Tội phạm ở TP.HCM giảm hơn một nửa
Nếu giai đoạn 1987-1996 TP.HCM có hơn 13.000 vụ phạm pháp hình sự/năm thì giai đoạn 2001-2014 chỉ còn 5.700-5.900 vụ/năm.
“70 năm qua, trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời chiến cũng như thời bình, lực lượng công an nhân dân nói chung, Công an TP.HCM nói riêng luôn một lòng, một dạ tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời luôn kề vai, sát cánh cùng quân đội nhân dân, các ngành, các cấp, nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách… bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân” – Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, đã khẳng định như thế tại hội thảo khoa học “Vai trò của lực lượng công an nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP.HCM” do Bộ Công an phối hợp với Thành ủy, UBND TP.HCM tổ chức ngày 29-3.
Tin dân sẽ được dân tin
Nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM Nguyễn Trọng Xuất cho rằng chỉ có tin và dựa vào dân thì ngành công an mới có được nguồn lực vô song và chiều sâu mưu trí tấn công tội phạm. “Bài học rút ra từ an ninh cách mạng thời chiến, điểm cốt lõi của nó chính là nối tiếp và phát huy những giá trị tinh thần truyền thống dân tộc đã có tự ngàn xưa, đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, bản lĩnh trí tuệ Việt Nam, tin và dựa vào dân, chủ nghĩa anh hùng sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Chính nhờ đó mà lực lượng công an nhân dân luôn là chỗ dựa tin cậy của dân” – ông Xuất chỉ ra.
Theo ông Xuất, 40 năm sau giải phóng, lực lượng công an vẫn luôn là chỗ dựa tin cậy của người dân. Bởi vì trên đường phố, trong thôn xóm khi có bóng dáng của sắc phục công an thì nhân dân cảm thấy yên tâm, bọn xấu không dám lộng hành. Ở các khu phố khi người công an khu vực hoạt động giỏi thì bọn trộm cắp lưu manh không có chỗ dung thân, bởi vì công an nhân dân chính là biểu trưng cụ thể của luật pháp.
PGS-TS Phan Xuân Biên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng để làm cho lực lượng công an tốt hơn phải xây dựng người công an nhân dân thấm nhuần sáu lời dạy của Bác Hồ. Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép và coi đó “là cha là mẹ là người sinh thành ra mình”, là đối tượng để mình phục vụ. Đối với chính bản thân mình phải tận tụy, cần mẫn, đạo đức trong sáng. “Bây giờ giữa đêm khuya, đi những đoạn vắng người mà thấy có anh công an, bộ đội là người dân yên tâm. Điều đó thể hiện niềm tin của người dân vào lực lượng công an” – ông Biên nói.
Theo bà Đỗ Thị Lan Anh, Tổng Biên tập tạp chí Sổ Tay Xây Dựng Đảng, chỉ khi mỗi cán bộ, chiến sĩ công an gắn bó với nhân dân, thật sự yêu thương quý trọng nhân dân thì mới làm cho nhân dân yên tâm, tin tưởng và coi công an là người thân của gia đình mình, từ đó hết lòng giúp đỡ công an, hăng hái tham gia đấu tranh chống tội phạm.
Video đang HOT
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an (thứ ba từ trái sang) và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải (thứ hai từ phải sang) đang trao đổi với các đại biểu tại hội thảo sáng 29-3. Ảnh: TÁ LÂM
“Nơi nào dân chưa hài lòng, tập trung chấn chỉnh ngay”Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội đặt ra rất nặng nề. Điều đó đòi hỏi lực lượng công an nhân dân nói chung, Công an TP.HCM nói riêng tiếp tục phát huy bản chất cách mạng tốt đẹp, truyền thống vẻ vang “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”". Người đứng đầu ngành công an yêu cầu cán bộ, chiến sĩ tiếp tục noi gương các thế hệ cha anh, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, lấy sáu điều Bác Hồ dạy công an nhân dân làm kim chỉ nam, là thước đo để tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của người công an cách mạng… để mãi mãi xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và của nhân dân.
Đánh giá những hình ảnh đẹp của lực lượng công an là thế nhưng cũng có ý kiến cảm thấy không yên lòng khi còn có những cán bộ, chiến sĩ công an không còn là công bộc của dân mà đã trở thành những “ông quan cách mạng”, nhũng nhiễu, cửa quyền và hạch sách dân khiến cho nhân dân bất bình.
Theo bà Đỗ Thị Lan Anh, những cán bộ như thế không chỉ làm xấu hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân mà còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân, làm hại thanh danh của lực lượng công an nhân dân. “Tại sao không ít người dân lại sợ công an, lại hồi hộp đề phòng, e ngại khi đến cơ quan công an thay vì là cảm giác an tâm khi được đến với những người đại diện cho luật pháp, cho chính nghĩa? Không thể không suy nghĩ khi một số chiến sĩ công an trình độ chuyên môn kém lại biến chất, hoạnh họe, la mắng, thậm chí hành hung người dân. Ngành công an cần kiên quyết xử lý, loại bỏ những cán bộ như thế” – bà Lan Anh đề nghị.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thiếu tướng Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Công an TP.HCM, cho biết trong quá trình xây dựng lực lượng, Công an TP rất quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh người cán bộ, chiến sĩ công an càng ngày càng đẹp trong mắt người dân bằng nhiều giải pháp. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong lực lượng. “Nơi nào nhân dân chưa hài lòng, phản ánh những trường hợp này trường hợp khác mà gây phiền hà cho nhân dân thì chúng tôi sẽ tập trung làm rõ để chấn chỉnh, kiên quyết xử lý những cán bộ sai phạm trong lực lượng của mình, không có chuyện bao che hay dung túng. Chúng tôi cũng rất cần nhân dân phát hiện, phản ảnh kịp thời những trường hợp cá biệt trong ngành công an để chúng tôi kịp thời xử lý” – Thiếu tướng Thành nói.
Người đứng đầu ngành Công an TP.HCM hứa với tinh thần quyết tâm cao, với truyền thống hào hùng của lực lượng, Công an TP sẽ tiếp bước xứng đáng với các thế hệ công an đi trước, phát huy mạnh mẽ hơn nữa để đảm bảo cho TP luôn có một môi trường ổn định, hòa bình và an toàn để phục vụ cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân.
Chủ động làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại
Với vị trí, vai trò của TP.HCM, những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến TP cũng sẽ ảnh hưởng, tác động đến vùng và cả nước; các thế lực thù địch, phản động xem TP là địa bàn trọng điểm để ráo riết chống phá thâm hiểm. Vì vậy, hơn bao giờ hết, càng đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên toàn Đảng bộ TP; mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an TP phải nỗ lực, quyết tâm nâng cao trình độ về mọi mặt, luôn đề cao kỷ luật, phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, xây dựng, củng cố thế trận lòng dân. Chủ động làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, giữ gìn môi trường hòa bình, an ninh, an toàn, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, cho biết thêm chỉ tính riêng từ năm 1975 đến hết năm 1978, tại TP.HCM đã xảy ra trên 45.000 vụ phạm pháp hình sự, trong đó gần 1.400 vụ cướp…
Để kéo giảm tỉ lệ tội phạm tại TP.HCM từ 13.000 vụ phạm pháp hình sự/năm giai đoạn 1987-1996 xuống còn trung bình khoảng 5.700-5.900 vụ/năm giai đoạn 2001-2014, các đại biểu đánh giá có góp công lớn của lực lượng cảnh sát SBC của Công an TP.HCM. Lực lượng này đã tiêu diệt và khám phá thành công nhiều vụ trọng án, triệt phá nhiều đường dây tội phạm khét tiếng, làm nên thương hiệu riêng và khiến các tên tội phạm khiếp sợ, đem lại bình yên cho nhân dân.
TÁ LÂM – HOÀNG TUYẾT
Theo_PLO
Gần 7 triệu người dân Hà Nội được quản lý bằng hệ thống điện tử
Chiều 20/3, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thu thập thông tin quản lý nhân khẩu, nhập liệu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao kết quả công tác thu thập thông tin quản lý nhân khẩu, nhập liệu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của Công an thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao kết quả công tác thu thập thông tin quản lý nhân khẩu, nhập liệu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của Công an thành phố Hà Nội, cũng như việc sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu trên vào việc cải cách hành chính phục vụ nhân dân và công tác nghiệp vụ công an một cách nghiêm túc, hiệu quả. Phó Thủ tướng ghi nhận việc Công an Hà Nội đã áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác, đưa việc quản lý hệ thống bằng phương pháp sổ sách thủ công sang quản lý bằng công nghệ thông tin.
Theo Phó Thủ tướng, đây là bước tiến toàn diện, vững chắc của Công an Hà Nội, đóng góp vào sự phát triển chung của Hà Nội và cả nước. Hệ thống này không chỉ phục vụ riêng ngành công an mà tiến tới phục vụ nhiều ngành, tạo môi trường kinh doanh tốt cho Hà Nội. Phó Thủ tướng yêu cầu Công an thành phố tiếp tục phát huy kết quả đạt được để tiến tới xây dựng thành công Chính phủ điện tử.
Để tổ chức công tác thu thập thông tin quản lý nhân khẩu, nhập liệu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức 92 lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng sử dụng, khai thác hệ thống cho hơn 3.700 lượt cán bộ, chiến sỹ. Việc thu thập thông tin nhân, hộ khẩu và nhập liệu được chia thành 3 giai đoạn. Đến nay đã thu thập phiếu thông tin và nhập liệu gần 7 triệu nhân khẩu vào hệ thống để từ đó, chuyển từ quản lý bằng hệ thống sổ sách thủ công sang quản lý bằng điện tử. Cũng từ hệ thống, Công an 12 quận đã tiếp nhận, giải quyết trên máy tính được hơn 73.700 hồ sơ đăng ký hộ khẩu, rút ngắn thời gian so với trước từ 1 đến 2 ngày; tra cứu, phát hiện hơn 8.300 thông tin phương tiện cơ giới...
Thời gian tới, Công an Hà Nội tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác thu thập phiếu nhân khẩu và nhập vào cơ sở dữ liệu dùng chung; nghiên cứu, rà soát, khắc phục các lỗi thiếu thông tin, bảo đảm thông tin nhập liệu tuyệt đối chính xác...
Hạnh Quỳnh
Theo TTXVN
Hàng trăm công an xã bỏ việc vì... cuộc sống khó khăn Theo Công an tỉnh Kiên Giang, năm 2014 có 153 công an xã bỏ việc vì cuộc sống khó khăn. Lãnh đạo ngành Công an Kiên Giang kiến nghị Chính phủ tăng chế độ đãi ngộ đối với lực lượng công an xã vì đây là lực lượng nòng cốt ở cơ sở. Sáng 18/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn...