Tôi nuôi con tự do, rèn tự lập mà bé vẫn quá nhút nhát
Tôi quan niệm trẻ không cần nhiều vật chất, quá ăn ngon mặc đẹp, mà cần được vui chơi, hạnh phúc, yêu thương.
Tôi 32 tuổi, lấy chồng muộn nên giờ mới có cậu con trai 23 tháng tuổi. Vì ngày nhỏ môi trường gia đình, giáo dục của tôi không được tốt, nên giờ tôi rất chú trọng việc nuôi dạy con. Tôi quan niệm trẻ không cần nhiều vật chất, quá ăn ngon mặc đẹp, mà cần được vui chơi, hạnh phúc, yêu thương. Do đó tôi quyết định không gửi con cho ai mà ở nhà trông, khi nào con 2 tuổi mới cho học mẫu giáo. Trong quá trình nuôi dạy, tôi có tìm hiểu về tâm lý trẻ để tránh làm tổn thương tâm lý con, yêu thương mà không quá bao bọc. Con không bị ép buộc, được vui chơi tự do, khuyến khích làm những gì bé thích và trong khả năng của bé. Tôi chưa từng nặng lời với con. Hai vợ chồng đều yêu thương và cố gắng rèn tính tự lập phù hợp độ tuổi của con. Tôi thường cho con đi chơi bên ngoài, tiếp xúc với thiên nhiên, khu vui chơi.
Hình ảnh minh họa
Môi trường gia đình có thể chưa hoàn hảo nhưng cũng không có gì làm ảnh hưởng tiêu cực đến con. Vấn đề tôi băn khoăn là cháu vẫn quá nhút nhát. Lúc đầu tôi nghĩ cháu lớn dần sẽ khác, nhưng khi đọc những bài tâm sự của các bạn thanh niên gần 30 tuổi vẫn nhát thì tôi đâm lo. Liệu cháu có thay đổi được không? Tôi cần nuôi dạy thế nào để tạo bản lĩnh cho con? Tôi xin kể rõ cái nhát của con. Tôi cảm thấy khá khác thường khi so sánh với nhiều bạn nhỏ cùng tuổi qua các giai đoạn phát triển. Con tôi rất nhạy cảm, từ lúc 5 – 6 tháng tuổi, khi trẻ con cứ thấy gì lạ là bốc, nhưng con tôi sờ đồ thấy nhớp ướt (miếng hoa quả) là co tay lại; đưa những vật xù xì, lạ lẫm (chùm nhãn) là sợ. Phải kiên nhẫn cho làm quen dần, cháu mới dám chơi. Tắm rửa cho cháu rất khó khăn, cháu sợ xà bông, sợ gội đầu. Tôi chỉ dám tắm nước không, lau đầu bằng khăn ẩm cho con.
Cháu biết đi từ sớm nhưng lên xuống mấy bậc hè thấp vẫn bò. Khi nào mải chơi quên mất mới thấy cháu bước, chứng tỏ cháu đã cứng cáp chứ không phải không đi được. 23 tháng tuổi, cháu mới bước lên xuống bình thường. Khi chơi cầu trượt, cháu rất cẩn trọng, tôi khuyến khích lắm cũng chỉ nằm trượt chứ không dám ngồi như các bạn. Đang chơi mà có em bé hơn mình đến giành đồ chơi, cháu cũng chỉ biết khóc hoặc vào mách mẹ chứ không dám lấy lại. Có lần tôi giả vờ lơ đi xem thế nào, thấy cháu đành kệ. Về tư duy cháu bình thường, nói khá sớm so với các bạn (16 tháng nói được 2 – 3 từ, hơn 18 tháng hát cả bài), làm quen nhanh với các bạn hoặc người lạ. Cái cháu sợ là va chạm, sự nguy hiểm chứ có vẻ không sợ người.
Về di truyền, bên nhà tôi, ông ngoại, cụ ngoại cháu và cả tôi có vẻ dễ bị kích động, nóng tính nhưng cũng nhút nhát. Cụ bà ngoại cháu dễ nổi giận. Bố tôi nóng tính nhưng ra ngoài hay bị bắt nạt vô lý mà không dám ho he, mà người bắt nạt ông cũng chẳng phải đầu gấu. Tôi cũng rất nhát, sợ độ cao, sợ đi xe nhanh, hay lo lắng, dễ mất bình tĩnh. Hồi bé tôi khá nhút nhát, không dám chơi với các bạn, đến 30 tuổi có thay đổi, hòa đồng hơn, và không để người ta bắt nạt, dám đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi liệt kê hết các vấn đề về di truyền, giáo dục con để chuyên gia, độc giả có đủ cơ sở phân tích và cho lời khuyên. Tôi phải làm gì để nuôi dạy con đúng cách? Tôi hy vọng cháu là người đàn ông bản lĩnh, không quá nhát một cách bất thường. Tôi xin cảm ơn.
Video đang HOT
Tình
GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:
Chào bạn Tình,
Giai đoạn ấu thơ trong khoảng từ mới sinh đến 24 tháng tuổi. Lúc này trẻ dễ bắt chước, làm theo người mà chúng thân thiết. Ban đầu trẻ làm quen bằng mùi, sau đó đến âm thanh, nếu gặp mùi lạ hoặc âm thanh lạ mà hung dữ chúng sẽ sợ. Khi biết đi trẻ bắt đầu quan sát bằng mắt, thấy cái gì có màu sắc hiền dịu không lóa mắt, chúng sẽ lao đến. Sau giai đoạn biết đi là lúc trẻ thích đùa, ném, gõ, chạy và reo hò. Riêng nói và reo hò thì không có thời kỳ rõ ràng do phụ thuộc vào vùng đại não ngôn ngữ rất khác nhau ở trẻ.
Bạn đã sai lầm khi con còn bé không gửi cho ai mà ở nhà trông. Quá trình chỉ có mẹ trông con làm cho cháu không có cảm xúc so sánh, suốt ngày đêm chỉ có mẹ, trong khi cảm xúc cần có nhiều cung bậc từ việc tiếp xúc với nhiều người. Các nhà tâm lý học nghiên cứu: nhốt con mèo không cho ra ngoài thì lớn lên con mèo không biết bắt chuột. Vì con mèo vốn được mẹ dạy bắt chuột, đến khi mẹ đi vắng nó tự rời khỏi ổ và làm quen môi trường. Khi bị nhốt nó không được mẹ dạy và không làm quen môi trường, lớn lên bản năng đã được định hình không còn. Suốt 23 tháng, con bạn chỉ có mẹ chơi chung, dù bạn làm đủ cách thì vẫn chỉ là hơi mẹ, tiếng nói, cử chỉ của mẹ… dẫn đến trong trí nhớ của bé chỉ có một “mô hình”, cần phải so sánh nhiều mô hình để trẻ nhận ra mẹ nó khác người khác thế nào.
Bạn tìm hiểu tâm lý trẻ thơ nhưng không hiểu về sư phạm dạy trẻ, vì thế khái niệm tránh làm tổn thương tâm lý bé không chỉ là không bị ép buộc, được vui chơi tự do, khuyến khích làm những gì bé thích. Nếu bạn làm vậy, vô tình đã biến con thành con mèo trong ví dụ trên. Không bị ép buộc là khái niệm trung tính nên trẻ không hiểu được thế nào là không bị ép buộc. Bạn nói ngày nhỏ môi trường gia đình bạn không được tốt. Nếu vậy nền giáo dục nào làm nên nhân cách của bạn hôm nay? Đây là nhận định sai lầm của bạn về giáo dục. Trong giáo dục gia đình dù ông cha ta lạc hậu, nhưng là nền giáo dục tốt về lòng hiếu thảo, yêu gia đình, yêu đất nước. Bạn đã nhầm lẫn giáo dục giáo điều, một chiều với giáo dục trẻ tự nhận thức, vì thế vui chơi tự do thiếu sự kiểm soát, thiếu hướng dẫn có sư phạm sẽ thành vui chơi tùy tiện, rất nguy hiểm.
Bạn chưa từng nặng lời với con là rất tốt, nhưng khi trẻ sai vẫn nhắc nhẹ nhàng thì chúng không biết lúc nào là đúng là sai, có khi trở thành em bé “ba phải”. Vợ chồng bạn “cho con đi chơi bên ngoài, tiếp xúc với thiên nhiên, khu vui chơi” thì chưa phù hợp với tuổi của con. Tầm này bé chưa có tâm lý nhận thức vì trong não chưa có thông tin, nên có đi ngoài trời cũng không khác gì nhiều ở phòng có ánh sáng tốt và thoáng mát. Lúc này bạn cần cho con nhận ra cái gì được đụng vào, cái gì không… sau đó để bé tự chơi. Nếu thấy con đụng vào vật gì được phép thì hoan hô, còn ngược lại thì nghiêm nghị. Từ nét mặt của bạn, con sẽ thích thú làm cái việc mà bạn hưởng ứng, sợ làm việc mà bạn nghiêm nghị. Dạy trẻ mà không nghiêm chúng sẽ quen được nước ăn vạ, đòi hỏi hoặc chính là cái mà bạn gọi là nhạy cảm.
Bạn nói 5 – 6 tháng tuổi trẻ con cứ thấy gì là bốc vì các bé được làm việc đó không bị ai can thiệp, nhưng bé sờ đồ thấy nhớp ướt là co tay lại vì trước đó bé không được làm việc này. Đây là hậu quả do bạn làm tê liệt tính tự chủ của trẻ. Phải kiên nhẫn cho làm quen dần, con mới dám chơi, cho thấy con bạn bình thường như những trẻ khác, chỉ là do bạn không ép buộc, luôn luôn cẩn thận từ cái khăn không ướt, đồ vật khô, đồ chơi nhẵn bóng. Đây là cách dạy trẻ thiếu phương pháp sư phạm dẫn đến xa rời hiện thực. Một đứa trẻ tự bò, tự đi thật nhiều sẽ biết phải làm gì khi gặp bậc hè; còn đứa trẻ được bế nhiều, chăm sóc kỹ cho đến lúc biết đi mới được “tự lập” thì đứa trẻ đó bị người lớn “cướp mất tuổi thơ”.
Bạn nên biết tâm lý là một quá trình, vì thế bạn cần cho con đi nhà trẻ ngay. Trẻ em chơi với trẻ em gọi là giáo dục đồng lứa, là nền tảng của giáo dục nhóm, tập thể và chỉ ở đó trẻ mới được sống với tuổi thơ thật sự. Tình thương thiếu phương pháp sư phạm sẽ làm mất tuổi thơ của trẻ.
Chúc bạn sáng suốt.
Theo vnexpress.net
Giở trò đồi bại với 3 học sinh tiểu học, thầy giáo ở Quảng Nam lĩnh 24 năm tù
Dù không nhận tội nhưng với chứng cứ điều tra rõ ràng, cơ quan tố tụng vẫn đủ cơ sở để truy tố và đưa vụ án ra xét xử và tuyên mức án 24 năm tù giam với thầy Nguyễn Quang Chung vì 2 tội "Dâm ô trẻ em" và "Hiếp dâm trẻ em".
Ngày 2/11, TAND tỉnh Quảng Nam cho biết, TAND tỉnh này vừa mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt Nguyễn Quang Chung (SN 1969, giáo viên trường tiểu học Zơ Nông, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang) 24 năm tù giam về 2 tội "Dâm ô trẻ em" và "Hiếp dâm trẻ em".
Nguyễn Quang Chung lĩnh mức án 24 năm tù giam vì đã giở trò đồi bại với 3 học sinh tiểu học. (Ảnh: B.Đ)
Theo cáo trạng, từ đầu năm học 2015 đến tháng 4/2016, Chung đã nhiều lần gọi 3 học sinh của trường tiểu học Zơ Nông đến phòng làm việc của mình và giở trò đồi bại.
Sau khi thỏa mãn thú tính, Chung yêu cầu các em phải giữ bí mật. Tuy nhiên, phụ huynh của 3 học sinh bị xâm hại đã phát hiện sự việc và lập tức trình báo cơ quan chức năng.
Nhận được đơn tố cáo, công an đã vào cuộc điều tra, xác minh. Kết quả trưng cầu giám định cho thấy, các nạn nhân bị xâm hại tình dục và bị tổn thương tâm lý.
Trong quá trình điều tra, Chung không nhận tội. Mặc dù vậy, với chứng cứ điều tra rõ ràng, cơ quan tố tụng vẫn đủ cơ sở để truy tố và đưa vụ án ra xét xử.
Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, hành vi đồi bại của Chung là đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo thực hiện hành vi hiếp dâm, dâm ô nhiều lần đối với trẻ em nên cần có mức án nghiêm khắc để răn đe, giáo dục.
Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, TAND tỉnh Quảng Nam quyết định tuyên phạt Nguyễn Quang Chung mức án như trên.
THANH BA
Theo VTC
Trách nhiệm nuôi con của 'Ông bà Smith' đã được quyết định: Con nuôi gốc Việt ở với bố, Angelina mất con gái ruột đầu lòng Luật sư cho rằng việc Angelina Jolie và Brad Pitt mãi dùng dằng trong việc nuôi con khiến 6 đứa trẻ trở nên sốt sắng và lo sợ không yên. Theo một luật sư về luật gia đình, Angelina Jolie và Brad Pitt đang rất mạo hiểm trong cuộc chiến pháp lý giành quyền nuôi con vì những hành động mang tính sát...