Tôi phải ‘gánh’ đại gia đình chồng với lương giáo viên mầm non
Chồng tôi là bệnh nhân ghép tạng, bố chồng mất, trong nhà có mẹ chồng gần 70 tuổi, một bà cô ngoài 80 và người anh thiểu năng trí tuệ.
Hình ảnh minh họa
Tôi 37 tuổi nhưng do dáng người nhỏ nhắn, da trắng nên có phần trẻ hơn so với tuổi. Tôi và chồng kết hôn 10 năm và có 2 con, một trai một gái, cháu lớn 8 tuổi và cháu nhỏ 4 tuổi. Tôi là giáo viên mầm non, thu nhập không cao nhưng tạm gọi là đủ để nuôi sống bản thân và chăm con nếu tằn tiện, tiết kiệm. Tôi mới được bố mẹ đẻ cho một căn nhà tập thể, diện tích hơn 30m2, bố được phân khi ông còn công tác. Nay ông bà đều nghỉ hưu, muốn về quê nên cho tôi căn nhà đó làm tài sản riêng; anh chị tôi ở quê cũng đồng ý, không ai tranh chấp hay có ý kiến gì.
Tôi sống cùng gia đình chồng từ lúc kết hôn đến nay. Nhưng hiện tại tôi rất hoang mang, lo lắng trước một tương lai đầy khó khăn, vất vả và tôi biết trước mình không có khả năng vượt qua. Chồng tôi là bệnh nhân ghép tạng, sức khỏe như ngọn đèn trước gió. Bên cạnh đó, gia đình chồng đều rất nặng gánh. Bố chồng mất, trong nhà có mẹ chồng gần 70 tuổi, một bà cô ngoài 80 và anh chồng thiểu năng trí tuệ, không có khả năng lao động, sống cùng chúng tôi. Đứng trước gia cảnh nhà chồng quá nặng nề, vất vả, tôi hoang mang, thấy chán nản và muốn buông xuôi. Tôi xác định sức mình không đủ để gánh vác nhà chồng và muốn ly dị nhưng nhiều lần đề cập tới việc chia tay, chồng tôi đều không đồng ý.
Thời gian chung sống, có rất nhiều mâu thuẫn, bất đồng giữa mẹ chồng nàng dâu. Chồng lại nhu nhược nên tình cảm tôi dành cho anh không còn nữa. Cộng thêm gia cảnh của nhà chồng như vậy khiến tôi càng muốn chia tay chồng. Nếu ly dị, về kinh tế tôi có thể lo cho 2 con một cuộc sống ở mức trung bình, nơi ở thì đã có căn nhà ông bà ngoại cho. Tôi rất mong nhận được ý kiến tư vấn của giáo sư Vũ Gia Hiền và quý bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xuân
GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:
Chào bạn Xuân,
Bạn lo lắng không ở phạm vi bất hạnh vợ chồng con cái, mà lo sức khỏe của chồng yếu, bố chồng mất, mẹ chồng 70 tuổi, bà cô chồng ngoài 80 tuổi và anh chồng bị thiểu năng trí tuệ. Rất tiếc là bạn không cung cấp thông tin về nguồn thu nhập bên gia đình chồng. Đây là thông tin rất quan trọng.
Video đang HOT
Bạn là giáo viên mầm non, thu nhập không cao nhưng tạm gọi là đủ. Bạn có thể chủ động với cuộc sống của mình và các con. Ngoài ra, bạn được bố mẹ đẻ cho một căn nhà tập thể, diện tích hơn 30m2. Đây là việc thứ hai để an cư lạc nghiệp.
Vấn đề của bạn là gia đình chồng quá nặng gánh, vất vả. Bạn cần tính hết các mối quan hệ bên nhà chồng xem những ai có trách nhiệm, nếu huy động toàn bộ vào lo lắng chung sẽ thế nào. Hoặc toàn bộ tài sản của gia đình chồng là bao nhiêu, có giảm gánh nặng của bạn không. Bạn nên bí mật thăm dò để có hướng giải quyết về kinh tế từ người thân bên chồng.
Chồng bạn hiện làm công việc gì, có lương không? Người anh chồng không có khả năng lao động và sống cùng vợ chồng bạn thì có nguồn trợ cấp nào không? Những thông tin này không có nên tôi rất khó tìm phương án cho bạn.
Trạng thái tâm lý của bạn đã bị dồn nén quá lâu, không tìm cách giải tỏa nên dẫn tới hoang mang, lo lắng và muốn chia tay chồng. Đó là do áp lực gánh nặng gia đình chồng đang đè lên vai bạn, mà bạn chỉ có khả năng “tằn tiện để nuôi con”. Nếu tiếp tục sống như hiện nay bạn sẽ thế nào. Bạn cần nói rõ với chồng, bởi ở đây không chỉ đơn thuần là tình cảm, mà còn sự bảo đảm về kinh tế cho 2 con đi học.
Rất khó để nói ra, vì trong cuộc sống người ta ngại vi phạm giá trị đạo đức nếu chỉ vì lý do khó khăn mà chia tay. Nhưng thực tế, người xưa nói “có thực mới vực được đạo”, nếu không có tiền để lo cho gia đình với gánh nặng như nhà bạn, lúc đó giá trị đạo đức còn tồi tệ hơn. Xét cả hai khía cạnh: bỏ đi trước khi khó khăn xảy ra để lo cho 2 con; khó khăn xảy ra và không còn cách nào cứu được cũng phải bỏ đi. Bạn thử xem có đúng trong hoàn cảnh của mình không?
Nhiều lần bạn đề cập chuyện chia tay, chồng không đồng ý cũng dễ hiểu, vì trong hoàn cảnh đó, không có ai gánh vác thì anh ta làm sao đảm đương. Đây cũng là tâm lý bình thường của con người. Nhưng bạn đã nói với chồng về vấn đề “cuối cùng” sẽ đến chưa? Bạn cần cân nhắc để nói hết với chồng, từ đó chồng bạn vì các con mà để bạn ly hôn là tốt nhất. Bởi trong hoàn cảnh của anh ta, nếu bạn không chia sẻ, sau này sẽ khó ăn nói với các con.
Nếu anh ta không đồng ý ly hôn khi bạn đã nói ra sự lo sợ về gánh nặng, mà hơn tất cả là 2 con, bạn nên tự thoát ra trước khi “thuyền đắm”. Cách này vẫn được dùng trong các trường hợp bất khả kháng. Nếu đã rơi vào tình trạng này, bạn cần tế nhị, không bàn đến ly hôn nữa và nói với chồng: hiện nay bố mẹ đẻ cho em căn nhà, nếu không về ở sợ sau này có tranh chấp vì còn mấy anh chị em, mà bán thì không được. Từ lý do này bạn thuyết phục chồng đồng ý và xem đó là bước độc lập về kinh tế của bạn, rồi tính tiếp sao cho phù hợp.
Bạn về ở để giữ nhà cho các con là hợp lý. Sau khi về nhà của cha mẹ bạn, lo cho các con học hành chu đáo, lúc đó ly hôn hay không lại tính tiếp. Bên cạnh đó bạn cũng nên nói cho các con hiểu một cách đơn giản nhất và có tình có lý để sau này các cháu không trách.
Chúc bạn sáng suốt.
Theo vnexpress.net
Bố chồng không cho vợ chồng tôi nhận nhà của ba mẹ ruột để ra riêng
Khi biết lý do như thế, tôi càng quyết tâm ra riêng vì bố chồng quá tính toán lại ích kỷ. Tôi định ra Tết sẽ dọn ra riêng dù bố chồng có đồng ý hay không.
Vợ chồng tôi cưới nhau 5 năm và chung sống với ba mẹ chồng cho tới nay. Chồng tôi làm văn phòng trong một cơ quan nhà nước với mức lương cơ bản. Còn tôi, ngày trước làm giáo viên mầm non nhưng đã nghỉ để tập trung kinh doanh.
Hiện tôi đang bán hàng online với mức thu nhập khá cao, gấp 5 lần lương của chồng. Vì bận việc nên mỗi tháng, tôi đưa cho nhà chồng 10 triệu tiền sinh hoạt phí. Số tiền đó mẹ chồng giữ một ít để chợ búa cơm nước còn lại giao hết cho bố chồng vì ông nắm quyền chi tiêu.
Bô mẹ tôi cho nhà và vợ chồng tôi định dọn ra riêng. (Ảnh minh họa)
Tôi tự mình nuôi con với điều kiện tốt nhất từ ăn mặc đến học hành. Tôi không giữ lương chồng, thậm chí còn sắm sửa quần áo, điện thoại, đưa thêm tiền tiêu vặt cho anh. Nếu cả nhà đi ăn, đi chơi, tôi luôn là người chi trả.
Tôi không phụ thuộc kinh tế vào chồng lẫn nhà chồng. Thỉnh thoảng, tôi cũng mua biếu ba mẹ chồng thứ này thứ kia. Cuộc sống khá êm ấm vì mẹ chồng tôi hiền lành nhẫn nhịn, luôn tạo điều kiện cho tôi buôn bán.
Nhưng bố chồng là người khá gia trưởng, muốn thao túng chỉ đạo cả nhà phải làm theo ý ông. Ông luôn cho rằng, tôi phụ thuộc vì sống trên đất nhà chồng, nhờ nhà ông chứa hàng hóa để bán.
Thêm nữa, bố chồng cũng tỏ ra coi thường tôi vì không có "công việc ổn định" theo suy nghĩ của ông trong khi con trai ông đang làm nhà nước. Tôi biết vậy nhưng cố gắng nhẫn nhịn để sống vì chồng tôi khá tâm lý và thương vợ.
Gần đây, em trai chồng rục rịch cưới vợ đúng lúc bố mẹ ruột tôi chuẩn bị chuyển vào miền Nam sống cùng anh trai. Bố mẹ muốn cho vợ chồng tôi căn nhà đang ở để ra riêng. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt vì đằng nào chúng tôi cũng không thể ở chung mãi.
Chị em bạn dâu sống cùng nhau dễ nảy sinh mâu thuẫn. Vả lại bố chồng luôn bóng gió ngôi nhà này sẽ cho em trai chồng. Tưởng chừng, mọi chuyện sẽ thuận lợi nhưng khi chúng tôi mở miệng xin ra riêng thì bố chồng chửi thẳng vào mặt, nói vợ chồng tôi dám qua mặt ông.
Ông bảo: "Nhà cho hồi nào sao không thấy ai báo cho tôi". Tôi quá bực nên nói lại: "Ngôi nhà là tài sản của bố mẹ con, bố mẹ con không có nghĩa vụ phải báo cáo với ai cả". Nghe thế, ông rất tức giận, đòi qua nhà bố mẹ tôi để nói chuyện.
Thấy tình hình như thế, tôi mới dịu lại vì sợ ông có cư xử không ay với bố mẹ mình. Bố mẹ tôi đã có tài sản cho con lại nghe chửi bới thì làm sao chịu được.
Khi chúng tôi xin ra riêng, bố chồng mắng thẳng vào mặt vì dám qua mặt ông. (Ảnh minh họa)
Nhưng càng nấn ná trong nhà chồng, tôi càng thấy mệt mỏi. Tôi làm ra tiền, tự chủ cuộc đời sao phải sợ bố chồng để bó buộc cuộc sống của mình. Việc chúng tôi xin ra riêng và ở nhà bố mẹ cho thì có gì là sai.
Tuy nhiên, càng về sau, tôi mới hiểu lý do sâu xa của việc bố chồng phản đối chúng tôi ra riêng. Ông sợ chồng tôi sống trên đất nhà vợ sẽ bị coi thường như ông đã tỏ thái độ với tôi.
Và ông cũng sợ mất khoản sinh hoạt phí 10 triệu hàng tháng của tôi góp. Bởi số tiền đó dư rất nhiều so với chi tiêu thực tế trong gia đình, chủ yếu dùng để trả tiền điện nước chứ vợ chồng tôi ít khi ăn cơm nhà.
Khi biết lý do như thế, tôi càng quyết tâm ra riêng vì bố chồng quá tính toán lại ích kỷ. Tôi định ra Tết sẽ dọn ra riêng dù bố chồng có đồng ý hay không.
Quỳnh Giao
Theo phunuonline.com.vn
15 điều khác nhau giữa gái chưa chồng và gái có chồng trong dịp Tết Tết đến, mọi người ai cũng háo hức chuẩn bị đón năm mới, nhưng sự chuẩn bị của gái chưa chồng và gái có chồng lại khác nhau hoàn toàn. 1. Gái chưa chồng lo sắm đồ Tết cho bản thân trước. Gái có chồng lo sắm đồ Tết cho con, cho chồng, rồi đến gia đình chồng, xong xuôi tất cả mới...