng chấp nhận tải ảnh, phim sex, tin nhắn sẽ được gửi đến các đầu số này. Với mỗi tin nhắn gửi tới 1 đầu số, thuê bao sẽ bị nhà mạng trừ 15.000 đồng. Số tiền được chia theo tỷ lệ: nhà mạng hưởng 55%, công ty kinh doanh đầu số được 45% rồi chuyển 85% trong số tiền này cho công ty thuê đầu số (chính là công ty của Tuấn Anh).
Theo quy định pháp luật, nhà mạng phải kiểm soát nội dụng tin nhắn của các công ty kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng. Theo đó, các tin nhắn vui chơi có thưởng, tải ứng dụng, phần mềm,... đều phải kèm theo thông báo về loại hình dịch vụ và giá cước dịch vụ. Các công ty kinh doanh dịch vụ muốn phát tán tin nhắn đều phải qua kiểm duyệt của nhà mạng. Tuy nhiên nhà mạng đã không kiểm soát và để Tuấn Anh cùng công ty IMMC có cơ hội lừa khách hàng.
Công ty cho thuê đầu số cũng vô can
Cán bộ điều tra này cho hay, qua tìm hiểu, một nhà mạng cũng từng phát hiện sai phạm của công ty IMMC và đã chặn đầu số và yêu cầu thực hiện đúng. Tuấn Anh đã chỉ đạo nhân viên bổ sung nội dung tin nhắn nhưng lại để 2 chế độ. Ban ngày, tin nhắn có thông báo giá cước. Buổi tối, hệ thống lại tắt chức năng này đi và để "miễn phí". Việc gian dối này đã khiến nhiều người mắc bẫy.
Đặc biệt, Tuấn Anh còn chỉ đạo lập trình viên cài đặt chế độ một lúc gửi tin đến nhiều đầu số. Khi người dùng điện thoại chấp nhận tải phim và hình ảnh, họ chỉ gửi một tin nhắn nhưng thức chất lại gửi đến cả 10 đầu số. Vì vậy có người bị trừ sạch tiền trong tài khoản mà không biết.
Theo cán bộ điều tra, nhà mạng cũng có thể phát hiện việc một thuê bao bỗng dưng gửi 1 tin nhắn đến hàng loạt đầu số và bị trừ nhiều tiền như vậy. Tuy nhiên, nhà mạng đã không kịp thời kiểm tra ngăn chặn. Trong khi đó, các công ty kinh doanh đầu số dịch vụ gia tăng gần như phủi trách nhiệm trong những vụ việc này.
Đại úy Vũ Việt Anh cho hay, hợp đồng giữa nhà mạng và công ty cung cấp đầu số cũng như với công ty kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng đều có thỏa thuận rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty cho thuê đầu số không có trách nhiệm gì. Nhà mạng cũng để cho các công ty kinh doanh dịch vụ gia tăng lộng hành mà không kiểm soát.
Sau khi vụ việc xảy ra, Phòng PC50 cũng đã có văn bản đề nghị các nhà mạng và đơn vị thuộc Bộ Thông tin Truyền thông phối hợp điều tra. Hiện Phòng PC45 (đơn vị thụ lý chính) sẽ trực tiếp làm việc với nhà mạng xem xét trách nhiệm các cá nhân, cơ quan liên quan.
Cũng theo cán bộ Phòng PC50, trước đến nay, những vụ việc liên quan đến lừa đảo tin nhắn đã xảy ra rất nhiều nhưng vẫn chưa có nhà mạng nào đứng ra nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này vẫn cần chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Suốt một thời gian dài, nhiều thuê bao điện thoại nhận được tin nhắn mời tải phim, ảnh sex, game miễn phí trên trang m.money.vn do công ty của Tuấn Anh và Đoàn Việt Dũng (nhân viên) lập ra. Tuy nhiên, khi chủ những thuê bao này nhấp lệnh tải xuống, điện thoại đã bị trừ rất nhiều tiền. Trên thực tế, kết quả nạn nhân nhận được chỉ là những hình ảnh các cô gái mặc đồ lót hoặc áo tắm. Đặc biệt hơn, tin nhắn đã được thực hiện tới rất nhiều đầu số dịch vụ giá trị gia tăng vì vậy có người bị hết sạch tiền trong tài khoản.
Theo Xahoi
Công an Hà Nội lên tiếng về thủ đoạn nghe lén điện thoại Sự việc hơn 14.000 điện thoại tại Việt Nam bị cài phần mềm nghe lén vừa bị phát hiện đã gây xôn xao cho dư luận. Phần mềm nghe lén có thể xem rất nhiều thông tin nhạy cảm của người dùng, sau đó gửi về máy chủ của công ty vi phạm. Ảnh minh họa Mới đây đoàn thanh tra liên ngành...