“Tội phạm đòi nợ hiệu quả hơn tòa án”
Theo kết quả điều tra của VCCI, nếu sử dụng tội phạm để thu nợ trong kinh doanh, tỉ lệ thành công đến 90% với thời gian chỉ 15 đến 30 ngày, miễn là phải chịu mất 40%-70% giá trị khoản nợ, ngoài ra không mất gì thêm.
Mấy ngày nay, thiên hạ xôn xao về một kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Kết quả khảo sát trên được ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI đưa ra tại cuộc Hội thảo “Luật Thi hành án dân sự – Từ góc nhìn doanh nghiệp” do Bộ Tư pháp và VCCI tổ chức tại Hà Nội ngày 26-2.
Cũng chưa biết phương pháp khảo sát có khoa học không, nhưng khi nó lọt ra ngoài và được thông tin trên báo chí thì đã trở thành một quả bom to đùng: Xã hội đen, tức là bọn tội phạm đòi nợ hiệu quả hơn các công cụ pháp luật (?). Cái kết quả điều tra này vô hình trung đã bào chữa cho tội phạm. Sự thật có như vậy không? Chúng tôi khẳng định là: Không. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy thi hành án hình sự đang có vấn đề…
Minh họa: Internet
Chưa khoa học
Theo kết quả điều tra của VCCI, nếu sử dụng tội phạm để thu nợ trong kinh doanh, tỉ lệ thành công đến 90% với thời gian chỉ 15 đến 30 ngày, miễn là phải chịu mất 40%-70% giá trị khoản nợ, ngoài ra không mất gì thêm. Trong khi đó, khi sử dụng phương án khởi kiện tại tòa án và nhờ cơ quan thi hành án thu nợ, chủ nợ phải bỏ ra khoản chi phí bằng 20%-30% khoản nợ, chưa kể tiền lót tay và các khoản chi phí không chính thức khác có khi còn nhiều hơn. Còn với một phương án thu nợ khác là thuê các dịch vụ thu nợ hợp pháp, thì thời gian trung bình khoảng từ 60 đến 90 ngày, tỉ lệ thành công 70%-80%.
Chỉ tiếc một điều, chính ông Nguyễn Minh Đức, người tổ chức điều tra cũng công nhận rằng kết quả này chỉ là tổng hợp trên 20% số phiếu điều tra phát ra vì… các doanh nghiệp không biết trả lời ra sao, và vì thế không trả lời. Một cuộc điều tra chỉ thu được chưa đầy 30% số phiếu điều tra, chưa phân tích khoa học, đối chiếu với thực tiễn mà đã vội công bố gây xôn xao dư luận là việc làm không khoa học.
Video đang HOT
Nói rằng nhờ tội phạm đòi nợ ngoài trả phí cho họ từ 40%-70% khoản nợ không mất gì khác là sai. Hầu hết những người nhờ tội phạm đòi nợ đều phải trả thêm một khoản phí, tiếc thay là khoản phí nhớ đời, đó là án tù với nhiều tội danh: Cưỡng đoạt tài sản; Cố ý gây thương tích. Những người làm điều tra đã quên để một câu hỏi dành cho tội phạm đi đòi nợ thuê: Câu hỏi đó là tội phạm đi đòi nợ bằng gì? Tội phạm đi đòi nợ bằng các hành vi vi phạm pháp luật: Đó là đe dọa, uy hiếp, khủng bố tinh thần, giết người, đốt nhà… Chính các quý vị thuê đòi nợ là thủ phạm chính, đầu vụ của những vụ án kinh hoàng.
Thưa các ngài điều tra, các ngài có hiểu không? Chỉ riêng nạn đòi nợ thuê trong năm 2013 đã dẫn đến cái chết của hàng chục người, kéo theo hàng trăm người lĩnh án. Theo báo cáo của Công an TP.HCM, đến hết tháng 11-2013, trên địa bàn thành phố ghi nhận xảy ra 6.218 vụ phạm pháp hình sự, tăng 290 vụ (4,98%) so với cùng kỳ năm 2012, làm chết 133 người, bị thương 758 người, thiệt hại tài sản khoảng 90 tỷ đồng, trong đó đáng kể là số vụ đòi nợ thuê, gây án tăng đột biến.
Và gần đây nhất, chiều 11-3-2014, cơ quan CSĐT Công an TP Quảng Ngãi cho biết đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Nguyễn Trần Vĩnh Nguyên (20 tuổi, trú tại phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn) về hành vi cố ý gây thương tích. Trước đó, lúc 13h45 ngày 5-3, Nguyên cùng một số đối tượng đến chợ tạm Quảng Ngãi tìm gặp chị ruột của anh Lê Phi Long (26 tuổi, trú ở phường Trần Hưng Đạo, TP Quảng Ngãi) để đòi nợ thuê số tiền 50 triệu đồng. Sau vài phút cãi vã, chị gái của Long bị nhóm đòi nợ đánh, Long đến can ngăn thì bị Nguyên dùng kéo đâm nhiều nhát vào người, khiến phải đưa vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu.
Nhưng thi hành án dân sự cũng có vấn đề
Cũng theo nhiều luật sư hoạt động trong lĩnh vực dân sự, khi phải dùng đến con đường khởi kiện để giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp đồng nghĩa với việc mâu thuẫn đã rất gay gắt, không thể ngồi lại với nhau.
Và khi có kết luận của tòa án, việc thi hành án khó khăn bởi những mâu thuẫn đó. Vì vậy mặc dù kết luận của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, việc thi hành án vẫn rất khó khăn và hầu như rất ít các nguyên đơn nhận được đủ tiền trong thời gian ngắn. Có thể nói đến ba khó khăn.
Một là, nói như ông Lê Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp phát biểu trong Hội thảo “Luật Thi hành án dân sự – Từ góc nhìn doanh nghiệp”: Một nguyên nhân căn bản của chất lượng thi hành án còn kém hiệu quả là do hệ thống pháp luật còn thiếu chặt chẽ, nhiều chế tài mơ hồ, rườm rà. Còn ông Nguyễn Đức Thường, nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội thì chỉ ra: “Khuyết điểm lớn nhất của Luật Thi hành án là nhiều thủ tục không có thời hạn xác định…”.
Ông Nguyễn Văn Luyện, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự cũng cho rằng, việc vi phạm thời hạn luật định trong công tác thi hành án diễn ra rất phổ biến nhưng lại thiếu chế tài xử lý. Chính điều này đã làm cho không ít doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề do thu hồi nợ chậm và phát sinh nhiều chi phí phụ.
Sự rườm rà trong Luật Thi hành án dân sự còn được các đại biểu dẫn chứng, với quy định tòa án ra các quyết định liên quan trực tiếp đến khởi động việc thi hành án, làm dừng và thay đổi nội dung bản án, quyết định của tòa án thì riêng tòa án phải ra 12 loại văn bản, trong đó có tới 17 quyết định về thi hành án dân sự. Một quy định khác về thi hành án dân sự đang làm khó doanh nghiệp là việc bên được thi hành án phải xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nhất là việc xác minh tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tín dụng… và cung cấp cho cơ quan thi hành án. Đây là điều khó vì việc xác minh điều kiện thi hành án của một doanh nghiệp hiện nay là điều dường như không thể hoặc phải tốn rất nhiều chi phí “mua tin”.
Khó khăn thứ hai là khả năng trả nợ của những bị đơn là con nợ nhiều khi rất thấp. Hầu hết các doanh nhân không ai muốn trây ỳ, không muốn trả nợ. Nhưng lực bất tòng tâm. Trong trường hợp này có lẽ hai bên phải gạt bỏ mâu thuẫn vì những lợi ích có thật mà ngồi lại với nhau để thỏa thuận dãn nợ hoặc tìm cách để con nợ có khả năng trả nợ. Ép đá không ra dầu, tục ngữ đã nói như vậy
Thứ ba, một số doanh nghiệp hoặc con nợ có khả năng trả nợ nhưng không trả nợ, cố chiếm đoạt tài sản người khác. Với đối tượng này, các quy định pháp luật đã yêu cầu các cơ quan thi hành án thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án, hoặc chuyển cơ quan điều tra, khởi tố vụ án hình sự về tội bất tín, hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản. Để làm được, cơ quan thi hành án phải cương quyết và… không tiêu cực.
Đã đến lúc cần đẩy nhanh việc sửa đổi Luật về thi hành án dân sự, bảo đảm thực thi của hợp đồng cũng như trách nhiệm của tòa án, nơi đưa ra các phán quyết. Nếu như tư pháp không thể bảo đảm được việc xét xử minh bạch, công bằng, thi hành án nghiêm túc thì khó lấy được lòng tin của dân và công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội cũng sẽ gặp khó khăn.
Theo Phan Đức
An ninh thủ đô
Lại tranh cãi ai sẽ tiêm thuốc độc khi thi hành án tử hình
Hiện nay, thi hành án bằng tiêm thuốc độc là phương pháp đã được Nhà nước lựa chọn và đang bắt đầu áp dụng, thế nhưng cả bác sĩ và bác sĩ pháp y đều từ chối thì ai sẽ làm?
Nên để bác sĩ pháp y thay bác sĩ?
Cuối năm 2013, dư luận xã hội và trong ngành y tế xôn xao trước vụ việc bác sĩ và điều dưỡng viên của bệnh viện Đa khoa Phú Yên bị Hội đồng thi hành án (THA) tử hình yêu cầu đưa kim tiêm vào người phạm nhân để truyền thuốc độc. Điều này đi ngược với lời thề chữa bệnh cứu người trong ngành nên không những bản thân người bác sĩ và điều dưỡng viên này bị ám ảnh vì lần đầu tiên trong đời họ buộc phải làm một việc trái với đạo đức nghề nghiệp, mà lãnh đạo của Bệnh viện Đa khoa Phú Yên cũng phản ứng với thái độ đầy bức xúc.
Được biết, khi biết việc cử bác sĩ đi hỗ trợ đội THA, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên - bác sĩ Phan Vũ Nhân đã đề nghị cử bác sĩ pháp y nhưng không được đồng ý.
Ảnh minh họa
Sau khi vụ việc xảy ra, quan điểm cử bác sĩ pháp y đi thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan tòa án, thi hành án của ông Phan Vũ Nhân không phải là duy nhất, bởi sau đó đã có nhiều bài báo đặt câu hỏi: "Phải chăng nên để bác sĩ pháp y làm nhiệm vụ trảm phạm nhân?".
Cũng có nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng cần phải quy định rõ những đối tượng, ngành nào làm nhiệm vụ này, có thể là đội ngũ pháp y của Bộ Y tế, Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng, nếu trong văn bản chưa quy định về việc này thì nên bổ sung vào, chứ không nên để những bác sĩ không làm nhiệm vụ pháp y đi tiêm thuốc độc cho phạm nhân.
Như vậy, có không ít quan điểm tán thành việc cử bác sĩ pháp y đi làm nhiệm vụ hỗ trợ thi hành án tử hình bằng thuốc độc thay cho bác sĩ. Theo thông tư liên tịch, vai trò của bác sĩ chỉ là hỗ trợ việc xác định tĩnh mạch của người bị thi hành án tử hình trong trường hợp cần thiết. đều khẳng định bác sĩ pháp y chỉ có nhiệm vụ xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả với Hội đồng thi hành án. Mặt khác, theo TS Vũ Dương, việc thực hiện tiêm truyền vào tĩnh mạch không phải là thủ thuật dễ đối với bác sĩ pháp y.
Hiện nay, thi hành án bằng tiêm thuốc độc là phương pháp đã được Nhà nước lựa chọn và đang bắt đầu áp dụng, thế nhưng cả bác sĩ và bác sĩ pháp y đều từ chối thì ai sẽ làm? Đó là câu hỏi đang được đặt ra. Đứng trước vụ việc bác sĩ Bệnh viện Phú Yên bị yêu cầu buộc đưa kim tiêm vào người phạm nhân, bác sĩ Nguyễn Thanh Trúc - Giám đốc BV nêu quan điểm rằng, trong đoàn công tác đã có một số bác sĩ, nhân viên của ngành công an thì nên giao họ làm, không cần bác sĩ của ngành y tế. Ngành công an, tòa án nên có lực lượng chuyên trách để làm việc đó.
Các bác sĩ nói chung và bác sĩ công an nói riêng đang đứng trước sự giằng co giữa y đức cứu người và thực thi công vụ mà Nhà nước yêu cầu. Thiết nghĩ, trong tình huống bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ thì bên cạnh luật cần quy định rõ ràng hơn, các cơ quan chức năng cũng phải giải thích rõ cho người thực hiện, đừng để xảy ra tình trạng tranh cãi, đùn đẩy như hiện nay.
Theo Pháp luật Việt Nam
Kẻ chuyên sát hại xe ôm xin được thi hành án tử Trong đơn kháng cáo, gã dùng nhiều lời để bao biện cho hành vi sát hại hai người để cướp tài sản của mình nhưng tại phiên tòa phúc thẩm lại tỏ ra hối hận và xin được nhận án tử. Chiều tối ngày 28/4/2013, trong khi người dân ở tổ 9, ấp Phú Thạnh, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà...