Tôi phải ly dị người vợ vừa già, vừa xấu của mình…
Không lẽ người ta nói giàu đổi bạn, sang đổi vợ là đúng hay sao? Tôi nhất định phải ly dị người vợ vừa già, vừa xấu của mình. Nhưng nếu ly dị thì có quá độc ác với vợ không vì nàng đã nuôi tôi suốt những năm tháng còn đi học?
ảnh minh họa
Tôi nhìn cái lưng to bè bè của Thúy với những ngấn thịt, mỡ lồi lõm vì bị thít chặt bởi những sợi dây áo lót mà thấy ngán ngẩm. Người đẹp 20 năm về trước của tôi đó sao? Ở tuổi chưa tới bốn mươi mà sao một cô hoa khôi ngày nào bỗng trở nên thảm hại như vậy?
Chúng tôi cùng quê. Năm 17 tuổi, Thúy đã đẹp nhất làng. Bao nhiêu người dòm ngó, để ý nhưng nàng chỉ chọn tôi, thằng học trò nghèo nhưng có chí. Năm đó tôi 18 tuổi, chuẩn bị thi vào đại học.
Khi biết tin tôi đậu đại học Y khoa, mẹ tôi lo nhưng Thúy rất mừng. Nàng bảo tôi hôm chia tay: “Anh ráng học, bác ở nhà có em lo”. 17 tuổi, hẳn Thúy chưa biết tình yêu đích thực là gì nhưng lời hứa chắc như đinh đóng cột bởi nhà Thúy khá nhất vùng.
Tôi đi học xa, ở nhà có người tới lui coi ngó mẹ, thỉnh thoảng tôi có giấy của bưu điện mời ra lãnh tiền. Tôi biết Thúy gửi cho tôi và tự hứa sau này ăn học thành tài, sẽ đền đáp xứng đáng.
Tôi đã giữ lời hứa. Ra trường, đi làm được 3 năm, tôi cưới cô gái đã có ân tình với mình dù khi đó, rất nhiều cô gái khác cũng để ý yêu tôi. Với vốn liếng của vợ, cộng với sự cần cù của mình, chẳng bao lâu tôi đã mở được phòng mạch ở nhà. Mọi việc cứ thế mà tiến triển tốt đẹp. Ai cũng nói vợ chồng tôi hạp tuổi nên mau phát tài, phát lộc.
Thế nhưng mọi thứ đã dần thay đổi. Khi mang thai đứa con thứ hai, bác sĩ phát hiện Thúy bị lao thận nên yêu cầu bỏ cái thai để cứu mẹ. Thúy nhất quyết không nghe. Nàng bảo tôi: “Đẻ con cho anh rồi em có ra sao cũng được”. Tôi nói cách mấy Thúy cũng không nghe.
Video đang HOT
May mắn là thằng bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh nhưng sau đó Thúy phải cắt bỏ một quả thận vì bệnh đã quá nặng. Nàng giữ được tính mạng nhưng từ đó đã yếu đi nhiều, tính tình cũng thay đổi. Người vợ hiền lành, vui vẻ của tôi ngày nào đã không còn nữa. Thay vào đó là một người đàn bà lúc nào cũng cau có, buồn bực, hay quát tháo và nói năng không kiểm soát được.
Những điều đó khiến vợ chồng ít gần gũi. Tôi đi làm cả ngày ở bệnh viện, về đến nhà phải khám ở phòng mạch riêng đến 21 giờ nên chẳng còn chút sức lực nào. Tôi nói với vợ: “Để anh kêu thợ đến sửa lại căn phòng làm việc, bố trí lại để anh ngủ luôn vì làm việc suốt ngày, anh mệt lắm, cần được nghỉ ngơi yên tĩnh”.
Vợ tôi làu bàu gì đó nhưng cuối cùng cũng kêu thợ đến làm đúng ý tôi. Từ đó, hình như chúng tôi chẳng có nhu cầu gần gũi. Thỉnh thoảng Thúy vào phòng riêng của tôi thì hai vợ chồng cũng chỉ làm chuyện đó với nhau một cách chóng vánh. Tôi không còn thấy hứng thú với người vợ đã đổi thay cả tính tình lẫn ngoại hình của mình. Sau đợt điều trị dài ngày, Thúy đã tăng cân nhanh chóng. Người phụ nữ mà tôi biết và đem lòng yêu thương trước đây giờ nhìn chẳng còn chút gì những nét đẹp của ngày cũ.
Cái gì phải đến đã đến. Tôi có người đàn bà khác. Tôi giấu kín một thời gian nhưng có lẽ do thái độ lạnh nhạt khác thường của tôi nên Thúy nghi ngờ. Nàng dò hỏi. Cuối cùng tôi phải thú nhận. Tôi đã “kể tội” vợ đủ điều, cho rằng nàng là nguyên nhân đẩy tôi đến chỗ ngoại tình.
Vợ tôi đã khóc rất nhiều. Nàng không nói thêm gì nữa mà những ngày sau đó đã tránh mặt tôi. Bữa cơm tối của gia đình có đủ mặt thành viên không còn được duy trì. Thúy và các con ăn trước và dặn bà giúp việc dọn cơm khi tôi về. Thật tình, ngồi một mình giữa bàn ăn mênh mông, tôi thấy chạnh lòng. Tôi nhớ những bữa ăn ríu rít tiếng nói cười của các con trước đây, bất giác thấy cay cay nơi sóng mũi.
Thúy không đòi ly hôn cũng không muốn thay đổi hiện trạng của chúng tôi. Nàng cho tôi toàn quyền tự do, miễn tôi đừng làm gì tổn thương các con. Thế nhưng người phụ nữ hiện tại của tôi không muốn như vậy. Cô ấy thúc giục tôi ly hôn và gần đây nhất đã ra tối hậu thư: “Hoặc là em, hoặc là bà ấy, anh phải dứt khoát. Em không thể cứ lén lén lút lút; danh không chính, ngôn không thuận mãi như vậy”.
Tôi đã mấy lần định nói với Thúy về việc ly hôn nhưng mỗi lần nhìn gương mặt khắc khổ của vợ, tôi không đành lòng. Trong bệnh viện của tôi cũng có mấy anh bạn bỏ vợ già cưới vợ trẻ, rốt cục gia đình tan nát, con cái hư hỏng mà bản thân những người ấy cũng không hạnh phúc.
Tôi hay tự vấn: Không lẽ người ta nói giàu đổi bạn, sang đổi vợ là đúng hay sao? Thúy thay đổi hay tôi thay đổi? Vì sao tôi không còn yêu vợ như trước? Những ơn nghĩa của nàng tôi phải làm sao trả hết để nếu có dứt áo ra đi thì lòng cũng thanh thản? Tôi nhất định phải ly dị người vợ vừa già, vừa xấu của mình nhưng nếu tôi ly dị thì có quá độc ác với vợ con hay không? Nếu không ly dị thì tôi phải giải quyết cuộc tình của mình thế nào đây?
Trời ơi, sao cuộc sống bỗng trở nên quá phức tạp như vậy?
Theo VNE
Lười ăn rau khiến bạn trở nên "vừa xấu vừa yếu"
Lười ăn rau có thể dẫn tới ung thư đấy nhé!
Táo bón
Một trong những vai trò quan trọng nhất của rau đối với sức khỏe của chúng ta là cung cấp chất xơ (xenlulozơ), giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nó có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột và ức chế sự tăng sinh các vi khuẩn có hại.
Việc thiếu chất xơ sẽ làm giảm kích thích nhu động ruột. Điều này chính là nguyên nhân gây ra táo bón, khiến chúng ta cảm thấy đau, thậm chí là chảy máu khi đi vệ sinh. Nghiêm trọng hơn, việc thường xuyên bị táo bón sẽ làm sản sinh ra các chất độc hại do chất thải bị tích tụ trong ruột quá lâu. Về lâu dài, nó còn dẫn đến bệnh trĩ.
Thiếu vitamin
Rau là nguồn cung cấp vitamin rất tốt cho cơ thể, trong đó có cả những loại vitamin mà hoa quả không thể cung cấp. Vì thế, lười ăn rau đồng nghĩa với việc thiếu rất nhiều vitamin quan trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn có tác động không nhỏ tới nhan sắc của chúng ta.
Việc thiếu vitamin có thể gây nên những tác động xấu tới sức khỏe của răng, lợi, dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng và các bệnh về răng miệng. Không chỉ thế, nó còn làm giảm sự phát triển của xương, da, thị giác, gây nên các bệnh như quáng gà, viêm da nang tóc, nhiễm trùng dưới da, mụn trứng cá... Thậm chí, thiếu vitamin còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần.
Giảm khả năng miễn dịch
Các thành phần chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene có rất nhiều trong các loại rau. Việc ăn ít rau có thể khiến cho cơ thể bị thiếu đi các chất này. Hậu quả là các gốc tự do trong cơ thể không có cơ hội phát triển, lượng dinh dưỡng mất cân bằng. Kéo theo đó sẽ là sự suy giảm khả năng miễn dịch, khiến chúng ta mất đi khả năng chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Không tốt cho tim mạch
Theo nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia, các chất có trong rau, đặc biệt là các loại rau có màu đậm như rau dền, rau cải, rau ngót... có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ tim và mạch máu. Một chế độ ăn có nhiều rau sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch máu hay các cơn đau tim, đột quỵ sau này. Ngược lại, ăn ít rau sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Vì thế, bạn không được lười ăn rau đâu nhé!
Tăng nguy cơ ung thư
Chất chống oxy hóa có trong rau xanh được coi là một liều thuốc có tác dụng chống lại rất nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư. Các hợp chất này có khả năng tương tác và ngăn ngừa các gốc tự do có hại làm ảnh hưởng xấu tới cấu trúc tế bào, từ đó chống lại căn bệnh ung thư. Điều đó có nghĩa, lười ăn rau sẽ khiến cho nguy cơ ung thư bị tăng lên gấp nhiều lần đấy!
Theo VNE