Tôi ốm liệt giường, vợ liền lúc ngủ với 3 đàn ông
Những gì đang dàn cảnh diễn ra trước mắt khiến tôi tan nát trái tim nhưng tôi hận chính mình hơn là hận cô ấy. Vì tôi không làm đúng vai trò của một người chồng, người tình nên mới đẩy cô ấy vào hoàn cảnh đáng thương như bây giờ.
Cuộc sống hôn nhân của tôi đã kéo dài được 7 năm. 2 năm đầu chúng tôi đã có những tháng ngày vợ chồng vô cùng hạnh phúc, bình yên. Tôi là một kĩ sư xây dựng nên thu nhập cũng tương đối khá đủ để lo cho vợ, con có được cuộc sống đủ đầy. Vợ tôi làm cho nhà nước nên tuy thu nhập không cao nhưng bù lại cô ấy có nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình. Mọi việc trong nhà đều do một tay vợ lo toan, sắp xếp ổn thỏa. Tôi chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là nghĩ cách kiếm thật nhiều tiền. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi đi và hạnh phúc thêm trọn vẹn khi vợ tôi hạ sinh được quý tử đầu lòng.
Nhưng bi kịch bất ngờ rơi xuống gia đình bé nhỏ của tôi và như một cơn lũ lớn cuốn đi tất cả những gì tôi đang có. Trong một lần đi giám sát công trình ở Nam Định vì hụt chân nên tôi bị ngã từ tầng 3 xuống đất. Nhờ phúc ông bà tổ tiên nên thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng tôi đã vĩnh viễn mất đi đôi chân và phải gắn bó với chiếc xe lăn đến suốt đời.
Điều đó đồng nghĩa với việc tôi không thể ra ngoài công trường để kiếm tiền như trước nữa. Chỉ trong phút chốc tôi trở thành kẻ ăn bám, trở thành một kẻ tàn phế, vô dụng. Tôi đã vô cùng đau khổ và nhiều lần tìm đến cái chết nhưng bất thành. Có lẽ kiếp trước tôi đã làm quá nhiều điều tội lỗi nên kiếp này ông trời bắt tôi phải trả hết.
Chồng ốm lại phải nuôi con nhỏ, thu nhập của vợ chẳng đáng là bao nên gia đình tôi từ khá giả rơi vào cảnh túng quẫn, nghèo khó. Bố mẹ, anh em, bạn bè ai cũng khó khăn nên không thể giúp đỡ. Tất cả mọi gánh nặng đều đổ lên vai vợ tôi. Khoản tiền tiết kiệm từ trước đến nay đã phải chi trả, thuốc thang lo chữa chạy, trị bệnh cho tôi. Số còn lại cũng đã cạn vì con trai suốt ngày ốm, đau.
Có một điều đau đớn hơn cả là tôi không thể “yêu” vợ. Bản thân tôi và cô ấy đều tự hiểu điều đó và né tránh. Chuyện tiền bạc, con cái cộng thêm việc quan hệ vợ chồng bất ổn đã biến vợ thành con người khác hẳn. Trước đây cô ấy hiền lành, nhu mì bao nhiêu thì giờ đây cô ấy ghê giớm, đanh đá, dữ dằn bấy nhiêu.
Nhưng thời gian 3 tháng trở lại đây, vợ tôi lại trở nên vui vẻ, yêu đời hơn rất nhiều. Tôi thấy cô ấy hay hát, hay soi gương và ngắm nghía kĩ trước khi đi ra ngoài. Cô ấy cũng bắt đầu ăn diện và trang điểm mỗi khi đi làm. Tôi thấy đó là tín hiệu vui vì dẫu sao vợ cũng đã bắt đầu cân bằng tâm lí và lấy lại tinh thần lạc quan như trước.
Tuy chỉ có một điều khiến tôi thắc mắc nhưng không dám hỏi vợ. Đó là vì sao tuy tôi không đi làm nhưng dạo gần đây cô ấy tiêu pha khá hoang phí. Từ thực phẩm, đồ ăn uống cho con, rồi quần áo, dày giép cô ấy mua sắm không tiếc tay. Cô ấy còn thuê một bà giúp việc đến để trông con vì dạo gần đây cô phải làm đêm nhiều hơn trước.
Video đang HOT
Tô tặc lưỡi nghĩ chắc là do vợ đang cố gắng cày bừa kiếm tiền lo cho gia đình. Nghĩ như thế tôi lại thấy xót xa, thương vợ vô cùng.
Không một chút hoài nghi vợ nếu không bất ngờ nhận được tin nhắn của cậu em họ: “Em thấy chị Tâm đi cùng một người đàn ông sang trọng vào khách sạn đấy, nhìn họ rất tình cảm. Anh cẩn thận bị cắm sừng đấy”.
Tôi nghe mà chết điếng. Cô ấy có thể mắng nhiếc, chửi bới gì tôi cũng cam lòng. Nhưng sao lại nỡ phản bội tôi? Từ trước đến nay tôi sợ nhất 2 từngoại tình.
Để biết được thực hư tôi đã nhờ cậu em ruột theo dõi vợ ngày, đêm. Và sau 1 tuần theo dõi sát sao thì tôi đã biết được sự thật cay đắng. Cô ấy cặp kè một lúc với sếp, trưởng phòng và anh hàng xóm sát vách nhà tôi. Đó là con số mà tôi biết còn thực tế danh sách ngoại tình của vợ là những ai tôi vẫn chưa thể xác định.
Cậu em tôi đã cẩn thận ghi lại hình ảnh của vợ và các người tình trong những lần hò hẹn. Vợ tôi vô cùng khéo léo sắp đặt để cho tất cả người tình không ai nghi ngờ việc vợ đang bắt cá nhiều tay.
Dù đã biết sự thực được 1 tuần nay và cầm trong tay bằng chứng chi tiết việc vợ phản bội nhưng tôi không dám làm to chuyện.
Ngày hôm qua, tôi lại vừa lén mở tin nhắn của cô ấy tâm sự với 1 người bạn: “Tao với chồng giờ chỉ sống với nhau vì chữ nghĩa, vì đứa con. Tao không thể chôn vùi tuổi thanh xuân của mình với một người chồng tàn phế suốt đời được. Nhưng nghĩ việc bỏ chồng lúc này tao lại sợ người đời dị nghị nên cứ tạm thời như thế đã. Đành tìm cách “giải tỏa” từ những người đàn ông khác vậy. Tao biết đó là tội lỗi nhưng không làm thế thì tiền đâu ra mà sống? Hơn nữa tao cũng chỉ là một người đàn bà bằng xương bằng thịt chứ không phải gỗ đá đâu mà “chay tịnh” mãi được”.
Tại sao cô ấy không thẳng thắn chia sẻ hết thì chắc chắn tôi sẽ không níu kéo hay bắt cô ấy sống với kẻ tàn tật như tôi suốt đời. Thà cô ấy khiến tôi đau một lần còn hơn là chịu cảnh lừa dối như thế này.
Tôi đang vô cùng rối bời, mất niềm tin và chưa biết phải giải quyết chuyện nhà mình ra sao đây. Xin hãy cho tôi lời khuyên sáng suốt nhất. Tôi đã nghĩ đến chuyện li hôn nhưng nhìn đứa con trai bé bỏng phải sống cảnh li tán lại thấy đau lòng quá!
Theo Megafun
Những mảnh đời mưu sinh bằng nghề bán vé số
Đôi chân tàn tật ngồi trên chiếc xe lăn, những đôi nạng gỗ hằng ngày vẫn len lỏi trên những con đường nắng gắt, mưa gió, bán từng tờ vé số mưu sinh...
Nằm sâu trong con hẻm 22 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM, căn nhà nhỏ chỉ rộng 30m2 nhưng nơi đây là tổ ấm khi cuối đời của 19 cụ già, tập trung từ các vùng quê của tỉnh Phú Yên về đây mưu sinh bằng nghề bán vé số.
Ngôi nhà nhỏ chưa bao giờ đóng cửa
Con hẻm nhỏ dẫn vào xóm vé số Phú Yên yên ắng. Họ chỉ ở nhà một vài giờ rồi lại cầm xấp tờ vé số tỏa ra các tuyến phố ở Sài Gòn để kiếm sống. "Có người bán ngày ngủ đêm, có những người thì bán đêm ngủ ngày. Họ đa số là người già 70 đến 80 tuổi, tật nguyền nhưng hàng ngày họ phải lội bộ hàng chục, thậm chí cả trăm cây số. Người nào khỏe thì đi xe bus đến các quận ở xa như Gò Vấp, hay Thủ Đức, nhường các quận ở gần cho người tàn tật và người già", bà Hoa (một cụ bà bán vé số sống trong căn nhà này) cho biết.
Căn nhà nhỏ chỉ 30m2 là tổ ấm thứ 2 của các cụ.
Bước chân vào căn nhà nhỏ, điều làm chúng tôi bất ngờ là căn phòng chỉ rộng 30m2nhưng số người thì quá đông. Họ ngồi quây quần bên nhau trò chuyện, kể nhau nghe những vui buồn sau một ngày vất vả.
Ông Ngô Văn Tiến (51 tuổi, quê Phú Yên) là người đứng ra thuê căn nhà này. Ông kể lại: "Trước kia, tôi có người em kết nghĩa cũng thuê hẳn căn nhà rộng rồi gọi mấy cụ già bán vé số, hàng rong về ở. Thấy việc này ý nghĩa nên tôi làm theo. Khi mấy người già bán vé số thấy tôi mở lòng gọi về cùng sinh sống họ rất vui. Tuy nhiên, mình chỉ nhận người đồng hương cho dễ gắn bó, tin tưởng nhau hơn. Tất cả các cụ ở đây đều bán vé số mưu sinh và cùng đến từ mảnh đất Phú Yên. Hơn một nửa "nhân khẩu" trong ngôi nhà đều gắn bó với nơi đây từ 3-4 năm. Có thời điểm, căn nhà nhỏ này là nơi trú ngụ của gần 30 mảnh đời".
Người bị mất chân, người mù lòa nhưng các cụ vẫn cố gắng mưu sinh kiếm tiền để tự nuôi mình.
Cuộc sống mưu sinh của các cụ nơi đây bắt đầu từ mờ sáng, họ len lỏi trên các tuyến đường đến khuya mới về. Vào buổi trưa, mọi người tập trung bên nhau ngồi ăn buổi cơm chiều chuẩn bị đi bán tiếp cho kịp giờ giao số còn lại. "Các cụ ở nơi đây có người bán vào ban đêm đến tận 2 đến 3 giờ khuya mới về đến nhà, lại có người đi từ rất sớm để bán cho hết vé số mà đêm qua chưa bán hết. Cứ thế người về, rồi người đi nên căn nhà chưa bao giờ đóng cửa", ông Tiến cho biết.
Hơn 20 con người ngồi chung quanh chúng tôi là hơn 20 hoàn cảnh ngặt nghèo. Những giọt nước mắt của họ lăn xuống mỗi khi nhắc đến gia cảnh khiến người nghe không khỏi xót lòng. "Nghèo tiền bạc nhưng nghĩa tình không nghèo. Tất cả cùng quê hương, cùng cảnh ngộ, chia sẻ với nhau những vui buồn. Người này bệnh thì có người kia mua thuốc, động viên chăm sóc, bán giùm vé số đã lỡ nhận...", bà Hồ Thị Thảo chia sẻ.
Những giọt lệ mưu sinh
Bán mỗi tờ vé số các cụ kiếm được cho mình 1.000 đồng, mỗi ngày bán hết vế số người kiếm được từ 70.000 - 100.000 đồng. "Vào những ngày mưa, bán vé số không được đành chịu ế, có người chịu đội mưa bán thì cũng kiếm được 30.000 - 40.000 đồng. Nhiều lúc, vì nước thấm vào vé số các cụ phải đền cho đại lý", ông Tiến cho biết.
Những chiếc nón lá, che mưa, nắng trên những đoạn đường Sài Gòn.
Đang ngồi trọ chuyện cùng các cụ nơi đây, từ phía xa cụ Nguyễn Văn Mậu (78 tuổi, ngụ Phú Yên) chống đôi nạng đi về. Mọi người trong nhà cứ tưởng cụ hôm nay bán hết sớm, nào ngờ cụ bị cướp hết tiền và vé số.
Trên tay cầm quyển sổ dò, nước mắt ướt đẫm, bác kể: "Đang đi bán ở Q. Thủ Đức thì có 2 người thanh niên chạy đến mua vé, không ngờ tụi nó cướp lốc vé và cướp luôn cả bóp tiền bán được từ sáng đến giờ".
Xóm vé số Phú Yên cũng có những trường hợp mà cả gia đình nhiều thế hệ cùng làm nghề bán vé số. Cái nghèo nối tiếp cái nghèo, không có lối thoát. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp khả quan hơn khi các bậc cha mẹ ý thức được tầm quan trọng của việc cho con em ăn học đến nơi đến chốn để mong sao con mình không phải đi bán vé số, không phải nghèo khổ như mình. Nhờ đó mà hiện nay dân số của xóm vé số Phú Yên không chỉ có những người làm nghề bán vé số mà còn có cả các em học sinh, sinh viên.
Theo_Eva
Nước Mỹ lại chấn động sau vụ cảnh sát bắn người da mầu trên xe lăn Một đoạn video mới đây được cho là chiếu cảnh các sĩ quan cảnh sát bắn chết một người đàn ông da mầu ngồi trên xe lăn làm bùng lên các cuộc tranh cãi ở Mỹ. Đoạn video này, quay bằng điện thoại di động và được công bố hôm 23/9, chiếu cảnh một cảnh sát liên tục hét "Giơ tay lên" đối...