Tội phạm ở TP.HCM: Có dáng dấp của Năm Cam
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM, đã phát biểu như vậy trong buổi làm việc của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phòng chống tội phạm.
Vũ khí “ nóng”, hung khí thu giữ được của các băng nhóm tại TP.HCM – Ảnh: Đàm Huy
Thiếu tướng Phan Anh Minh bày tỏ lo ngại về mối nguy từ các băng nhóm tội phạm ở phía bắc vào TP.HCM tranh giành quyền lợi từ các dịch vụ kinh doanh nhạy cảm như: karaoke, quán bar, vũ trường… “Các băng nhóm tội phạm có tổ chức này hoạt động có dáng dấp như thời Năm Cam trước đây, trong đó chủ yếu là các đối tượng từ phía bắc. Các băng nhóm này không chỉ thanh toán nhau bằng dao, mã tấu mà có cả thủ đoạn tạt a xít để giải quyết mâu thuẫn, triệt hạ đối thủ”, thiếu tướng Minh nhận định.
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), cũng lo ngại khi trên địa bàn TP.HCM tội phạm bạo lực gia tăng, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu xã hội đen, từng xảy ra các băng nhóm lớn thanh toán nhau để tranh giành địa bàn… Theo thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an, “vừa rồi Bộ cũng đã tập trung triệt phá, rất nhiều băng nhóm, hoạt động theo tính chất xã hội đen”.
“Đánh đấm làm sao để ngăn chặn được tội phạm”
Video đang HOT
Ghi nhận những nỗ lực của Công an TP.HCM về công tác phòng chống tội phạm thời gian qua, nhưng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “nếu nhìn vào số liệu về tình hình tội phạm thì chưa vui lắm”. “Mà tôi cũng nói với các đồng chí rằng, Quốc hội sắp họp tới đây rất quan tâm đến việc chúng ta chống tội phạm như thế nào, chúng ta “đánh đấm” làm sao để ngăn chặn được tội phạm, làm sao ngăn chặn được nạn cướp giật xảy ra ở TP này. Người ta quan tâm đến cái cụ thể như thế chứ. Kinh tế – xã hội quan trọng nhưng đời sống tinh thần, vật chất và tính mạng của người dân cũng quan trọng lắm các đồng chí à. Chúng ta phải làm, phải chiến đấu thôi”, Phó thủ tướng nói, đồng thời chỉ đạo nơi nào tội phạm lộng hành thì nơi đó phải “tính sổ” người đứng đầu. Phó thủ tướng lưu ý lực lượng công an không được bảo kê, dung túng cho tội phạm; phải quyết liệt, đồng bộ để TP.HCM không phải là “túi đựng các loại tội phạm”.
Thượng tướng Lê Quý Vương cũng kiên quyết chỉ đạo: “Tới đây phải tập trung rà soát lại toàn bộ các hoạt động có tính chất tổ chức, có băng, có ổ nhóm”.
Nạn mua bán người có chiều hướng gia tăng Ngày 15/10, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người các địa phương trọng điểm phía nam”. Theo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, 10 tỉnh thành trọng điểm phía nam có nạn mua bán người gồm: Tây Ninh, TP.HCM, Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tiền Giang và Bình Phước. Tính riêng trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, đã phát hiện 48 vụ, bắt 184 nghi can, giải cứu 263 nạn nhân. Trong đó, tỉnh Tây Ninh phát hiện đến 52 vụ, kế đến là TP.HCM 45 vụ, Đồng Tháp 32 vụ, Kiên Giang 26 vụ… Đối tượng xâm hại của nạn mua bán người chủ yếu là phụ nữ (từ 16 – 25 tuổi) ở nông thôn, vùng sâu vùng xa biên giới, có học vấn thấp, nghèo và cận nghèo. Nạn mua bán người còn hình thành các đường dây tổ chức mua bán bào thai, trẻ sơ sinh tại các bệnh viện ở TP.HCM với giá 30 – 50 triệu đồng/trẻ…
Theo Xahoi
Bộ Công an cảnh báo nạn buôn người diễn biến phức tạp và gia tăng
Sáng 15.10, tại TX.Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người các địa phương trọng điểm phía nam".
Ảnh minh họa
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đánh giá của các địa phương cho thấy tình trạng mua bán người đang diễn biến phức tạp và có thể gia tăng trong thời gian tới.
Theo đó, đối tượng xâm hại chính của nạn mua bán người chủ yếu là phụ nữ (độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi), có học vấn thấp, nghèo và cận nghèo; ở vùng sâu vùng xa biên giới. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, đổi đời của phụ nữ, tội phạm mua bán người lừa họ bán ra nước ngoài.
Theo báo cáo tổng quan của Tổng cục Cảnh sát tại hội thảo, 10 tỉnh trọng điểm phía nam có nạn mua bán người gồm: Tây Ninh, TP.HCM, Hậu Giang, TP.Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Tiền Giang, Bình Phước.
Theo thông kê từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn các tỉnh này xảy ra 182 vụ, bắt 480 nghi can, giải cứu 725 nạn nhân. Riêng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tại 10 tỉnh này đã phát hiện 48 vụ, bắt 184 nghi can, giải cứu 263 nạn nhân.
Trong đó, tỉnh Tây Ninh phát hiện nhiều nhất với 52 vụ, kế đến là TP.HCM 45 vụ, Đồng Tháp 32 vụ, Kiên Giang 26 vụ, Hậu Giang 16 vụ...
Nhiều đường dây mua bán người sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan bị triệt phá và đưa ra xét xử.
Tại hội thảo, đã có nhiều ý kiến của đại biểu nêu ra các phương pháp tuyên truyền, phối hợp với các ban ngành để nhằm giảm số vụ, nạn nhân liên quan đến việc mua bán người.
Thời gian qua, tội phạm mua bán người hoạt động tinh vi, có tổ chức chặc chẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác giải cứu và điều tra phá án.
Công Nguyên - Giang Phương
Theo TNO
Dân Sài Gòn hoang mang vì giang hồ xử nhau bằng "hàng nóng" Mỗi khi xảy ra đụng độ, các băng nhóm giang hồ đều "thanh toán" nhau bằng "hàng nóng" khiến cơ quan công an không khỏi đau đầu, người dân bất an. Tùng "Lò Gạch" cùng tang vật nhiều súng ru lơ, dao kiếm bị cơ quan công an bắt giữ Thị trường súng, kiếm... ở TP.HCM không sôi động như một số tỉnh,...