Tôi phải chủ động mỗi lần muốn gần gũi chồng
Để chiều tôi, 2 tuần một lần anh có sang phòng vợ nhưng phải rất cố gắng mới về được đích.
Tôi 30 tuổi, chồng hơn 6 tuổi, yêu nhau 3 năm mới cưới. Hiện tại, chúng tôi đã có một “chiếc vỏ” khá ổn, mua được nhà, xe, con cái có nếp có tẻ, chồng đẹp trai, công việc hai vợ chồng đều ổn định. Có thể nói, đó là mơ ước của nhiều người. Nhưng tại sao nói là chiếc vỏ, vì chúng tôi không thật sự hạnh phúc, cuộc sống hầu như không có tiếng nói chung. Do khác biệt ngành nghề nên chuyện công việc nói không chia sẻ được. Chồng từ ngày mới cưới vẫn ít nhu cầu, tôi gần như chủ động trong mọi lần. Anh cố gắng đáp ứng tuần một lần. Hiện tại, do con nhỏ và một số lý đó riêng tôi tạm thời ở nhà, sang năm đi làm lại. Chồng rất thương con lớn, chăm sóc và ngủ cùng con. Tôi chăm đứa nhỏ, mỗi người một phòng. Anh có vẻ thích điều này vì có ngủ chung anh cũng không thích nằm cạnh vợ, nhất quyết bắt con nằm giữa.
Sau khi tôi sinh đứa thứ hai đã về dáng rất nhanh nhưng chồng không còn nhu cầu nữa, thường anh tránh, bảo đã đi ngủ khi tôi sang phòng. Để chiều tôi, 2 tuần một lần anh có sang phòng vợ nhưng phải rất cố gắng mới về được đích. Tôi cũng buồn, nói chuyện với chồng nhưng có vẻ chuyện này không khắc phục được. Cho dù tôi có thể thông cảm được chuyện này thì lại không thông cảm được tính gia trưởng của anh. Anh luôn muốn mọi việc theo ý mình. Tôi một mình chăm con nhỏ, không người giúp việc nhưng từ lúc sinh con đến những khi mệt mỏi anh chẳng quan tâm, rất vô tình. Mẹ tôi bệnh nặng anh cũng không hỏi han gì. Mỗi lần con ốm, phải đưa con đi khám bệnh, anh đều rất bực tức. Anh cho mọi tội lỗi là của tôi. Tôi hấp quất cho con, anh bảo bài thuốc lang băm. Con sốt, anh bảo tại tôi để nhiệt độ phòng cao, sốt rồi tự hạ. Vợ chồng cãi cọ, anh đã tát tôi, đó là lần thứ 4 tôi bị anh tát.
Video đang HOT
Trong tôi cảm thấy có điều gì đó đổ vỡ âm thầm. Mọi nỗ lực trong cuộc hôn nhân này của tôi có lẽ đều không có ý nghĩa. Khi xa anh, tôi từng viết liên tiếp 3 lá thư yêu thương không một lời hồi đáp, nhắn tin tình cảm chồng cũng rất ít trả lời, nếu có chỉ là những ký hiệu. Có lúc tôi nghĩ mình vì con mà sống nên cố nhận lỗi về mình khi tranh cãi. Nhưng như thế, có lúc bùng lên, tôi lại không kiềm chế được. Lòng tôi cứ thất vọng dần. Anh vẫn là người cha rất thương con nhưng sự thật mối liên hệ gắn bó giữa hai vợ chồng rất ít. Nhiều khi tôi cứ nghĩ có một đời sống thôi, sao người ta không thể yêu thương nhau. Tận trong sâu thẳm trong tôi là nỗi buồn. Tôi đã tìm đến với yoga, đọc sách tự giải phóng tâm tư của mình mà vẫn không cảm thấy trọn vẹn hạnh phúc. Hãy cho tôi một lời khuyên về cuộc hôn nhân này.
Theo Vnexpress
"Vitamin" cho gia đình
Có người cho rằng, việc vợ chồng xưng hô với nhau như thế nào không quan trọng, miễn sao hai người hiểu và yêu thương nhau. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chính cách xưng hô của vợ chồng trong cuộc sống sẽ là thứ vitamin đặc biệt giúp gắn kết hạnh phúc gia đình.
ảnh minh họa
Tôi đã từng chứng kiến ông bà của mình, tuổi đã gần 80 nhưng vẫn luôn giữ thói quen xưng hô là "anh - em". Kể cả trước mặt các con, các cháu hay thậm chí lúc ông bà đang tức giận nhau chuyện gì thì trong mỗi câu nói đều chứa từ "anh - em" đầy tình cảm. Và có lẽ cũng chính vì thế nên dẫu có giận nhau đến mấy, cũng chỉ một lúc sau, hai ông bà lại làm lành, vui vẻ bên nhau.
Còn có những cặp vợ chồng lại trìu mến gọi nhau bằng tên riêng, biệt danh hay bố Nhím, mẹ Cún... Miễn sao giữa hai người đều cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương từ cách gọi. Thế nhưng, cũng có những cặp vợ chồng, lúc êm ấm thì ngọt ngào "anh - em" nhưng hễ có chuyện, cãi cọ nhau là lập tức gọi nhau bằng "mày, tao", "tôi - anh" thậm chí "bố mày, mẹ mày..." đầy chua xót. Còn có cặp vợ chồng lại thường xuyên "cá mè một lứa" xưng hô với nhau trống không, không có chủ ngữ, vị ngữ.
Cùng chung nỗi lòng, chị N.T.P (31 tuổi) bày tỏ, chồng chị trong cách xưng hô với vợ trước và sau cưới cứ gọi là "một trời một vực". Khi đang yêu, anh luôn nhẹ nhàng, ân cần và dùng những từ ngữ ngọt ngào. Nhưng cưới về, lúc vui thì chớ, khi buồn bực thì anh thốt ra những lời không nên có trong cuộc sống hôn nhân. Cũng nhiều lần góp ý, nhưng anh nghe thôi rồi lại để đó hoặc đáp trả rằng, phép lịch sự là để giao tiếp với người ngoài, còn vợ chồng sống với nhau cả đời, cần gì phải lịch sự nữa. Vậy nhưng, khi chị áp dụng lại với anh y hệt những gì anh thể hiện với chị thì anh tỏ rõ vẻ khó chịu ra mặt.
Chị P. tâm sự: "Chồng mình cũng không có gì là không tốt, cũng thương vợ, thương con, ngoại trừ cái kiểu xưng hô với vợ khiến mình chẳng cảm nhận được chút nào gọi là tình cảm vợ chồng ngọt ngào, thắm thiết cả".
Không có bất kỳ một quy định hay ràng buộc nào trong cách xưng hô giữa vợ chồng với nhau. Thế nhưng, những điều tưởng như nhỏ nhặt đó lại thể hiện sự tôn trọng của mình với người bạn đời. Và những từ vợ chồng dùng để gọi nhau không chỉ đơn thuần là từ định danh mỗi khi xưng hô mà nó còn là một liều vitamin đặc biệt gắn kết tình cảm vợ chồng.
Hơn nữa, khi có con, đứa con cũng sẽ lắng nghe, theo dõi cách xưng hô của bố mẹ để hình thành thói quen ứng xử giao tiếp của mình. Bởi vậy, xem nhẹ cách xưng hô hay cho rằng, chỉ cần tử tế, lịch sự với người ngoài, còn với vợ chồng, người trong gia đình thì mặc nhiên suồng sã là điều mỗi cặp vợ chồng cần phải tránh nếu muốn gia đình hạnh phúc.
Theo Baohatinh
Yêu nhau say đắm mà không có những điều này thì cưới cũng khó hạnh phúc bền lâu Yêu một ai người ta chẳng cần lí do, nhưng cưới một người bắt buộc phải xem xét, cân nhắc rất nhiều tiêu chí! Trong cuộc sống tại sao lại có những cặp đôi yêu nhau tưởng chết đi sống lại nhưng khi cưới về liên tục xích mích, cãi cọ, thậm chí sống chung dăm bữa nửa tháng đã đưa nhau ra...